Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.2. Những bài học kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam
1.2.5. Thường xuyên chăm lo củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hệ thống cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong từng giai đoạn cách mạng, làm nòng cốt
1.2.5.1. Thường xuyên chăm lo xây dựng, bồi dưỡng cơ quan chính trị và cán bộ chính trị về mọi mặt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Ngay từ khi thành lập lực lượng vũ trang cách mạng Đảng ta đã rất quan tâm xây dựng củng cố kiện toàn cơ quan chính trị và cán bộ chính trị.
Từ các chính trị chỉ đạo viên trong tự vệ công nông, du kích cứu quốc đến đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội ngày nay; từ ban công tác chính trị đại đội phát triển thành hệ thống cơ quan chính trị các cấp như ngày nay đều đã khẳng định trên thực tế vị trí, vai trò hết sức quan trọng
của đội ngũ đó trong xây dựng quân đội về chính trị và giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
1.2.5.2. Thường xuyên bổ sung, hoàn thiện làm rõ chức năng, nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn, mối quan hệ của hệ thống cơ quan chính trị và cán bộ chính trị
Trong mỗi giai đoạn cách mạng và thực tiễn xây dựng, phát triển của quân đội việc kiện toàn, bổ sung, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn và các mối quan hệ công tác của đội ngũ bộ chính trị và cơ quan chính trị các cấp là hết sức quan trọng và cần thiết để phát huy vai trò đội ngũ này trong tiến hành công tác đảng, công tác chính trị và xây dựng quân đội về mọi mặt. Thực tế, trong suốt quá trình hình thành phát triển của đội ngũ cán bộ chính trị và cơ quan chính trị trong quân đội, Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng uỷ Quân sự Trung ương đều hết sức quan tâm phát huy vai trò, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chính trị, cán bộ chính trị cho phù hợp với tình hình thực tiễn, làm cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội.
1.2.5.3. Phát huy vai trò của cấp uỷ, chính uỷ, người chỉ huy các cấp trong xây dựng củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hệ thống cơ quan chính trị và cán bộ chính trị trong quân đội
Hệ thống cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp luôn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ, sự chỉ đạo của chính uỷ, người chỉ huy cùng cấp và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ chính trị, cơ quan chính trị cấp trên. Sự vững mạnh của cơ quan chính trị, cán bộ chính trị phụ thuộc trước hết vào sự quan tâm xây dựng, bồi dưỡng của cấp uỷ, chỉ huy cấp mình và cấp trên. Vì vậy, cần phải đề cao, phát huy vai trò của cấp uỷ, chính uỷ, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong bồi
dưỡng, kiện toàn, xây dựng cơ quan chính trị và cán bộ chính trị các cấp trong toàn quân.
1.2.5.4. Thường xuyên xác định đúng tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của cán bộ chính trị, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chính trị làm cơ sở cho việc xây dựng cơ quan chính trị, cán bộ chính trị vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Cán bộ chính trị cũng như cơ quan chính trị là những chủ thể trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội nên ngoài những yêu cầu về phẩm chất, năng lực nói chung cần phải có những yêu cầu, phẩm chất và năng lực cụ thể phù hợp cương vị, chức trách trong từng giai đoạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: Đối với bộ đội chính trị viên phải thân thiết như người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như người bạn; đối với nhân dân chính trị viên phải làm cho dân phục, dân tin, dân yêu bộ đội; đối với quân địch, chính trị viên phải biết cách tuyên truyền khôn khéo, thiết thực, để giác ngộ họ, lôi kéo họ về phía ta. Chính trị viên phải làm kiểu mẫu trong mọi việc, quán triệt và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn cách mạng Đảng ta đều lãnh đạo, chỉ đạo xác định, bổ sung những yêu cầu về phẩm chất, năng lực, các mối quan hệ công tác của cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp cho phù hợp với cơ chế lãnh đạo của Đảng và thực tiễn nhiệm vụ xây dựng quân đội.
1.2.5.5. Phát huy vai trò tích cực tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng mọi mặt của đội ngũ cán bộ chính trị, đồng thời phê phán, đấu tranh chống mọi quan điểm, nhận thức sai trái về vị trí, vai trò của công tác đảng, công tác chính trị và cán bộ chính trị
Các cấp uỷ tổ chức đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ chính trị tự tu dưỡng rèn luyện vươn lên ngang tầm nhiệm vụ. Cơ quan chính trị và cán bộ chính trị cần nhận rõ vị trí, vai
trò, trọng trách của mình, tích cực, chủ động tự rèn luyện về mọi mặt nhất là về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực trí tuệ tương xứng với chức trách nhiệm vụ được giao. Đồng thời phải thường xuyên đấu tranh khắc phục những nhận thức lệch lạc về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ chính trị và cơ quan chính trị trong xây dựng quân đội và tiến hành công tác đảng, công tác chính trị.
Kết luận chương 1:
Trên đây là những bài học kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tổng kết lại. Các bài học này là sự đúc kết ở nhiều góc độ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, nhưng đều xuất phát từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta và thực tiễn hoạt động phong phú, sinh động của công tác đảng, công tác chính trị trong các lĩnh vực công tác của quân đội ta. Nó có giá trị lãnh đạo cả về phương hướng, phương châm, nội dung, hình thức, biện pháp và phương pháp, tác phong của công tác đảng, công tác chính trị. Vì vậy, nghiên cứu những bài học kinh nghiệm đó để vận dụng linh hoạt sáng tạo, phù hợp với thực tế xây dựng, chiến đấu của quân đội ta trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.