1.1.1. Khái niệm:
Khái niệm về đầu tư nói chung được hiểu “là quá trình sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã hội nói riêng” (Giáo trình về đầu tư và dự án đầu tư, Đại học Kinh tế quốc dân).
Việc đầu tư cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp cũng tương tự như vậy và có thể được phân biệt theo chủ thể đầu tư như đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST (OECD, 1996; Lerner, 2002), bao gồm: Sáng lập viên khởi nghiệp; Gia đình, bạn bè của doanh nhân KH&CN khởi nghiệp; Nhà đầu tư thiên thần (business angels), là nhà đầu tư cá nhân không phải gia đình, bạn bè nhưng là những người giàu có đầu tư cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp trong giai đoạn đầu phát triển; Các trung gian gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là nơi thu hút vốn đầu tư từ mọi người dân cho doanh nghiệp khởi nghiệp; Các công ty, tập đoàn lớn trong cùng lĩnh vực (corporate ventures); Các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital funds - VC); và Nhà nước đầu tư cho khởi nghiệp. Đồng thời, cũng bao gồm cả chủ thể đầu tư là tổ chức “mẹ” đối với trường hợp spin-off.
Về động lực đầu tư, có thể phân làm các loại sau:
- Sáng lập viên khởi nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp vì tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của mình; vì mong muốn đưa các sản phẩm, dịch vụ mới được tạo ra từ trí tuệ của mình đến cộng đồng, xã hội;
20
vì mong muốn được làm chủ và được công nhận (Hwang & Horowitt, 2012).
- Gia đình, bạn bè của doanh nhân KH&CN khởi nghiệp đầu tư hầu hết với động lực là niềm tin và sự mong muốn được hỗ trợ doanh nhân KH&CN khởi nghiệp thành công, hơn cả động lực về kinh tế (Hwang & Horowitt, 2012).
- Tổ chức “mẹ” đầu tư cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp với mong muốn đưa kết quả nghiên cứu của tổ chức đó ra thị trường.
- Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp vì mong muốn tạo ra công ăn việc làm, đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường và phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức (Lerner, 2002).
- Ngoài các đối tượng trên, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư thiên thần, công ty đầu tư và quỹ đầu tư được gọi là hoạt động ĐTMH, có thể hiểu đơn giản là đầu tư dưới hình thức góp vốn bằng cổ phần vào các doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp có rủi ro cao để đổi lấy lợi nhuận vượt trội trong tương lai (Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ SBA [7], Hiệp hội vốn cổ phần và vốn ĐTMH của Hà Lan – NVP [7], Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Phần Lan – FVCA [7]). Hoạt động ĐTMH thường hướng đến một số lĩnh vực chính bao gồm vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và công nghệ sinh học, công nghệ sạch (OCED, 2011; Hiệp hội đầu tư mạo hiểm và đầu tư cổ phần cá nhân Vương quốc Anh – BVCA [7]).
Các loại hình và tính chất của ĐTMH:
- Đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) được hiểu là một loại hình tài chính đặc thù được cung cấp bởi một số công ty có hoạt động vừa đầu tư, vừa quản lý các công ty mới thành lập chưa có mặt trên sàn chứng khoán. Trong đó, có 3 đối tượng chính tham gia vào ngành ĐTMH là: (1) các tổ chức đầu tư; (2) các doanh nghiệp khởi nghiệp được nhận đầu tư và (3) các tổ chức và cá nhân trung gian thực hiện nhiệm vụ đánh giá, lựa chọn, giao dịch, quản lý các dự án đầu tư và thu hút các khoản đầu tư (OECD, 1996).
21
- Có 3 loại hình đầu tư mạo hiểm chính là quỹ ĐTMH (venture capital funds), nhà đầu tư thiên thần (business angels hoặc angel investors) và tập đoàn đầu tư mạo hiểm (corporate venture). Các hình thức thoái vốn bao gồm:
mua bán, sáp nhập hoặc phát hành cổ phiếu ra thị trường (IPO). Các bước phát triển khởi nghiệp công nghệ bao gồm: ươm mầm, bắt đầu khởi nghiệp, phát triển và mở rộng, thoái vốn bằng mua bán & sáp nhập, IPO. Đặc điểm của ĐTMH là đầu tư dài hạn từ 5-10 năm vào các dự án có rủi ro cao nhưng có thể mang lại lợi ích lớn, chính vì vậy ĐTMH đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nguồn tài chính cần thiết cho các dự án đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp (OECD, 1996).
