CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ XỬ LÝ NỀN TUYẾN ĐÊ BAO BẰNG CỌC ĐẤT-XI MĂNG
3.3. Công tác kiểm tra chất lượng nền
3.3.1. Công tác kiểm tra chất lượng nền thể hiện trong Bảng 3.8 như sau:
Bảng 3.8. Tổng hợp khối lượng công tác xử lý theo bảng B.1 (TCVN9403-2012)
STT Nội dung công việc Số lượng cọc kiểm tra
Số lượng mẫu (thí
nghiệm) Nội dung kiểm tra
1 Khoan mẫu tại hiện
trường 25 cọc 12 mẫu/ hố khoan Kiểm tra cường độ
2 Thử tĩnh cọc 03 cọc 01 thí nghiệm Kiểm tra sức chịu tải
(50,00 tấn)
3.3.2. Chi phí cho công tác kiểm tra chất lượng Bảng 3.9 như sau:
Bảng 3.9. Tổng hợp khối lượng công tác xử lý
STT Nội dung công việc Số lượng
Đơn giá (đồng)
Thành tiền (đồng)
Tổng cộng (đồng)
1 Khoan mẫu tại hiện trường 25 2.000.000 50.000.000
170.000.000
2 Thử tĩnh cọc 03 40.000.000 120.000.000
Kết luận chương 3:
- Trong chương này, tác giả tính toán nền đất gia cố ĐXM theo hai phương pháp
“Phương pháp tính toán theo quan điểm hỗn hợp của Viện Kỹ Thuật Châu Á và
Phương pháp phần tử hữu hạn bằng phần mềm Plaxis” qua đó tác giả thấy rằng dù tính kết quả độ lún theo phương pháp giải tích và theo phương pháp phần tử hữu hạn đều cho giá trị gần bằng nhau về độ lún. Thỏa điều kiện ổn định so với độ lún cho phép của nền đê<40cm (theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 262-2000). Đề xuất khi thiết kế và tính toán ta nên chọn một trong hai phương pháp đều được vì cả hai phương pháp đều cho kết quả chênh lệch không đáng kể.
+ Phương pháp giải tích tính được độ lún S=9,09 cm + Phương pháp phần tử hữu hạn được độ lún S=9,276cm
- Từ đó cũng khẳng định rằng các thông số (hàm lượng Đ/XM 14,613% (240kg xi măng cho 1m3 đất tự nhiên; tỷ lệ N/XM 0,8; đường kính 0,8m; chiều sâu 16m;
mật độ (khoảng cách) 1,6m) là phù hợp với điều kiện tự nhiên và địa chất khu vực tác giả nghiên cứu.
- Giải pháp gia cố nền tuyến đê xây dựng trên nền đất yếu bằng phương pháp cọc đất xi măng vào cầu giải quyết được một số vấn đề về ổn định và biến dạng công trình xây dựng trên nền đất yếu cụ thể như sau:
+ Giảm thời gian xây dựng công trình tương đối lớn, chi phí xây dựng công trình rẻ hiệu quả kỹ thuật cao, kiểm tra được chất lượng công trình.
+ Sử dụng giải pháp cọc đất xi măng là giải pháp quản lý được độ chênh lệch lún và tăng cường ổn định cho tuyến đê, chịu lực xô ngang khi nước dâng và tang khả năng chống thắm cho tuyến đê.
- Từ đó ta thấy để xây dựng công trình trên các vùng đất như vậy, sử dụng các biện pháp xử lý móng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Hợp lý hơn cả trong những trường hợp nền đất yếu là tìm giải pháp xử lý nền hoặc kết hợp xử lý nền với móng, trong đó giải pháp xử lý nền thường đóng vai trò chủ đạo đến công trình, đặc biệt là công trình giao thông, thủy lợi. Trong đó ta thấy Giải pháp ĐXM ứng dụng rất phù hợp cho xử lý nền ở khu vực Trần Đề tỉnh Sóc Trăng.
Từ kết quả nghiên cứu trong phòng ta chọn các thông số thiết kế ĐXM xử lý nền đất yếu ở Trần Đề tỉnh Sóc Trăng như sau:
+ Hàm lượng Đ/XM 14,613% (240kg xi măng cho 1m3 đất tự nhiên).
+ Tỷ lệ N/XM 0,8 + Đường kính 0,8m + Chiều sâu 16m
+ Mật độ (khoảng cách) 1,6m
Từ những thông số trên ta được tỉ lệ xi măng thích hợp với đất yếu thực tế ở khu vực Trần Đề tỉnh Sóc Trăng. Học viên chọn được tỉ lệ xi măng cần thiết kết hợp với đất yếu đạt cường độ,với hàm lượng tối ưu và hiệu quả từ đó ứng dụng cho việc xử lý đất yếu, gia tăng ổn định cho nền đất,hiệu quả kinh tế của hỗn hợp đất trộn xi măng để xử lý đất yếu tại khu vực Trần Đề tỉnh Sóc Trăng là 14,63% (240kg xi
măng cho 1m3 đất tự nhiên), cường độ chịu nén trong phòng là 1200 KN/m2 ở 28 ngày.
- Sau đó tác giả tính toán theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp giải tích tính được độ lún S=9,09 cm + Phương pháp phần tử hữu hạn được độ lún S=9,276cm
+Tác giả thấy rằng dù tính kết quả độ lún theo phương pháp giải tích và theo phương pháp phần tử hữu hạn đều cho giá trị gần bằng nhau về độ lún. Thỏa điều kiện ổn định so với độ lún cho phép của tuyến đê <40cm (theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 262-2000). Đề xuất khi thiết kế và tính toán ta nên chọn một trong hai phương pháp đều được vì cả hai phương pháp đều cho kết quả chênh lệch không đáng kể.
- CĐXM với các thông số như trên có thể ứng dụng thực tế để xử lý các công trình tương tự ở khu vực Trần Đề tỉnh Sóc Trăng.
II. Kiến nghị:
- Đề nghị sử dụng giải pháp ĐXM cho các công trình có yêu cầu xử lý tốt giải pháp kỹ thuật và yêu cầu tiến độ thi công nhanh, giá thành thấp.
- Giải pháp sử dụng trụ đất xi măng với chiều dài thay đổi không chỉ áp dụng để xử lý nền đê, mà nên áp dụng cho tất cả công trình có yêu cầu xử lý lún lệch như đường cất, hạ cánh trong sân bay, nền nhà máy, nhà kho, cống hộp ngang đường, các công trình cầu–cảng, công trình thủy lợi…
-Cần thực hiện thêm nhiều thí nghiệm ngoài hiện trường để đối chiếu lại thí nghiệm trong phòng để có các thông số đầu vào đáng tin cậy hơn.
III. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu công nghệ thiết kế, qui trình thi công, kiểm tra chất lượng cọc cát đầm.
- Nghiên cứu về giải pháp cấu tạo, cơ chế hoạt động, phương pháp tính toán của trụ đất xi măng có sử dụng lõi thép hoặc vật liệu khác để tăng cường khả năng chịu lực của trụ. Sử dụng cọc có chiều dài thay đổi để xử lý lún lệch nền đê.
- Xây dựng hàm lượng xi măng nhào trộn, hàm lượng chất phụ gia cho từng loại đất để đạt cường độ chịu cắt tốt nhất
- Nghiên cứu giữa sức chịu tải thiết kế và sức chịu tải thực tế khi thữ tĩnh cọc để điều chỉnh lại cường độ tính toán, chiều dài, đường kính, khoảng cách cọc để giảm