Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo ở việt nam (2017) (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO; QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi các giá trị nhân bản của các tôn giáo là những di sản vǎn hoá tinh thần quý báu của nhân loại, bằng tri thức cách mạng, vốn hiểu biết về vǎn hoá sâu sắc và cái nhìn duy vật biện chứng, Người đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt lõi nhân vǎn trong các tôn giáo. Vì vậy, không ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh - Người cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam không dưới một lần ca ngợi những người sáng lập ra các

tôn giáo một cách thành kính: Chúa Giê su dạy đạo đức và bác ái. Phật thích ca dạy đạo đức và từ bi. Khổng Tử dạy đạo đức và nhân nghĩa.

Người đã nhấn mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tôn giáo và các học thuyết có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Đây là một đặc điểm lớn được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để và tài tình trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Tình cảm trân trọng và sự ngưỡng mộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giá trị nhân vǎn của tôn giáo, khác với đức tin của các tín đồ của các tôn giáo ấy, nó xuất phát từ chủ nghĩa nhân đạo có sẵn trong con người Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô thần đầy tư tưởng bao dung, không giáo điều, cục bộ, hẹp hòi; Người đã khéo léo vận dụng chủ nghĩa duy vật của Mác để "gạn đục khơi trong", kế thừa những giá trị vǎn hoá mang tính nhân vǎn cao đẹp của các tôn giáo. Điều đó làm cho các tôn giáo không hoàn toàn đối lập với chế độ xã hội chủ nghĩa, trái lại một số vǎn hoá, đạo đức tôn giáo có thể hoà nhập cùng dân tộc trên con đường xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vǎn minh; xây dựng một nền vǎn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đấy chính là sự vận dụng những quan điểm mác-xít hết sức xuất sắc và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh thực tế nước ta.

Có thể nói, ở Hồ Chí Minh tư tưởng và hành động của Người là sự dung hợp những giá trị tư tưởng nhân vǎn cao cả trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa cộng sản vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong sự dung hoà đó các giá trị nhân bản của tôn giáo được Hồ Chí Minh kế thừa, nâng cao trên cơ sở bổ sung những nội dung mới phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thời đại. Bản chất của tôn giáo là khẳng định, nhấn mạnh vai trò của siêu nhiên như một giá

trị xã hội cao nhất và đề ra một hệ thống chuẩn mực bình đẳng cho sự củng cố, giữ vững niềm tin ở sức mạnh của các thế lực siêu nhiên. Dù tôn giáo có lý tưởng cứu khổ, giải phóng con người nhưng tôn giáo đã phủ định sức mạnh ở chính con người. Với tôn giáo, con người chỉ là "con cừu bé nhỏ", là "chúng sinh đau khổ", cần được "chǎn dắt", "cứu vớt", "giải thoát". Với Hồ Chí Minh, xuất phát từ sự tôn trọng, tin tưởng vào sức mạnh to lớn của bản thân con người, Người cho rằng sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc phải dựa vào chính tiềm nǎng, sức mạnh to lớn của con người, của dân tộc.

1.3.2. Đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề tôn giáo, Người đã vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Hồ Chí Minh cho rằng việc đoàn kết lương giáo, đoàn kết giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo là một bộ phận của đoàn kết dân tộc.

Để đoàn kết những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo thì cần phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo.

Để có thể thực hiện tốt việc đoàn kết tôn giáo cần phải phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo với việc lợi dụng tín ngưỡng vì lợi ích cục bộ, đồng thời phải phân biệt giữa đức tin của quần chúng với việc lợi dụng tôn giáo để chống phá sự đoàn kết trong nhân dân của các phần tử phản động để có biện pháp xử lý phù hợp.

Cần phải biết kế thừa các giá trị nhân bản của các tôn giáo, trân trọng các nhân vật sáng lập các tôn giáo

1.3.3. Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân

Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng là một trong những quyền chính đáng của con người. Hạn chế và vi phạm quyền ấy là đi ngược với xu

thế của tiến bộ xã hội. Bác Hồ luôn giáo dục mọi người và bản thân Bác luôn gương mẫu trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào có đạo.

Sự tôn trọng ấy không chỉ thể hiện trên văn bản, lời nói mà còn trên cả hoạt động thực tiễn của Bác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán những phần tử lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, phê phán những việc làm sai chủ trương chính sách tôn giáo của Đảng và chính phủ.

1.3.4. Về mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc, đức tin và lòng yêu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng giữa đức tin tôn giáo và lòng yêu nước là không mâu thuẫn nhau. Mỗi người vừa là một tín đồ chân chính vừa là một công dân yêu nước.

Hồ chủ tịch thường nhắc: “nước nhà có độc lập thì tôn giáo mới được tự do vì vậy mọi người phải làm cho nước nhà độc lập”. Khi có được độc lập rồi thì phải quan tâm đến đời sống nhân dân vì độc lập sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân vẫn còn đói khổ.

Kết luận chương 1

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo, được ví như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới. .

Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và kế thừa tinh hoa tri thức của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta trong việc hình thành các quan điểm về tôn giáo.Tư tưởng Hồ Chí Minh đã bổ xung vào kho tàng của Chủ nghĩa Mác – Lênin một cách nhìn nhận tôn giáo mềm mại và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Những quan điểm và cách ứng xử của Người đối với vấn đề tôn giáo chứng minh Người am hiểu sâu sắc các tôn giáo lớn, trân trọng những giá trị cao đẹp của tôn giáo, đồng thời Người cũng kiên quyết vạch mặt những kẻ đội lốt tôn giáo để làm hại tôn giáo và dân tộc. Tất cả những gì người viết, nói về tôn giáo, tín ngưỡng chung quy lại là nhằm giác ngộ đại đa số đồng bào các tôn giáo và đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo ở việt nam (2017) (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w