Các đề tự luyện được chọn lọc và sắp xếp theo 5 dạng mẫu như trên Dạng 1: Đề nghị luận về một nhân vật
Đề 1.Cảm nhận của anh/ chị nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của nhà văn.
Đề 2.Qua nhân vật Mị và nhân vật A Phủ, anh/ chị hãy nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
Đề 3.Anh /chị hãy phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.
Đề 4.Cảm nhận của anh/ chị nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đề 5.Cảm nhận của anh/ chị nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của nhà văn.
Đề 6.Cảm nhận của anh/ chị nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đề 7.Anh/chị hãy phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.
Dạng 2: Đề nghị luận về một ý kiến bàn về nhân vật
Đề 1.Trong bài Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài viết “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
Bằng việc cảm nhận về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Đoạn trích đã được học) của Tô Hoài anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 2.Nhà văn Kim Lân đã từng nói về Vợ nhặt của mình: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”
Hãy chứng minh điều đó qua các nhân vật của Vợ nhặt- Kim Lân.
Đề 3.Nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm “ Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Mị có những lúc cô độc ghê gớm nhưng cô đơn không giết nổi con người ấy.
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề 4.Có ý kiến cho rằng: Nổi bật trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là hình tượng người anh hùng Tnú, đây là hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho số phận và phẩm chất đồng bào Tây Nguyên thời chống Mĩ.
Bằng việc phân tích nhân vật T nú, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Dạng 3: Đề nghị luận về hai ý kiến bàn về nhân vật
Đề 1.Về hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng: Tnú điển hình cho tính cách con người Tây Nguyên. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Tnú điển hình cho con đường đấu tranh cách mạng của người làng Xô man.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật này, anh/ chị hãy bình luận những ý kiến trên và nêu ý kiến đánh giá về hình tượng Tnú.
Đề 2.Bàn về hành động của nhân vật Mị ở cuối đoạn trích Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài (Ngữ văn 12, tập 2) có ý kiến cho rằng: hành động cắt nút dây mây cởi trói cứu A Phủ rồi chạy theo A Phủ của nhân vật Mị thật bất ngờ, đột ngột, không thể dự đoán trước; lại có người khẳng định: Đó là một hành động tự nhiên, tất yếu.
Bằng những hiểu biết của về nhân vật Mị, anh chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Đề 3.Nhận xét về truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân, có ý kiến cho rằng: “Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945”. Lại có ý kiến khẳng định “Vợ nhặt đã thể hiện cảm động vẻ đẹp tình người và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân ngay trên bờ vực của cái chết”
Qua nhân vật Tràng (Vợ nhặt- Kim Lân), anh /chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Dạng 4: Đề nghị luận về nhận vật qua đoạn văn bản
Đề 1. Trong đêm đông giải cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hai phản ứng đối lập của nhân vật Mị khi thấy A Phủ bị trói đứng:
Lần đầu, lúc nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, Mị “vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.
Lần hai, lúc nhìn thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị “chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được.Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà
này.Chúng nó thật độc ác”.
Từ việc phân tích tâm trạng nhân vật Mị qua hai phản ứng đối lập trên, anh/chị hãy làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
Đề 2.Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè
khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31) Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.[Đề mẫu THPT Quốc gia 2019]
Đề 3.Cảm nhận của anh chị về diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân) trong hai đoạn văn sau:
“ …
Ô hay, thế là thế nào nhỉ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ:
- Kìa nhà tôi nó chào u.
Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp:
- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái sổ cả…
Bà lão cúi đầu nín lặng.Bà hiểu rồi.Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chào ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này… Còn mình thì… TRong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…. Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua khỏi cơn đói khát này không”
Và đoạn:
“Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. BÀ cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
- Tràng ạ. KHi nào có tiền mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoanh đi ngoảnh lại chẳng mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12 cơ bản, trang 28, 31)
Dạng 5: Đề so sánh các nhân vật
Đề 1. Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật Tnú (Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) và Việt(Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi).
Đề 2. Nhận xét về nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và Tnú (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) có ý kiến cho rằng: Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại.
Bằng việc cảm nhận về hai nhân vật A Phủ và Tnú, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 3.Vẻ đẹp người con gái Việt Nam qua hai nhân vật Mai (Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) và Chiến (Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi)
Đề 4.Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xã nu (Nguyễn Trung Thành) và nhân vật chú Năm trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)để thấy rõ vai trò của sự tiếp nối những giá trị truyền thống.
Đề 5. Hãy phân tích những biểu hiện của khát vọng sống ở nhận vật thị trong tác phẩm Vợ nhặtcủa nhà văn Kim Lân và nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài để thấy được khát vọng sống mãnh liệt là niềm tin và động lực giúp con người vượt qua mọi bất hạnh trong cuộc sống
Đề 6. Hãy phân tích và so sánh nhân vật bà cụ Tứ (Vợ nhặt- Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) để thấy tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn hai người mẹ này.
Đề 7.Cảm nhận của anh/chịvề suy nghĩ, hành động của các nhân vật xuất hiện trong hai đoạn văn bản sau:
“Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra.Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn bang đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lung dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi!”
(Trích, Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)
“Tràng không trả lời.Trong ý nghĩ của hắn vụt ra cảnh những người nghèo đóiầm ầm kéo nhau đi trên đê Sôp.Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.Hôm ấy, hắn
láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của lien đoàn. Tắt cánh đồng đi lối khác.
À ra họ đi phá kho thóc chia cho dân đói. Tự dung hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.
Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập.Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy.
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới”
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)