- Ngoài các hình thức kể trên, trong hoạt động ĐTMH, gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) là mô hình trung gian cho phép các doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn đầu có thể đưa thông tin về dự án của mình lên mạng và thu hút vốn đầu tư rất nhiều người, hầu hết là các khoản đầu tư nhỏ từ vài trăm đến khoản vài ngàn USD. Trong gọi vốn cộng đồng lại có 3 loại hình chính là: (1) gọi vốn cộng đồng bằng tài trợ (donation-based crowdfunding);
(2) gọi vốn cộng đồng bằng phần thưởng (reward-based crowdfunding); (3) gọi vốn cộng đồng bằng vốn vay (lending-based crowdfunding) và (4) gọi vốn cộng đồng bằng cổ phần (equity-based crowdfunding) (McCahery &
Vermeulen, 2014; World Bank, 2013). World Bank (2013) cho rằng nếu biết cách tạo môi trường thuận lợi, crowdfunding sẽ là một loại hình trung gian phù hợp để thu hút vốn đầu tư cho các doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp ở các nước đang phát triển.
Do mục tiêu và tính chất của đầu tư gắn liền với đối tượng đầu tư, do đó trong Luận văn này, “đầu tư mạo hiểm cho ươm tạo doanh nghiệp KH&CN” được hiểu như sau:
“Đầu tư mạo hiểm cho ươm tạo doanh nghiệp KH&CN là việc vừa đầu
22
tư vốn cổ phần vào các doanh nghiệp KH&CN, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp đó trong thời gian ban đầu hoạt động để các doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và phát triển nhanh chóng.”
Các chủ thể đầu tư bao gồm:Gia đình, bạn bè của doanh nhân KH&CN khởi nghiệp; Nhà đầu tư thiên thần; Các công ty công ty lớn trong cùng lĩnh vực; Các quỹ đầu tư mạo hiểm; Trung gian gọi vốn cộng đồng; Tổ chức thành lập ra doanh nghiệp đó (nếu có); và Nhà nước.”
Vai trò của đầu tư mạo hiểm trong tổng thể hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhiều người cho rằng ĐTMH là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự thành công của một doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu không có sự phát triển toàn diện và liên kết chặt chẽ giữa các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp thì cũng khó có thể tạo ra được những doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp mạnh. Chính vì vậy, ngành ĐTMH không thể chỉ được nghiên cứu một cách độc lập mà cần được đặt trong tổng thể các hoạt động của hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp nói chung (Field, 2012; Hwang & Horowitt, 2012; Senor &
Singer, 2011).
Cuốn sách “The Rainforest: the secret to building the next Silicon Valley” của tác giả Victor W. Hwang và G. Horowitt năm 2012 và cuốn sách
“Startup Communities:Building an entrepreneurial ecosystem in your city”
của tác giả Brad Field năm 2012, mỗi tác giả mô tả đặc tính của một hệ sinh thái khởi nghiệp cách xa nhau, ở thung lũng Silicon, Sanfrancisco, và một hệ sinh thái khởi nghiệp ở Boulder, Colorado nhưng có những điểm rất chung.
Đó là, mỗi cá nhân, tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp phải luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau, bỏ qua lợi ích cá nhân, không chỉ làm việc vì mục tiêu lợi nhuận của riêng mình mà còn vì lợi ích chung của cộng đồng khởi nghiệp.
23
Chỉ có như vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp mới tạo nên các kết nối dựa trên lòng tin và mới có thể tự phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp một cách rất tự nhiên. Điều này đúng với cả hoạt động ĐTMH. Với tư cách của các nhà ĐTMH cho khởi nghiệp, mặc dù đặt mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, các tác giả vẫn cho rằng nhà đầu tư chỉ có thể thành công nếu biết trân trọng, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, kể cả nếu không đi đến hợp tác đầu tư thành công thì họ vẫn sẵn sàng giới thiệu doanh nghiệp khởi nghiệp đó cho nhà đầu tư phù hợp hơn.
Tuy nhiên, trong khi Field (2012) đánh giá rất thấp vai trò của nhà nước trong hệ sinh thái khởi nghiệp, cho rằng các chính phủ, với tính chất làm việc dựa trên nhiệm kỳ, sẽ không thể đưa ra chính sách gì hỗ trợ được sự phát triển lâu dài của hệ sinh thái khởi nghiệp, thì Hwang & Horowitt (2012) lại cho rằng tất cả các đối tượng trong hệ sinh thái, bao gồm cả Chính phủ, đều có thể hỗ trợ khởi nghiệp nếu họ làm đúng cách và không vụ lợi.
