Tính mới của giải pháp

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp chồi 2 trường mầm non cư pang (Trang 20 - 23)

Sau khi nghiên cứu và kế thừa sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp với đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 4 -5 tuổi học tốt môn âm nhạc” tại lớp chồi 2 trường mầm non Cư Pang tôi nhận thấy sáng kiến của mình có những tính mới như sau.

Giải pháp 1:Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm phát triển thẫm mĩ của trẻ, lập kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Biện pháp: Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình trẻ thì tôi áp dụng tiêu chí quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Cô lên kế hoạch cụ thể cho năm, tháng, tuần những công việc phải làm để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần, ngày.

Trong kế hoạch giáo dục năm học tôi bám vào các tiêu chí 1, chỉ số 1:

trong năm học áp dụng biện pháp vào trẻ mục tiêu đề ra cuối năm: 100%

trẻ hứng thú khi học môn giáo dục âm nhạc, 90% trẻ hát đúng giai điệu vận động linh hoạt như: vỗ tay theo nhịp, vận động trên cơ thể, hát đúng lời, thể hiện đúng cảm xúc, theo tài liệu hướng dẫn thực hành quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non công tác phối hợp với phụ huynh đã có sự gắn bó, trao đổi và tương tác đặc biệt công tác vận động gia đình trẻ đặc biệt là phụ huynh đồng bào dân tộc thiểu số ngoài việc đến nhà trẻ tham gia các buổi họp của thôn, buôn để tuyên truyền cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc đưa con em mình đến lớp. Chú ý đến những trẻ có gia đình có hoàn cảnh đặc biệt từ đó kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ trẻ

Biện pháp 2: Tạo môi trường âm nhạc trong lớp và xây dựng môi trường vật chất ngoài lớp học. Ở giải pháp này áp dụng tiêu chí 3: có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, kích thích sự phát triển của trẻ và được sắp xếp hấp dẫn, hợp lí. Chỉ số 6: có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ chơi và hoạt động sáng tạo và lồng ghép tiêu chí xây dựng môi trường tiếng việt cho trẻ người dân tộc thiểu số.

Tiêu chí 7: Có đồ dùng đồ chơi gần gũi với bản sắc dân tộc của trẻ. Đồ chơi vật thật có nguồn gốc từ nguyên vật liệu có sẵn. Các đồ dùng đồ chơi cô và trẻ cùng làm để cung cấp cho trẻ những trải nghiệm và trẻ cùng trang trí các đồ dùng lên kệ cùng cô. Đồ dùng, đồ chơi để ở trạng thái mở để trẻ dễ quan sát, dễ lấy. Giáo viên khuyến khích những đồ dùng, đồ chơi mang đậm bản sắc dân tộc người ê đê.

Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng, làm đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường phong phú.

Đồ dùng dạy học được sử dụng trong tiết học đóng vai trò quan trọng của việc thành công và hiệu quả giáo dục của tiết dạy. Có đồ dùng để trẻ vừa quan sát vừa cảm nhận và được thực hành chắc chắn sẽ tạo hứng thú cho trẻ tham gia tích cực trong giờ học. Bên cạnh đó trẻ còn khắc sâu được kiến thức đã được học trong tiết dạy. Chính vì vậy giáo viên phối hợp với phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu phế thải có sẵn ở địa phương, những phế phẩm như chai dầu gội đầu, tờ lịch cũ, bìa cứng, chai nhựa, xốp vụn, vải, len,...Trẻ mẫu giáo là giai đoạn rất nhạy cảm, dễ cảm xúc với những sự vật, sự việc xung quanh. Đồ dùng đồ chơi âm nhạc đa dạng sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau lôi cuốn trẻ rất hứng thú và thích được tham gia, giáo viên có thể sử dụng nhạc baet để dạy cho trẻ qua trình chiếu màn hình ti vi.

Trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi và hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Do đó. cần chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ.

Đồ dùng phục vụ âm nhạc giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc như: Trống lắc, phách tre, trống tròn….

Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc.

Để khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được tốt hơn, thì điều đầu tiên giáo viên nên làm là giúp trẻ hứng thú, tích cực khi được tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Việc đưa âm nhạc đến với trẻ, giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì lớn lao, mà hơn hết là giáo viên phải tạo cho trẻ cơ hội được cảm thụ âm nhạc và thể hiện năng khiếu của bản thân. Do đó chúng ta cho trẻ cảm nhận âm nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tính mới ở đây là trẻ được hoạt động dưới hình thức “chơi bằng học, học mà chơi” tổ chức tiết học dưới hình thức chơi. Tận dụng môi

trường sẵn có trẻ có thể học ở trong lớp hay các khu vực trong sân trường tùy vào hoạt động mà cô giáo thiết kế phù hợp. Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thông qua hoạt động có chủ đích, là các hoạt động nhằm cho thể hiện hát, múa, vận động, chơi các trò chơi âm nhạc để nâng cao khả năng âm nhạc cho trẻ thì quá trình tổ chức hoạt động có chủ đích cần có sự linh hoạt để trẻ hứng thú tham gia, từ đó hiệu quả trẻ tiếp thu được sẽ tốt hơn.

Đồng thời lồng ghép qua các hoạt động khác trong tất cả các hoạt động giáo viên chỉ là người gợi mở, hướng dẫn trẻ, tạo môi trường cho trẻ

quan sát, trải nghiệm. Khuyến khích trẻ sáng tạo trong các hoạt động.

Sáng kiến kinh nghiệm mang tính khả thi cao do những giải pháp đưa ra hoàn toàn phù hợp với thực tế năng lực, tâm lí và nét đặc thù của trẻ.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp chồi 2 trường mầm non cư pang (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w