Phân tích ưu điểm và các hạn chế trong hoạt động XKLĐ ở nước ta giai đoạn 2015-2018 và nêu các biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi tự luận Kinh doanh dịch vụ quốc tế chương 3 (Trang 33 - 39)

DÀN Ý

10.1- Trình bày khái niệm xuất khẩu lao động.

10.2- Phân tích ưu điểm trong hoạt động XKLD ở nước ta giai đoạn 2015- 2018.

- Nội hàm.

- Dẫn chứng.

- Nhận xét.

10.3- Phân tích hạn chế trong hoạt động XKLĐ ở nước ta giai đoạn 2015- 2018.

- Nội hàm.

- Dẫn chứng.

- Nhận xét.

10.4- Nêu các biện pháp khắc phục.

10.4.1 Đối với doanh nghiệp.

10.4.2 Đối với Nhà nước.

10.4.3 Đối với người lao động.

10.5. Kết luận ĐỀ CƯƠNG

10.1 Trình bày khái niệm xuất khẩu lao động.

− Là hoạt động bán hàng hóa sức lao động ra nước ngoài trong một thời gian nhất định nhằm tạo lợi ích cho các bên tham gia

− Hoạt động trao đổi,mua bán,thuê mướn hàng hóa sức lao động giữa các quốc gia trên cơ sở hiệp định, hợp đồng cung ứng lao động

10.2 Phân tích ưu điểm trong hoạt động XKLD ở nước ta giai đoạn 2015- 2018.

Đề dẫn : Nêu ra các ưu điểm, mỗi ưu điểm sẽ trình bày phân tích theo : nội hàm,nguyên nhân, dẫn chứng và nhận xét.

10.2.1 Trong giai đoạn 2015-2018, số lượng lao động xuất khẩu liên tục tăng.

− Nội hàm: xuất khẩu lao động Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng và vượt so với kế hoạch đề ra.

− Nguyên nhân:

+ Chi phí nhân công rẻ và thị trường cung lao động dồi dào.

− Dẫn chứng: Theo số liệu của Cục Lao động ngoài nước:

+ Năm 2015: số lượng lao động ra nước ngoài là 115.980 người.

+ Năm 2016: Tổng số lao động Việt Nam ra nước ngoài là 126.296, vượt 26,29% so với kế hoạch.

+ Năm 2017: có 134.751 lao động xuất khẩu Việt Nam ra nước ngoài, vượt 28,3% so với kế hoạch.

+ Năm 2018: Việt Nam có 142,860 lao động xuất khẩu, vượt 30%

so với kế hoạch và bằng 123,18% so với năm 2015.

− Nhận xét:

+ Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam ngày càng mở rộng và phát triển.

+ Doanh ngiệp và nhà nước cần có kế hoạch và chính sách để duy trì phát triển tình hình trên.

10.2.2 Thị trường XKLĐ nước ta từng bước ổn định và mở rộng.

− Nội hàm:

+ Lao động nước ta đã có mặt ở hầu hết các châu lục thế giới với nhiều ngành nghề đa dạng.

+ Nhu cầu tiếp nhận lao động ở các nước như Đài Loan và Nhật Bản ngày càng tăng.

− Nguyên nhân:

+ Thị trường lao động xuất khẩu Việt Nam phần lớn có độ tuổi phù

hợp từ 18-35 tuổi.

+ Lao động Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu cả về trí lực và thể lực.

− Dẫn chứng:

+ VN hiện có hơn 500.000 LĐ đang làm việc tại 30 ngành công nghiệp khác nhau ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.

+ Tỷ lệ LĐXK sang Đài Loan và Nhật Bản chiếm phần lớn trong mỗi năm.

+ Năm 2018, ĐL có 60.369 LĐXK,chiếm 42,26% tổng LĐXK;

Nhật Bản có 68.737 LĐ trong số 142.860 LĐXK.

− Nhận xét:

+ LXKĐ Việt Nam tham gia vào nhiều ngành nghề tại nhiều quốc gia.

+ Cần có chính sách phù hợp để đào tạo nâng cao chất lượng lao động phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

10.2.3 LĐXK Việt Nam đã tham gia vào nhiều ngành nghề yêu cầu trình độ cao.

− Nội hàm:

+ LĐXK VN đã đáp ứng được nhu cầu và ngày càng gia tăng trong các lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, y tế...

− Nguyên nhân:

+ Đội ngũ lao động được đào tạo về các kĩ năng, tình độ chuyên môn và tác phong làm việc chuyên nghiệp.

− Dẫn chứng:

+ Năm 2017, khoảng 75% LĐXK sang Hàn Quốc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, cơ khí.

+ Năm 2018, gần 2.000 thực tập sinh và khoảng 200 kỹ sư chất lượng cao sang đã làm việc ở Nhật.

− Nhận xét:

+ Lượng LĐ chất lượng cao gia tăng đồng nghĩa với việc thu nhập ngoại tệ cho đất nước tăng.

+ Cần chú trọng công tác đào tạo trình độ chuyên môn cho lao động.

10.2.4 Dịch vụ XKLĐ góp phần giải quyết việc làm.

− Nội hàm:

+ Thị trường lao động trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động, cung LĐ khá lớn so với cầu.

+ NLĐ có cơ hội được tiếp thu kiến thức, công nghệ mới tại nước ngoài.

