Hình thể ngoài và liên quan

Một phần của tài liệu Giải phẫu 2019 (Trang 52 - 56)

Buồng trứng có hình một hạt đậu dẹt, kích thước khoảng lcm bề dày, 2cm bề rộng, và 3cm bề cao Buồng trứng có hai mặt: mặt trong và mặt ngoài . Mặt trong lồi, tiếp xúc với các tua của phễu vòi từ cung và các quai ruột. Mặt ngoài nằm áp vào phúc mạc của thành bên chậu hông trong một hố lõm gọi là hố buồng trứng.

Hố buồng trứng được giới hạn do các thành phần nằm ngoài phúc mạc đội lên.

Phía trước dưới là dây chằng rộng, phía trên là động mạch chậu ngoài, phía sau là động mạch chậu trong và niệu quản. Ở đáy hố là động mạch rốn và bó mạch và thần kinh bịt. Ở người đẻ nhiều lần, buồng trứng có thể sa xuống thấp hơn. Mặt ngoài buồng trứng có một vết lõm gọi là rốn buồng trứng, là nơi mạch và thần kinh đi vào buồng trứng.

Buồng trứng có hai bờ: bờ tự do và bờ mạc treo buồng trứng. Bờ tự do quay ra phía sau và liên quan với các quai ruột còn bờ mạc treo thì có mạc treo buồng trứng, treo buồng trứng vào mặt sau dây chằng rộng.

Buồng trứng có hai đầu: đầu vòi và đầu tử cung. Đầu vòi, tròn hướng lên trên và là nơi bám của dây chằng treo buồng trứng còn đầu từ cung nhỏ hơn, quay xuống dưới, hướng về phía tử cung và là nơi bám của dây chằng riêng buồng trứng.

1 2. Phương tiện giữ buông trứng và các dây chằng buồng trứng.

Buồng trứng được treo lơ lửng trong ổ phúc mạc nhờ một hệ thống dây chằng.

Ngoài mạc treo buồng trứng, còn có dây chằng treo buồng trứng và đây chằng riêng buồng trứng .

Dây chằng treo buồng trứng bám từ đầu vòi của buồng trứng đi giữa hai lá đây chằng rộng tới thành chậu hông. Dây chằng này có thần kinh và mạch buồng trứng đi vào hoặc đi ra khỏi buồng trứng. Dây chằng này có thể lan lên phía trên Ở vùng thắt lưng và đội phúc mạc lên thành một nếp.

Dây chằng riêng buồng trứng cũng là một dải mô liên kết nằm giữa hai lá dây chằng rộng bám từ đầu từ cung của buồng trứng tới góc bên của từ cung

Ngoài ra có thể có một dây chằng rất ngắn gọi là dây chằng vòi - buồng trứng bám từ đầu vòi của buồng trứng tới mặt ngoài của phễu vòi tử cung.

1 3. Mạch và thần kinh buồng trứng

- Động mạch chủ yếu là động mạch buồng trứng tách ra từ đông mạch chủ bụng ở vùng thắt lưng đi trong đây chằng treo buồng trứng để vào buồng trứng ở đầu vòi. Ngoài ra còn có nhánh buồng trứng của động mạch từ cung

- Tĩnh mạch đi theo động mạch và tạo thành một đám rối tĩnh mạch hình dây leo ở gần rốn buồng trứng.

- Bạch huyết theo các mạch và đồ vào các hạch bạch huyết Ở vùng thắt lưng.

- Thần kinh tách từ đám rối buồng trứng đi theo động mạch buồng trứng để vào buồng trứng.

Hình 7. 1.Buồng trứng và tử cung (nhìn từ sau)

1. Dây chằng rộng 2. Buồng trứng 3. Tử cung 4. Vòi tử cung 5. Tua vòi 6. Dây chằng riêng buồng trứng 7. Niệu quản

Câu 24. Tử cung

Tử cung là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh và chữa thai là một xoang cơ rỗng, khẩu kính 6x4x2cm, hình nón cụt, đáy trên đỉnh dưới, có 2 phần: thân và cổ tử cung.

Tư thế bình thường của cổ tử cung là tư thế gập ra trước (trục của thân và trục của cổ tạo một góc 1200 mở ra trước) và ngã ra trước (trục của cổ tạo với trục âm đạo một góc 900 mở ra trước)

1. Hình thể ngoài và liên quan 1.1. Thân tử cung

- Mặt trước dưới còn gọi là mặt bàng quang, áp vào mặt trên của bàng quang, ở đây có phúc mạc phủ đến tận eo tử cung rồi quặt ngược ra trước che phủ mặt trên bàng quang, tạo nên túi cùng bàng quang tử cung.

- Mặt sau trên được đặt tên là mặt ruột, vì liên quan với ruột non và đại tràng sigma, ở đây phúc mạc che phủ đến tận phần trên âm đạo, rồi quặt ngược ra sau che phủ trực tràng, tạo nên túi cùng tử cung trực tràng.

Hai mặt của tử cung liên tiếp phía trên bởi đáy tử cung và gặp nhau ở hai bên và tạo nên bờ phải và bờ trái, đây là chổ bám của dây chằng rộng. Động mạch tử cung chạy song song với bờ tử cung trong hai lá của dây chằng rộng. Bờ và đáy tử cung gặp nhau ở góc bên, đây là nơi nối tiếp với vòi tử cung và là nơi bám của dây chằng tròn tử cung và dây chằng riêng buồng trứng.

1.2. Cổ tử cung

Có âm đạo bám vào theo một mặt phẳng từ trên xuống dưới ra trước chia cổ làm hai phần:

- Phần trên âm đạo: Liên quan với mặt sau bàng quang ở trước dưới và trực tràng ở phía sau. Đối với bàng quang, cổ tử cung chỉ ngăn cách bằng tổ chức lỏng lẻo, còn với trực tràng có túi cùng tử cung trực tràng xen vào.

- Phần âm đạo nhìn như một mỏm cá mè. Ở đỉnh mỏm là lỗ tử cung, lỗ được giới hạn phía trước, phía sau bằng mép trước và mép sau.

Âm đạo bám cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo, là một túi bịt gồm 4 phần: trước, sau, phải và trái, trong đó túi bịt sau là sâu nhất liên quan túi cùng trực tràng tử cung nên thường được sử dụng để thăm khám.

1.3. Eo tử cung

Là phần nối liền cổ và thân, bình thường không rõ, nhưng khi có thai thì eo phát triển nhanh và tạo thành đoạn dưới của tử cung.

Câu 25. Âm đạo

Âm đạo là một ống cơ mạc rất đàn hồi dài trung bình khoảng 8cm bám từ cổ tử cung tới tiền định âm hộ. âm đạo nằm sau bàng quang và trước trực tràng, chạy chếch ra trước và xuống dưới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp với mặt ngang một góc 700 quay ra phía sau. Hai thành trước và sau âm đạo áp sát vào nhau và thành sau dài hơn thành trước khoảng 1 hoặc 2cm.

Một phần của tài liệu Giải phẫu 2019 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)