Senor & Singer (2011) trong cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp” phân tích các bí quyết trở thành quốc gia khởi nghiệp của Ixaren nhưng không dưới góc độ chính sách mà dưới góc độ văn hóa, con người. Các tác giả cho rằng chính lịch sử thường xuyên bị đe dọa bởi các thế lực thù địch, ai cũng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, đã rèn rũa người Ixaren trở thành những chiến binh dũng cảm, mưu trí, tự chủ trên cả chiến trường lẫn thương trường. Nghĩa vụ tham gia quân sự bắt buộc và việc phải hằng năm quay trở lại phục vụ quân đội trong thời gian ngắn đã làm mối quan hệ của những người Ixaren trở nên thân thiết, và trở thành nguồn lực rất quý giá về mạng lưới hỗ trợ mỗi khi người Ixaren nào muốn khởi nghiệp. Sự kết nối này cũng khiến các nhà ĐTMH có thể đặt lòng tin ở các doanh nhân khởi nghiệp và sẵn sàng giúp đỡ họ trong hoạt động kinh doanh. Sự chấp nhận thất bại, cho phép thách thức các quy luật có sẵn, cách hành xử không đặt nặng vấn đề vị trí xã hội mà tôn
24
trọng sáng kiến, sự hiệu quả cũng chính là các yếu tố khiến người Ixaren trở thành dân tộc rất thành công khi khởi nghiệp, đồng thời tạo nên thái độ chấp nhận rủi ro dễ dàng hơn khi ĐTMH cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Những yếu tố ảnh hưởng đến ĐTMH ở một quốc gia
Nghiên cứu định lượng của Jeng (2000) với số liệu của 21 nước trên thế giới từ năm 1986 đến năm 1995 về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động ĐTMH cho thấy:
+ IPO là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động ĐTMH.
+ Sự ảnh hưởng của các quỹ hưu trí đến hoạt động ĐTMH là có ý nghĩa thống kê theo thời gian nhưng không theo quốc gia.
+ Sự ảnh hưởng của GDP và sự tăng trưởng của thị trường vốn lại không có ý nghĩa thống kê.
+ Sự can thiệp của nhà nước có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đối với hoạt động ĐTMH, từ cả hai phương diện: xây dựng môi trường pháp lý và hỗ trợ thúc đẩy thị trường trong giai đoạn khủng hoảng, đi xuống.
Mỗi giai đoạn ĐTMH bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Ví dụ:
+ ĐTMH giai đoạn đầu đầu (early-stage VC investing) bị ảnh hưởng nhiều bởi sự cứng nhắc của thị trường lao động nhưng ĐTMH giai đoạn sau (later-stage VC investing) thì không.
+ IPO không có nhiều ảnh hưởng đến ĐTMH giai đoạn đầu nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ĐTMH giai đoạn sau theo quốc gia.
Điều này cho thấy tiềm năng thoái vốn bằng IPO cao chính là yếu tố thúc đẩy ĐTMH ở giai đoạn sau còn trong giai đoạn đầu thì không thoái vốn bằng IPO.
+ Các khoản ĐTMH có sự góp vốn của nhà nước thường không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTMH của tư nhân.
25 1.1.2. Đặc điểm:
Khác với các hình thức đầu tư tài chính thông thường, đối tượng được nhận vốn ĐTMH phần lớn là các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến có quy mô vừa và nhỏ đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Vì đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến nên độ rủi ro rất lớn, nhưng ngược lại nếu thành công thì lợi nhuận thu được rất cao. ĐTMH có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đầu tư vào các doanh nghiệp mà không cần phải có một khoản đặt cọc hay ký quỹ nào, các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm rót vốn vào doanh nghiệp chủ yếu dựa trên sự tin tưởng vào việc tạo dựng thành công doanh nghiệp của người sáng lập và đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp.
Thứ hai, đầu tư mạo hiểm là hình thức đầu tư đặc thù, có quy định riêng biệt và thường có tiêu chuẩn thấp hơn về vốn và nguyên tắc đầu tư.
Thứ ba, các chuyên gia quản lý vốn mạo hiểm đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó thì có nghĩa là họ sẽ đồng tham dự vào việc kiểm soát điều hành doanh nghiệp.Điều này cũng có nghĩa là họ sẽ phải đối mặt với rủi ro bị mất khoản đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Tuy nhiên, rủi ro cao thì sẽ được bù đắp bởi lợi nhuận cao khi doanh nghiệp đó thành công.
