Mục đích + Khơi dậy trí tò mò và năng lực tự học, sáng tạo của HS.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu tên các chất hữu cơ có trong các đồ dùng, thức ăn, … trong gia đình.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Tên gọi một số hợp chất hữu cơ quen thuộc.
NỘI DUNG 4: TÍNH CHẤT HỢP CHẤT HỮU CƠ (1 tiết)
I. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học chung của hợp chất hữu cơ.
- Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ (chưng cất, chiết, kết tinh).
- Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị: Phân cắt đồng li, phân cắt dị li, tạo thành gốc cacbo tự do và cacbocation.
1.2. Kĩ năng
- Viết phương trình hóa học hữu cơ.
- Tách biệt và tinh chế các hợp chất hữu cơ có trong đời sống.
1.3. Thái độ
- Tích cực, chủ động và yêu thích bộ môn.
- Giáo dục học sinh ý thức làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
1.4. Năng lực
Năng lực cần hướng tới
Năng lực chung
Năng lực hợp
tác + Biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
+ Biết lắng nghe ý kiến của nhau.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Ngôn ngữ nói: Trình bày trước tập thể vấn đề cần nghiên cứu.
+ Ngôn ngữ viết: biết cách ghi chép lại những thảo luận của nhóm. Tóm tắt vấn đề bằng sơ đồ tư duy.
Năng lực chuyên
biệt
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
+ Tên các loại phản ứng hóa học hữu cơ.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
+ Vận dụng tính tan, tính dễ cháy của các chất hữu cơ giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
II. Phương tiện dạy học - Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A3, A0.
III. Tổ chức hoạt động dạy học 3.1. Khởi động (10 phút)
Mục đích + Hình thành kiến thức ban đầu về tính chất vật lí và hóa học của hợp chất hữu cơ.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV chuẩn bị sẵn 1 video về các hiện tượng tràn dầu, cháy cây xăng, ngộ độc rượu, …
+ GV đưa ra các câu hỏi:
(2) Tính chất vật lí/hóa học nổi bật của các hợp chất hữu cơ có trong video là gì?
+ GV trình chiếu cho HS xem video, đồng thời suy nghĩ câu hỏi.
+ HS thảo luận câu hỏi theo nhóm và trả lời vào giấy A3. Các nhóm cùng lên bảng treo đáp án.
+ GV tổng kết và liên hệ vào nội dung bài học.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Tờ đáp án A3 cho các câu hỏi của GV.
.3.2. Hình thành kiến thức (20 phút)
Mục đích + GV giúp HS tự tìm tòi các kiến thức có trong SGK về các tính chất vật lí, tính chất hóa học của HCHC.
+ GV giúp HS phân tích các tính chất vật lí cơ bản của HCHC.
+ GV phân biệt các phương pháp tách và tinh chế các HCHC dựa vào tính chất vật lí khác nhau của chúng.
+ GV tổng kết các đặc điểm quan trọng về phản ứng hóa học hữu cơ và phân loại chúng.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV yêu cầu HS dựa vào SGK (trang 102 + 130, 131), làm việc theo nhóm để xây dựng sơ đồ tư duy cho các tính chất vật lí và hóa học của HCHC theo mẫu:
+ GV yêu cầu HS tự lấy ví dụ minh họa cho các tính chất trong sơ đồ tư duy vừa lập được.
nhóm khác cùng phân tích và chấm điểm lẫn nhau trong 2 phút.
+ GV tổng hợp điểm và chọn ra 2 nhóm có điểm số cao nhất lên trình bày 2 nội dung: tính chất vật lí và tính chất hóa học.
+ GV nhận xét, bổ sung.
+ GV giới thiệu thêm về các kiểu phân cắt liên kết cộng hóa trị: phân cắt đồng li và phân cắt dị li; đặc điểm chung của gốc cacbo tự do và cacbocation.
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Sơ đồ tư duy về tính chất của HCHC:
3.3. Luyện tập (10 phút)
Mục đích + Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản trong bài dưới hình thức làm bài tập.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV cho HS làm bài tập kiểm tra 10 phút.
Kiểm tra
Câu 1. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là
A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.
B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.
D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 2. Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là
A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.
Câu 3. Cho hỗn hợp các ankan sau: pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?
A. Kết tinh. B. Chưng cất C. Thăng hoa. D. Chiết.
Câu 4. Từ thời thượng cổ con người đã biết giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi vải. Cách làm đó thuộc loại phương pháp tách biệt và tinh chế nào?
A. chiết B. chưng cất C. kết tinh D. Lọc tách
Câu 5. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng cộng?
A. C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O B. C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr
C. CH3-CH2-OH → CH2=CH2 + H2O
D. CH2=CH-CH2-OH+H2 → CH3-CH2-CH2- OH
Câu 6. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?
A. (CH3)3COH+HCl(CH3)3C-Cl + H2O B. CH2=CH-COOH+H2 CH3-CH2-COOH C. nCH2=CH2(-CH2-CH2-)n
D. 3CH4 C2H2 + 3 H2
Dự kiến sản
phẩm của + Bài kiểm tra.
3.4. Mở rộng- Tìm tòi kiến thức (về nhà)
Mục đích + Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn vởi thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
Nội dung và kĩ thuật tổ chức
+ GV yêu cầu HS liên hệ các hiện tượng sau với các tính chất của HCHC: Xăng, dầu, mỡ nổi trên mặt nước; không dùng nước dập tắt đám cháy xăng, dầu, …
Dự kiến sản phẩm của HS
HS giải thích được:
+ Các chất hữu cơ nên ít tan trong nước, nổi trên bề mặt nước.
+ Khi có đám cháy xăng, dầu thì không dùng nước dập vì xăng, dầu nổi lên trên nước làm cho cháy lan rộng hơn.