− Dẫn chứng:

+ Tỉ lệ thất nghiệp cả nước giảm dần từ 2015-2018( 2015:

2,33%,2016: 2,30%, 2017: 2,24%, 2018: 2,19%).

+ Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,1%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

− Nhận xét:

+ Xuất khẩu lao động tăng giúp tỉ lệ thất nghiệp trong nước giảm.

10.2.5 Nhà nước có hệ thống văn bản pháp lí đầy đủ, bảo vệ quyền lợi người lao động.

− Nội hàm:

+ Hoàn thiện văn bản pháp lí bảo vệ quyền lợi người lao động giúp thúc đẩy XKLĐ, nâng cao đời sống cho NLĐ.

− Nguyên nhân:

+ Nhiều LĐXK gặp phải tình trạng bị bóc lột, công ty môi giới lừa đảo...dẫn đến không được đảm bảo quyền lợi.

− Dẫn chứng:

+ Các điều luật bảo hộ quyền lợi NLĐ xuất khẩu như Thông tư số

21/2007/TT-BLĐTBXH, Nghị định số 126/2007/NĐ-CP.

+ Thành lập Ban Quản lí lao động để hỗ trợ quản lí và bảo vệ

quyền lợi người lao động.

− Nhận xét:

+ Giúp NLĐ an tâm làm việc.

+ Thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ XKLĐ.

10.3 Hạn chế.

10.3.1 Chất lượng LĐXK vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường.

− Nội hàm:

+ Năng lực, trình độ lao động Việt Nam còn yếu khó cạnh tranh được với nước ngoài.

+ Năng suất lao động Việt Nam tăng dần trong giai đoạn nhưng vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.

− Nguyên nhân:

+ Sức khỏe người lao động còn hạn chế.

+ NLĐ chưa được đầu tư mạnh về trình độ chuyên môn.

+ Trình độ ngoại ngữ của lao động còn kém.

+ Ý thức kỉ luật chưa cao.

+ Các LĐXK chủ yếu đến từ nông thôn chưa được đào tạo tay nghề.

− Dẫn chứng:

+ Năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 chỉ bằng 7,2% mức NSLĐ của Xin-ga-po; 18,4% của Ma-lai-xi-a;…

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2018 đạt 58,6%, trong đó tỷ lệ

lao động qua đào tạo có văn bằng chứng chỉ đạt 23 – 23,5%.

+ Tỷ lệ lao động Việt Nam ra nước ngoài bỏ trốn còn cao, thời điểm cao nhất là hơn 55% (2016).

− Nhận xét:

+ Công tác quản lí lao động còn chưa tốt.

+ Cần thay đổi và tìm giải pháp phù hợp.

10.3.2 Tình trạng lao động cứ trú bất hợp pháp cao.

− Nội hàm:

+ LĐXK vẫn ở lại nước ngoài khi hợp đồng lao động đã hết hạn.

− Nguyên nhân:

+Ý thức kỉ luật NLĐ chưa cao.

+Doanh nghiệp thu phí sai quy định của người lao động, khiến mức lương thực tế của NLĐ không như mong đợi.

+ Chế tài xử phạt đối với lao động bỏ hợp đồng chưa khả thi.

− Dẫn chứng:

+ Năm 2015, trung bình mỗi tháng có 1.000 lao động xuất khẩu tại Đài Loan bỏ trốn.

+ Đến đầu tháng 4/2018, số lao động Việt Nam phá vỡ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc lên đến gần 35%.

− Nhận xét:

+Tình trạng này gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường xuất khẩu lao động.

+Hậu quả là nhiều nước thu hẹp, thậm chí là từ chối tiếp nhận lao động Việt.

10.3.3 Nhiều doanh nghiệp XKLĐ Việt chưa đủ khả năng và trình độ, khó cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.

− Nội hàm:

+ DN XKLĐ chưa đủ điều kiện kinh doanh hoặc công tác quản lí chưa chặt chẽ.

− Nguyên nhân:

+ Nhà nước quản lí chưa chặt chẽ.

+ Ý thức kém của các doanh nghiệp.

− Dẫn chứng:

+ Năm 2017, Bộ LĐTB&XH đã thu hồi giấy phép của 46 doanh nghiệp XKLĐ.

+ Một số doanh nghiệp thu mức phí cao hơn quy định.

− Nhận xét:

+ Các DN cần có lớp đào tạo năng lực, kiến thức để cạnh tranh với các DN nước ngoài khác

+ Cần có quy định, quản lí chặt chẽ việc kinh danh của các DN.

10.4 Nêu các biện pháp khắc phục.

10.4.1 Đối với doanh nghiệp.

− Quản lí chặt chẽ trong việc tuyển dụng lao động.

− Nâng cao công tác đào tạo giáo dục định hướng cho lao động nhằm hạn chế tình trạng lao động tự bỏ trốn.

− Xây dựng chương trình đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ cho NLĐ phù hợp với tiêu chuẩn nước ngoài.

− Nâng cao quản lí trong thời gian lao động ở nước ngoài.

10.4.2 Đối với nhà nước.

− Nâng сао trìnһ độ сán bộ quản lý và tăng сường quản lý һоạt động хuất kһẩu lао động bằng рһáр luật.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn thi tự luận Kinh doanh dịch vụ quốc tế chương 3 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w