CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ HOSTING VÀ WEBSITE
2. Nghiệp vụ người quản trị website
Ngày nay, website phải có một lộ trình xây dựng cũng như phát triển vì đây chính là bộ mặt của doanh nghiệp hay cá nhân trên thế giới Internet. Do đó, website phải luôn được chăm sóc bằng các cách khác nhau như cập nhật nội dung, sửa lỗi và bảo trì,… để gần gũi
hơn với người dùng, giúp người dùng tiếp cận doanh nghiệp dễ dàng hơn. Đó cũng chính là những công việc mà một người quản trị website cần thực hiện.
Cụ thể một số công việc cơ bản của người quản trị website là:
Thực hiện sao lưu/phục hồi dữ liệu website: Các dữ liệu trên website, đặc biệt là các website có nguồn dữ liệu lớn như website tin tức, website thương mại điện tử,… luôn cần được sao lưu và phục hồi định kỳ để chắn chắn rằng các nguồn thông tin của website được lưu trữ và mang ra sử dụng khi cần thiết.
Tạo nội dung, chỉnh sửa nội dung phù hợp: Website khi được xây dựng, nội dung có sẵn chỉ mang tính tượng trưng cho sản phẩm, vì thế mà nội dung không gắn kết đúng với dữ liệu của doanh nghiệp hoặc nội dung mà chủ thể website muốn truyền tải cho người dùng, khách hàng của mình. Do đó, người quản trị website sau khi tiếp nhận phải là người tạo nội dung hay chỉnh sửa những nội dung sẵn có cho phù hợp với website.
Thường xuyên cập nhật nội dung: Bạn muốn khách hàng tương tác với website, hiểu hơn về doanh nghiệp hay cập nhật những thông tin hữu ích cho họ. Thì cập nhật nội dung cho website chính là “dấu ấn” để hấp dẫn người xem và khách hàng. Cùng những công dụng trên, cập nhật nội dung thường xuyên cũng giúp cho các công cụ tìm kiếm (ví dụ như google) sẽ đánh giá website của chủ thể cao hơn.
Kiểm tra tình trạng và sửa lỗi phát sinh: Thế giới Internet thay đổi liên tục, chính vì thế website cũng trở nên thường xuyên có lỗi: do mã nguồn của website, do dữ liệu hay do thay đổi của môi trường Internet. Những lỗi phổ biến mà người dùng hay gặp như lỗi hình ảnh, đường dẫn bị thay đổi, mã nguồn bị lỗ hổng,… Trong đó, rất nhiều lỗi sẽ gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Tối ưu những trải nghiệm: Tối ưu website có thể giải thích đơn giản là việc tối ưu cho công cụ tìm kiếm như Google và tối ưu cho trải nghiệm của người dùng.
Quảng bá website: Website không thể phát triển nếu không thực hiện quảng bá, quảng cáo hay tối ưu để tiếp cận đến nhiều khách hàng, người dùng hơn.
Vì thế, tối ưu website, thực hiện phát triển và quảng bá website qua các kênh mạng xã hội, tìm kiếm hay các diễn đàn là công việc của quản trị viên website.
Câu hỏi và bài tập chương 3
1. Hãy trình bày một số nghiệp vụ cơ bản của một người quản trị Domain và Hosting?
2. Hãy trình bày một số nghiệp vụ cơ bản của một người quản trị Website?
3. Hãy vẽ sơ đồ tư duy cho chương 3?
[1] Idan Cohen, The ultimate guide to web hosting for beginers, Host Tracer, 2014.
[2] Peter Pollock, Web hosting for dummies, John Wiley & Sons, 2013.
PHỤ LỤC
X
phamthanhdat.gv@gmail.com phamthanhdat.gv@gmail.com
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh minh họa một Domain. ... 4
Hình 1.2. Hình ảnh minh họa cấu tạo một Domain. ... 5
Hình 1.3. Hình ảnh minh họa DNS. ... 6
Hình 1.4. Hình ảnh minh họa Web Hosting. ... 7
Hình 1.5. Hình ảnh minh họa mối quan hệ giữa Domain, DNS, Web Hosting. ... 7
Hình 1.6. Hình ảnh minh họa phân cấp Domain. ... 8
Hình 1.7. Hình ảnh minh họa Share Hosting. ... 10
Hình 1.8. Hình ảnh minh họa VPS Hosting. ... 11
Hình 1.9. Hình ảnh minh họa Dedicated Server Hosting. ... 12
Hình 1.10. Hình ảnh minh họa Cloud Hosting. ... 13
Hình 2.1. Logo của GoDaddy. ... 16
Hình 2.2. Logo của Namecheap. ... 17
Hình 2.3. Logo của PA Việt Nam. ... 17
Hình 2.4. Logo của Tinohost. ... 18
Hình 2.5. Logo của Domain.com. ... 18
Hình 2.6. Logo của Digistar. ... 19
Hình 2.7. Logo của Name.com. ... 19
Hình 2.8. Logo của BigRock.com. ... 20
Hình 2.9. Logo của Z.com. ... 20
Hình 2.10. Logo của Namesilo. ... 21
Hình 2.11. Logo của Mona Media. ... 21
Hình 2.12. Logo của WebHostingPad. ... 22
Hình 2.13. Logo của Tenten. ... 23
Hình 2.14. Logo của FPT Telecom... 24
Hình 2.15. Logo của VDC. ... 24
Hình 2.16. Logo của Viettel. ... 24
Hình 2.17. Logo của Nhân Hòa. ... 25
Hình 2.18. Giao diện minh họa phần tra cứu thông tin Domain. ... 27
Hình 2.19. Giao diện minh họa phần kết quả tra cứu thông tin Domain. ... 27
Hình 2.20. Giao diện minh họa phần gợi ý Domain chưa có chủ sở hữu. ... 28
Hình 2.21. Giao diện minh họa phần thanh toán Domain. ... 28
Hình 2.22. Giao diện minh họa phần cung cấp thông tin của chủ thể website. ... 29
Hình 2.23. Giao diện hiển thị các gói Share Hosting của 000webhost.com. ... 32
Hình 2.24. Giao diện hiển thị thời gian đăng ký Share Hosting và thanh toán của 000webhost.com. ... 32
Hình 2.25. Giao diện xác nhận để kích hoạt Share Hosting của 000webhost.com qua email. ... 33
Hình 2.26. Giao diện đăng ký tài khoản của 000webhost.com. ... 33
Hình 2.27. Giao diện sau khi đăng nhập thành công vào Hosting 000webhost.com. ... 34
Hình 2.28. Hình ảnh minh họa việc trỏ Domain (Park Domain) vào Hosting. ... 34
Hình 3.1. Logo của cPanel. ... 37
Hình 3.2. Logo của Parallels Plesk. ... 37
Hình 3.3. Giao diện quản trị thông tin cấu hình của 000webhost.com. ... 37
Hình 3.4. Giao diện cấu hình Domain, SubDomain, Email, Database của 000webhost.com. ... 38
Hình 3.5. Giao diện cấu hình FTP của 000webhost.com. ... 38
Hình 3.6. Giao diện tải nội dung website lên Hosting của 000webhost.com. ... 39
Hình 3.7. Giao diện quản lý nội dung website của 000webhost.com. ... 39