Thứ tư, bên cạnh việc cung cấp vốn, các chuyên gia quản lý vốn ĐTMH còn tư vấn ở cấp chiến lược, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý và mở rộng các mối quan hệ nhằm tăng cường năng lực hoạt động kinh doanh, tạo dựng uy tín, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường.
Thứ năm, đầu tư mạo hiểm không chỉ cấp vốn tái chính cho đối tượng được chấp nhận, mà còn hỗ trợ về quản lý, các giải pháp công nghệ, phương án kinh doanh,… nhằm nâng cao tỉ lệ thành công của doanh nghiệp KH&CN.
Do tính chất “mạo hiểm” trong hoạt động đầu tư, các chuyên gia quản lý quỹ ĐTMH thường tiến hành rất kỹ việc sàng lọc hay thẩm định đầu tư nhằm tìm ra các doanh nghiệp tiềm năng để đầu tư. Việc thẩm định đầu tư này
26
được tiến hành trên tất cả các mảng của hoạt động kinh doanh, từ việc xem xét đội ngũ lãnh đạo, công nghệ cho đến mô hình kinh doanh.
1.1.3. Hình thức hoạt động của đầu tư mạo hiểm
Do ĐTMH có những đặc điểm mang tính đặc thù nên cơ chế và hình thức hoạt động của loại hình đầu tư này cũng có những điểm riêng biệt, khác với các loại hình đầu tư khác. Hoạt động ĐTMH có thể được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: Xem xét và thẩm định các dự án đầu tư. Các cá nhân hay tổ chức tiến hành ĐTMH thường thực hiện thông qua các quỹ ĐTMH. Quỹ ĐTMH sẽ thay mặt nhà đầu tư xem xét, nghiên cứu, thẩm định và tìm ra các doanh nghiệp hay dự án tiềm năng để đầu tư. Quỹ ĐTMH có thể được tổ chức dưới nhiều dạng như: Công ty hợp danh hữu hạn, quỹ tín thác, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…
- Công ty hợp danh hữu hạn: Là hình thức trong đó những nhà đầu tư là các thành viên chính góp vốn, hưởng lợi nhuận và chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng theo tỷ lệ phần trăm vốn góp. Còn những người hoặc tổ chức không có vốn nhưng có kinh nghiệm và kỹ năng quản lý đầu tư thì góp một phần vốn rất nhỏ, mang tính chất tượng trưng nhưng được toàn quyền quản lý quỹ và chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động của quỹ.Đây là hình thức phổ biến đối với các quỹ ĐTMH ở Mỹ.
- Quỹ tín thác (trust fund): Đây không phải là một pháp nhân đầy đủ, mà chỉ phát hành tín phiếu đầu tư, sau đó uỷ thác cho công ty quản lý quỹ sử dụng nguồn vốn đầu tư đó. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ thay mặt nhà đầu tư giữ vai trò giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo quản vốn và tài sản của quỹ hay đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư.
- Các dạng khác như công ty con của một công ty lớn (corporation venture), công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty tư nhân: So
27
với công ty hợp danh hữu hạn, những hình thức này thường không linh hoạt và không mang lại hiệu quả cao do những người quản lý quỹ hoặc không phải là những người quản lý đầu tư chuyên nghiệp, hoặc không có sự ràng buộc chặt chẽ về lợi ích giữa hiệu quả hoạt động của quỹ và lợi ích của người quản lý.
Bước 2: Các quỹ ĐTMH tiến hành đầu tư, rót vốn vào các doanh nghiệp công nghệ cao hay công nghệ tiên tiến có triển vọng, đang trong giai đoạn khởi nghiệp và chưa tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Bước 3: Kết thúc đầu tư, hay thu hồi vốn. ĐTMH thường có thời gian hoạt động nhất định, khoảng từ 7 đến 10 năm. Các khoản ĐTMH được thu hồi thông qua 4 kênh chính: Thị trường chứng khoán (chào bán ra công chúng lần đầu, IPO), bán cổ phần cho nhà đầu tư khác (trade sale), bán lại cổ phần cho doanh nghiệp và bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác.
Hiện nay, ở Việt Nam ĐTMH được thực hiện chủ yếu thông qua các quỹ ĐTMH do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập. Hình thức hoạt động chủ yếu của các quỹ này là công ty hợp danh hữu hạn.
Hình 2: Giai đoạn cần vốn đầu tư mạo hiểm [20]