Chuẩn bị đối tượng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo chuyên đề: Hệ thống rơle bảo vệ trong trạm biến áp – phần nâng cao (điện lực dầu khí cà mau) (Trang 115 - 127)

CHƯƠNG IV. THÍ NGHIỆM KIỂM TRA ĐẶC TÍNH TÁC ĐỘNG

IV.5. Chuẩn bị đối tượng thí nghiệm

Khởi động chức năng Quick CMC ặ chọn Test Object Parameters ặ Hiện ra cửa sổ Test Object.

Click vào Device:

Điền đầy đủ các tham số về đối tượng: Tên và chủng loại rơle, ngăn lộ, trạm biến áp, … sau đó bấm OK để xác nhận. Các tham số này sẽ được in ra cùng với bản báo cáo kết quả thí nghiệm.

b) Sử dụng các khối chức năng chuyên dụng (Quá dòng, khoảng cách, so lệch): Việc vào tham số về rơle (Test Object) cũng có thể được tiến hành từ giao diện của các khối chức năng chuyên dụng

IV.5.1. Thí nghim rơ le quá dòng đin

Việc thí nghiệm rơle quá dòng có thể bằng hai cách: Sử dụng chức năng Quick CMC hoặc sử dụng chức năng Overcurrent. Tuy nhiên, sử dụng chức năng Overcurrent là thuận tiện nhất do đây là chức năng được thiết kế chuyên dụng để thí nghiệm rơle quá dòng.

Chuẩn bị các thông số của rơle được thí nghiệm có thể theo các cách sau:

- Sử dụng phần mềm DIGSI và kết nối tới rơle ặ tải về cỏc tham số đó cú của rơle, sau đó sử dụng chức năng Export để chuyển đổi các tham số này sang định dạng với đuôi “.xrio” phù hợp với phần mềm Test Universe của Omicron .

- Sử dụng chế độ Offline của phần mềm DIGSI: Khởi động DIGSI, tạo các thư mục quản lý tương tự như thao tác đã trình bày trong mục III.2.

Nhấp chuột vào thư mục 274 (Giả thiết rằng rơle quá dòng đang dùng để bảo vệ ngăn lộ này). Nhấn phải chuột vào phần trống bờn phải màn hỡnh ặ Device Catalog ặ chọn rơle tương ứng (7SJ612) sau đú kộo thả vào phần màn hỡnh trống này.

Sau đú nhấn kộp chuột vào file vừa kộo thả vào và chọn chế độ Offline ặ toàn bộ các tham số (mặc định) của rơle này sẽ được chuyển vào trong phần mềm DIGSI.

Thực hiện cỏc chỉnh sửa cần thiết đối với file chỉnh định mặc định này ặ chọn File ặ Export ặ Configuration and Protection Parameters ặ chọn định dạng

“.xrio” để phù hợp với việc xuất dữ liệu sang môi trường Omicron Test Universe.

Khởi động phần mềm Test Universe ặ chọn chức năng Overcurrent ặ trong giao diện OMICRON Overcurrent ặ Test Object Parameters ặ File ặ Import ặ chỉ đến file với đuôi “.xrio” vừa tạo để tải file này vào khối chức năng thử nghiệm bảo vệ quá dòng.

Nối các đầu ra dòng điện của thiết bị CMC tới các đầu vào dòng của rơle, tiếp điểm đầu ra (Trip) của rơle nối tới Binary Input 1 của bộ CMC, nếu muốn thí nghiệm giá trị khởi động và trở về của rơle thì tiếp điểm khởi động đầu ra của rơle phải nối tới Binary Input 2 của bộ CMC.

Quá trình thí nghiệm có thể được tự động hóa: tự động kiểm tra giá trị khởi động và trở về của rơle, kiểm tra thời gian tác động của rơle với hàng loạt giá trị dòng điện khác nhau.

