Một số phương pháp đo độ kết tập tiểu cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chống kết tập tiểu cầu của clopidohrel trong điều trị hội chứng mạch vành cấp (Trang 24 - 27)

1.2. TỔNG QUAN VỀ KẾT TẬP TIỂU CẦU

1.2.3. Một số phương pháp đo độ kết tập tiểu cầu

Có nhiều phương pháp đo độ kết tập tiểu cầu được áp dụng để đánh giá hiệu quả của thuốc chống kết tập tiểu cầu. Kết quả xét nghiệm kết tập tiểu cầu giúp tiên lượng nguy cơ tim mạch, từ đó, cá nhân hóa sử dụng thuốc chống kết

9

tập tiểu cầu cho bệnh nhân tim mạch nói chung và bệnh nhân HCMVC nói riêng. Điều này góp phần làm giảm biến cố tim mạch nặng mà không làm tăng nguy cơ chảy máu [20, 138, 168]. Dưới đây là một số phương pháp đo độ kết tập tiểu cầu phổ biến:

Phương pháp đo đa điện cực (MEA - Multiplate Electrode Aggregometry): đo sự thay đổi kháng trở điện giữa các điện cực; chất kích thích kết tập tiểu cầu làm cho tiểu cầu kết tập lại với nhau và bám vào các điện cực, từ đó, làm tăng kháng trở điện [85]. Ưu điểm: chỉ cần lượng nhỏ máu toàn phần, dễ thực hiện, nhanh chóng có kết quả, được chuẩn hóa, độ lặp tốt. Nhược điểm: bán tự động, phải đếm số lượng tiểu cầu [58].

Phương pháp Verifynow P2Y12: đo quang độ đục máu toàn phần, từ đó, xác định được đơn vị phản ứng với thụ thể P2Y12 trên bề mặt tiểu cầu (PRU - P2Y12 Reactivity Unit); các hạt được phủ fibrinogen kích thích tiểu cầu bám lên bề mặt theo mức độ hoạt hóa thụ thể GP IIb/IIIa gây ra bởi chất acid arachidonic hoặc ADP [85]. Ưu điểm: chỉ cần lượng nhỏ máu toàn phần, dễ thực hiện, nhanh chóng có kết quả, được chuẩn hóa, tự động hoàn toàn. Nhược điểm: thiết bị đắt tiền, phải đếm số lượng tiểu cầu [58].

Phương pháp phân tích chức năng tiểu cầu (PFA 100 - Platelet Function Analyzer): máu toàn phần được hút tự động vào ống nghiệm qua lỗ nhỏ trên màng chứa collagen + ADP hoặc collagen + epinephrin, từ đó, xác định thời gian tiểu cầu kết tập lại làm tắc lỗ thông máu [85]. Ưu điểm: máu toàn phần ít, dễ thực hiện, nhanh chóng có kết quả, được chuẩn hóa. Nhược điểm: phụ thuộc vào hematocrit, phải đếm số lượng tiểu cầu, chỉ đánh giá được nhóm thuốc kháng P2Y12, kết quả nghiên cứu hạn chế [58].

Phương pháp đo độ chắc của cục máu đông bằng máy phân tích cầm máu TEG: đo độ chắc của cục máu đông thông qua đo biên độ dao động tối đa của vòng quay của pin (mm) [85]. Ưu điểm: dùng máu toàn phần, xét nghiệm đông

10

máu đã phát triển toàn cầu. Nhược điểm: phức tạp, tốn thời gian, chuẩn hóa kém, kết quả nghiên cứu còn hạn chế [58].

Phương pháp đo mức độ phosphoryl hóa VASP: đùng phương pháp huỳnh quang để định lượng mức độ phosphoryl hóa VASP, đây là chất phụ thuộc vào mức độ hoạt hóa thụ thể P2Y12 trên màng tiểu cầu, từ đó, tính được chỉ số phản ứng tiểu cầu (PRI – Platelet Reaction Index) [85]. Ưu điểm: mẫu có thể được bảo quản lâu hơn, đặc hiệu với thụ thể P2Y12, độ lặp lại tốt. Nhược điểm: chuẩn bị mẫu phức tạp, tốn thời gian, kỹ thuật viên phải lành nghề và thiết bị đo đắt tiền [58].

Phương pháp đo ánh sáng truyền qua (LTA - Light Transmission Aggregometry): sử dụng phương pháp đo quang để đo độ kết tập tiểu cầu. Kết tập tiểu cầu càng nhiều trong mẫu huyết tương giàu tiểu cầu thì tỉ lệ % ánh sáng truyền qua càng lớn [85]. Ưu điểm: đã được sử dụng từ lâu, thiết bị điều chỉnh được, linh hoạt, đánh giá được nhiều con đường hoạt hóa tiểu cầu. Nhược điểm:

xử lý mẫu phức tạp, tốn thời gian, mẫu máu nhiều, chưa được chuẩn hóa, cần người làm có kinh nghiệm [58].

Trong các phương pháp trên, phương pháp LTA mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng vẫn là phương pháp được sử dụng lâu đời nhất (50 năm), được nghiên cứu nhiều nhất có liên quan tới kết quả lâm sàng và được coi là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá chức năng tiểu cầu [17].

Trong nghiên cứu toàn cầu năm 2014 của Gresele P. về đánh giá chức năng tiểu cầu từ 37 quốc gia ở cả 5 châu lục với 202 phòng xét nghiệm, kết quả cho thấy: phương pháp LTA được sử dụng rất phổ biến để đánh giá chức năng tiểu cầu trong bệnh lý tiểu cầu và theo dõi tác dụng của các thuốc chống kết tập tiểu cầu. Thiết bị đo độ kết tập tiểu cầu LTA là phổ biến nhất (73,4% labo có thiết bị LTA) và xét nghiệm LTA cũng là xét nghiệm đo độ kết tập tiểu cầu phổ biến nhất (59,4%) [57]. Ở Việt Nam, thiết bị đo độ kết tập tiểu cầu theo phương pháp LTA có sẵn ở nhiều labo huyết học ở các bệnh viện tuyến trung ương, vì

11

vậy, phương pháp này được lựa chọn trong đề tài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chống kết tập tiểu cầu của clopidohrel trong điều trị hội chứng mạch vành cấp (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)