Phương pháp đo là trình tự Lôgic các thao tác được mô tả một cách tổng quát để thực phép đo, phương pháp đo là sự thể hiện của nguyên lý đo và phương tiện đo. khoa học công nghệ càng phát triển sẽ có nhiều phương pháp được áp dụng và có khả năng loại trừ ót các sai số đảm bao kêt quả đo có độ chính xác cao.Trong thực tiễn ứng dụng nhiều phương pháp có thể phân thành một số dạng cơ bản hình 1.23.
Phương pháp đó sánh với vật đọ được sử dụng nhiều trong các phép đo hiện nay, phương pháp có ưu điểm:
- Cho kết quả có độ chính xác cao. - Có khả năng loại trừ sai số hệ thống.
- Trong quá trình tiêu thụ ít năng lượng của đối tượng đo. EB R1 R4 R2 RB Rd3 Rd2 Rd1 RT R3 Rb EB Rd3 Rd2 R2 R1 Rd1 RT Rd1 Rd2 Rd3 RT R2 R4 R3 RB EB Rg URA
- Có ý nghĩa cao trong thực tiễn bởi vì chế tạo một vật đọ có độ chính xác cao sẽ dễ dàng hơn chế tạo một phương tiện đo có cung cấp chính xác.
Trong kiểm định, hiệu thường sử dụng phương pháp so sánh vi sai và phương pháp chỉ zêzô.
Với phương pháp biến đổi thẳng độ chính xác thấp nhưng có ưu điểm là đơn giản do đó thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp được ứng dụng để đo và kiểm tra các quá trình sản xuất.
Hình 1. 23. Sơ đồ mô tả các phương pháp đo
1.9.1 Phương pháp đo trực tiếp (phương pháp biến đổi thẳng).
Phương pháp đo Phương pháp thế Phương pháp trùng Phương pháp chỉ zêzô Phương pháp hiệu Phương pháp đo so sánh với vật đọ Phương pháp đo trực tiếp
Là phương pháp đo trình tự lôgic các thao tác được thực hiện nối tiếp nhau thông qua mạch đo lường(M.Đ), gồm các khâu chuyển đổi được nối tiếp với nhau. Sơ đồ nguyên lý quá trinh đo hình 1.24.
Hình 1.24. Sơ đồ nguyên lý quá trình đo biến đổi thẳng.
Đại lượng cần đo X được đưa qua một hay nhiều khâu biến đổi sau đó được biến đổi thành số Nx, mặt khác các đơn vị của đại lượng đo X0 cũng được biến đổi thành số No và được ghi nhớ lại. Sau đó diễn ra quá trình so sánh giữa đại lượng cần đo với đơn vị của chúng, quá trình được thực hiện bằng phép chia Nx/No. Kết quả đo trên cơ cấu chỉ thị:
X = ( Nx/No )*Xo ( 1.6 )
Phương pháp đo trực tiếp thường được áp dụng cho các dụng cụ đo biến đổi thẳng có sai số lớn. Phương pháp thường được áp dụng cho các nhà máy, xói nghiệp công nghiệp công nghiệp, kiểm tra quá trìng sản xuất có độ chính xác không cao.
1.9.2. Phương pháp đo so sánh với vật đọ
Là phương pháp thực hiện trình tự lôgic các thao tác theo một mạch vòng khép kín (có khâu phản hồi), quá trình so sánh có thể cân bằng hoặc không cân bằng, mô tả quá trình : hình 1.25 giới thiệu phương pháp đo với các lôgic so sánh kiểu cân bằng. Trong quá trình đo đại lượng cần đo X và đại lượng mẫu Xo đều được biến đổi thành các đại lượng điện tương ứng (dòng hặc áp) gửi tới bộ so sánh (SS). Quá trình so sánh được diễn ra trong suốt quá trình đo, đại lượng cần đo được so sánh với đại lượng Xk tỉ lệ với đại lượng mẫu Xo, khi hai đại lượng bằng nhau thì quá trình so sánh kết thúc. B.Đ M.Đ C.T số Nx/No No Nx Xo X X Xo
Hình 1.25 Mô hình phương pháp đo kiểu so sánh 1. Phương pháp vi sai:
Là phương pháp so sánh giữa đại lượng đo với đại lượng được chọn làm vật đọ, kết quả so sánh là hiệu của hai đại lượng được thể hiện trên cơ cấu chỉ thị của dụng cụ. Trong phương pháp vật đọ cần có độ chính xác cao còn phương tiệ đo là những phương tiên thông thường, phương pháp rất có ý nghĩa trong thực tiễn bởi vì chế tạo vật đọ có độ chính xác cao dễ dàng hơn chế tạo một phương tiện đo có cùng một độ chính xác.
Phương phapớ thường đươc dùng để kiểm định, hiệu chuẩn các biến dòng, biến áp đo lường.
1. Phương pháp chỉ Zero.
Là trường hợp đặc biệt của phưong pháp hiệu, nếu trong phương pháp hiệu chúng ta thay đổi vật đọ để kết quả so sánh hiển thị trên cơ cấu chỉ thị là Zero thì ta có phương pháp chỉ Zero.
Khi sử dụng phưong pháp đại lượng đo và vật đọ có cùng bản chất tác dụng đồng thời lên phương tiện đo , độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào độ chính xác của vật đọ và của cơ cáu chỉ thị.
Phưong pháp chỉ Zero được áp dụng rộng rãi trong đo lường các đại lượng điện, đo khối lượng, quang học v..v...
Trong quá trình đo phép đo phép đo không tiêu thụ năng lượng của đối tượng đo nên kết quả có độ chính xác cao.
S.S C.T C.Đn M.Đ X(t) ∆× Χ0 Xk
2. Phương pháp thế:
Là phương pháp trong quá trình đo đại lượng cần đo được thay thế bằng việc đo vật đọ, quá trình đo được tiến hành:
- Đo đại lượng cần đo.
- Thay thế đại lượng đo bằng vật đọ, điều chỉnh vật đọ để kết quả đo trở lại như cũ. Như vậy, đại lượng đo có độ lớn chính bằng vật đọ.
Sử dụng phương pháp thế trong phép đo sẽ loại trừ được sai số hệ thống của phương tiện đo, sử dụng đẻ đo khối lượng cho kết quả với độ chính xác cao hơn so với các phương pháp khác.
3. Phương pháp trùng
Là phương pháp so sánh cùng một lúc nhiều điểm của đại lượng cần đo X với đại lượng mẫu Xo, căn cứ vào các điểm trùng nhau để tìm ra kết quả của đại lượng cần đo.