- Tự động kiểm tra giá trị khởi động & trở về

Để kiểm tra giá trị khởi động & trở về yêu cầu phải nối đầu ra “Start contact”

của rơle tới đầu vào nhị phân Binary Input 2 của bộ CMC. Việc kiểm tra được thiết bị tự động thực hiện bằng cách tăng dòng điện lên ngưỡng 1,15 lần giá trị khởi động sau đó từ từ giảm dần dòng điện này để xác định giá trị trở về. Sau đó thiết bị lại tự động tăng dòng điện từ ngưỡng 0,8 giá trị khởi động để xác định giá trị khởi động của rơle. Mỗi bước tăng giảm được cố định là 0,01 lần giá trị khởi động đã cài đặt của rơle.

Chức năng xác định giá trị khởi động & trở về luôn luôn được tự động thực hiện trước (Nếu lựa chọn) thao tác thí nghiệm thời gian tác động.

Để kích hoạt chức năng thí nghiệm này chọn thẻ General và chọn các giá trị như hình dưới đây:

- Tự động kiểm tra thời gian tác động

Thời gian tác động của rơle có thể được kiểm tra với nhiều điểm (Nhiều giá trị dòng điện khác nhau). Số lượng điểm cần kiểm tra không giới hạn, tuy nhiên theo khuyến cáo thì ít nhất cần kiểm tra các điểm lân cận giá trị khởi động, lân cận điểm chuyển giao giữa các cấp bảo vệ quá dòng (Cấp thời gian tác động khác nhau). Do các đặc tính làm việc của bảo vệ quá dòng pha và quá dòng chạm đất có thể khác nhau nên cũng cần kiểm tra hết các trường hợp này.

Lựa chọn thẻ Test ặ chọn dạng sự cố pha-pha hoặc pha đất ặ chuyển sang phần đặc tớnh làm việc tương ứng vừa hiện ra ặ nhỏy trỏi chuột vào điểm muốn kiểm tra (Khi đó sẽ có giá trị tương ứng hiện ra, ví dụ “1,33I>>” nghĩa là điểm này tương ứng với vùng đặc tính tác động của bảo vệ quá dòng cấp hai I>> và giá trị dũng điện bơm vào sẽ tương ứng là 1,33 lần giỏ trị dũng khởi động I>>) ặ chọn

“Add” để đưa điểm thí nghiệm này vào bảng thí nghiệm tuần tự.

Khi muốn thí nghiệm nhiều điểm thì có thể dùng chức năng “Add Multiple”, chức năng này cho phép váo thông số các điểm thí nghiệm tự động bằng các lần lượt tăng dòng thí nghiệm từ một giá trị đặt trước nào đó, theo bước tăng đặt trước.

Sau đó bấm nút “Start/continue test” thì hợp bộ thí nghiệm CMC sẽ bắt đầu phát dòng điện theo trình tự đã được đưa vào như ở bảng trên. Sau đó kết quả được xuất ra Test Report

Dựa vào bác cáo này hoàn toàn có thể xác định được rơle có đạt yêu cầu khi hoạt động hay không.

IV.5.2. Thí nghim rơle khong cách

Thủ tục chuẩn bị thông số của rơle thí nghiệm (Đưa ra định dạng “.xrio”) hoàn toàn tương tự như mục IV.5.1. Nhà sản xuất thiết bị đã thiết kế sẵn khối chức năng

“Distance” dành riêng cho việc thí nghiệm rơle khoảng cách, rơle chuẩn bị cho thí nghiệm giả thiết là loại 7SA632.

Giao diện thử nghiệm rơle khoảng cách có dạng sau:

Các thẻ phục vụ cho việc thử nghiệm gồm có: Shot Test, Settings và Trigger.

Chế độ Shot Test cho phép sử dụng mặt phẳng tổng trở (Trực quan) để đặt các điểm thí nghiệm, dựa trên đó thiết bị sẽ tự động tính toán ra giá trị dòng điện và điện áp cần phát ra. Các điểm thí nghiệm sẽ được lựa chọn tại các vị trí tiêu biểu: tại vùng giáp ranh giữa các vùng bảo vệ, tại các góc của đặc tính tác động, tại các vùng hướng thuận và tại các vùng hướng ngược, ... kết quả của thí nghiệm là kiểm tra vùng bảo vệ và thời gian làm việc của bảo vệ.

Có hai cách lựa chọn điểm thí nghiệm:

- Vào trực tiếp tham số tổng trở: độ lớn và góc pha của tổng trở, sau đó chọn Add

- Nhấp chuột trực tiếp lên khu vực đồ thị mặt phẳng tổng trở tại điểm mong muốn sau đó chọn chức năng “Add”

Nếu muốn gán một điểm thí nghiệm cho nhiều trường hợp sự cố (Pha - pha, pha - đất, ba pha) thỡ cú thể chọn chức năng “Add to” ặ lựa chọn loại sự cố thớch hợp, hợp bộ thí nghiệm sẽ tự động tính toán ra dòng & áp dựa trên tổng trở đó cho từng loại sự cố.

Thẻ Settings cần có các chú ý sau: Có thể lựa chọn chế độ phát dòng điện hoặc điện áp không đổi. Khi chế độ phát dòng không đổi được lựa chọn thì điện áp sẽ được tự động tính toán ra với các điểm tổng trở thí nghiệm và tương tự nếu điện áp được phát ra không đổi thì dòng điện sẽ thay đổi theo.

Bảng kết quả hoàn toàn tương tự chức năng bảo vệ quá dòng.

IV.5.3. Thí nghim rơle so lch dòng đin

Qui trình chuẩn bị thiết bị và số liệu, file cài tham số cài đặt của rơle là hoàn toàn tương tự hai mục trên. Mục đích thí nghiệm rơle so lệch là để xác định đặc tính làm việc và việc hãm rơle theo sóng hài.

Các lựa chọn chính trong giao diện thử rơle gồm có:

- Bias Curve: Giao diện này để vào tọa độ các điểm thí nghiệm, có thể vào trực tiếp các bộ giá trị Idiff & Ibias hoặc nhấp chuột trực tiếp vào đặc tính phía bên tay phải màn hình. Các điểm thử nghiệm nên chọn ở vùng tác động và vùng khóa, các điểm thuộc các đoạn đặc tính khác nhau (Vùng so lệch ngưỡng thấp, ngưỡng cao, các đoạn có độc dốc khác nhau), số lượng điểm lựa chọn không hạn chế.

Hình trên thể hiện hai điểm đã được lựa chọn để thí nghiệm:

+ Điểm đầu tiên thuộc vùng tác động

+ Điểm thứ hai thuộc vùng hãm (N/T: No Trip) - Harmonic:

Chức năng này cho phép lựa chọn độ lớn của sóng hài và bậc của sóng hài.

Rơle thường cài đặt để khóa khi thành phần sóng hài bậc 2 hoặc bậc 5 vượt quá ngưỡng cho phép, theo hình trên thì ngưỡng hãm bắt đầu khi thành phần sóng hài bậc 2 vượt quá 20% thành phần dòng so lệch. Cách ddwua các điểm thí nghiệm vào hoàn toàn tương tự: nhập trực tiếp thông số hoặc nhấp chuột vào đồ thị.

Phần phía dưới, bên trái đồ thị sẽ hiển thị kết quả tương ứng khi thí nghiệm:

theo hình trên thì có 3 lần thí nghiệm, tuy nhiên 2 lần đã không đạt.

- General: Có hai tham số cần quan tâm

- Test max: Giới hạn thời gian thí nghiệm lâu nhất để bảo vệ rơle

- Delay time: Thời gian dãn cách giữa các lần bơm dòng thành công để đảm bảo rơle có đủ thời gian để trở về.

Phần báo cáo hoàn toàn tương tự như các thí nghiệm với các loại rơle khác.

Một phần của tài liệu Tài liệu đào tạo chuyên đề: Hệ thống rơle bảo vệ trong trạm biến áp – phần nâng cao (điện lực dầu khí cà mau) (Trang 115 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)