HỢP ĐỒNG TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ
3.1.Thực tiễn thi hành các quy định về nguyên tắc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự
Tình hình giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự tại các Tòa án nhân dân ngày càng tăng lên rất nhiều, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự ngày càng phức tạp.
Khi giải quyết về vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự còn nhiều bất cặp, do Điều luật áp dụng để giải quyết vấn đề trên chỉ có Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự, một số Điều của Bộ luật dân sự; một số trách nhiệm hình sự quy định rải rác về tách vấn đề bồi thường trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành không quy định cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nên dẫn đến việc áp dụng thiếu thống nhất.
Bộ Luật tố tụng hình sự chưa đưa ra khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến có sự nhằm lẫn khi xác định tư cách tham gia tố tụng, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của họ trong quá trình giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại.
Trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng thường không quan tâm đúng mức tới việc giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự mà
chỉ chú trọng đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự.
Những người tiến hành tố tụng thường không nghiên cứu kỹ Bộ luật dân sự và các hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao về bồi thường thiệt hại ngoài xác định không đúng thiệt hại, quyết định mức bồi thường không chính xác hoặc tách phần dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết không đúng quy định của pháp luật.
3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định về nguyên tắc vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự
3.2.1. Về lập pháp
Cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tố tụng khi giải quyết vấn đề
bồi thường trong vụ án hình sự để có sự thống nhất chung.
Cần xác định và hoàn thiện các quy phạm pháp luật về người tham gia tố tụng có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết phần trách nhiệm bồi thường của vụ án cụ thể như:
+ Xây dựng các khái niệm “vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự”; “chưa có điều kiện chứng minh”; “không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự”.
+ Xây dựng khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
+ Sửa đổi khái niệm về nguyên tắc bồi thường.
+ Quy định rõ ai, cơ quan nào có quyền tách vụ án hình sự và việc tách vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự được thực hiện ở giai đoạn náo của quá
trình giải quyết vụ án.
3.2.2. Về áp dụng pháp luật
Khi áp dụng pháp luật cần phải hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về nội dung của nguyên tắc giải quyết vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự, thường xuyên cặp nhật, nghiên cứu kỹ các quy định của luật dân sự và các văn bản thi hành để có thể giải quyết vụ án được đúng theo quy định của pháp luật.
Cần có sự so sánh phân biệt giữa những loại người tham gia tố tụng để hiểu được bản chất của từng loại người từ đó xác định đúng đắn tư cách người tham gia tố tụng của từng loại người trong vụ án.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bên cạnh việc xử lý vấn đề
trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng cần coi trọng cả việc giải quyết vấn đề dân sự để có thể giải quyết đúng phần bồi thường thiệt hại.
Cần tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xử vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.
Làm tốt hơn công tác tổng kết thực tiễn giải quyết các vụ án và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án.
Thực tiễn cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam thường giải quyết vấn đề bồi thường (trong đó có trách nhiệm dân sự) gắn liền với việc chứng minh tội phạm.
Với quy định trên của BLTTHS 2015, cũng như thực tiễn tố tụng ở nước ta, vấn đề được đặt ra là giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có phải là một giải pháp tốt đối với thực tiễn tư pháp Việt Nam ?
Trách nhiệm hình sự của một cá nhân được đặt ra khi cá nhân đó thực hiện một tội phạm được quy định trong luật.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại gây ra cho người khác bằng một khoản tiền tương ứng với thiệt hại đã
xảy ra.
Về lý thuyết, vai trò của trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự là
khác nhau. Trách nhiệm hình sự nhằm mục đích trấn áp một số thái độ (cách sử xự, hành vi) chống lại xã hôi và quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Còn trách nhiệm bồi thường được đặt ra nhằm giải quyết những xung đột về lợi ích khi thiệt hại xảy ra giữa các cá nhân trong xã hội.
Như vậy, trách nhiệm hình sự không trả lời một chút nào cho ý tưởng về nghĩa vụ bồi thường một thiệt hại gây ra cho người khác, nó không phải là
một nguồn của nghĩa vụ vì rằng trách nhiệm hình sự không thiết lập một mối liên hệ pháp lý nào giữa người có nghĩa vụ và người có quyền (giữa người phạm tội và nạn nhân).
Trong hệ thống Common Law, liên quan đến vấn đề giải quyết trách nhiệm dân sự, thường đưa ra sự phân biệt rạch ròi giữa breach of contract với tort; pháp luật về Torts (luật về hành vi gây thiệt hại) được phân biệt với pháp luật về hình sự – một lĩnh vực liên quan đến sự trừng phạt những người thực hiện hành vi sai trái. Việc phân biệt này bao hàm cả vấn đề tố tụng. Hầu hết các Torts phát sinh từ hành vi cố ý sai trái hoặc từ sự vô ý. Nhiều Torts bị
xem là tội phạm và hầu hết tội phạm bao gồm cả hành vi Torts (Tortious acts). Vậy một hành vi trái pháp luật và gây thiệt hại có thể dẫn đến hai tố quyền là tố quyền hình sự và tố quyền dân sự.
Bởi có sự phân biệt rõ ràng chức năng của pháp luật về Tort và pháp luật về hình sự nên trong thủ tục tố tụng hình sự không giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự mà chủ yếu là để áp dụng sự trừng phạt. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hệ thống Common Law với hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Trong hệ thống Civil Law mà đại diện điển hình là pháp luật Cộng hòa Pháp, trong trường hợp các vi phạm về hình sự mà kéo theo một thiệt hại cho cá nhân, nạn nhân có thể là nguyên đơn dân sự (se constituer partie civile), hợp đơn kiện dân sự với tố quyền hình sự; hai loại trách nhiệm cùng được phán xử cùng một lần bởi cùng một toà án (Toà hình sự – la Cours pénale).
Toà hình sự xét xử một lần vụ kiện chung (action publique) để quyết định một hình phạt (trách nhiệm hình sự) và vụ kiện dân sự (action civile) để bồi thường thiệt hại (trách nhiệm dân sự)
Toà hình sự chỉ có thẩm quyền xét xử, nếu như bị can bị coi là phạm tội theo luật hình sự,. Vì vậy, nếu người can phạm đã chết (ví dụ, trong vụ tai nạn giao thông, người gây ra tai nạn cũng bị tử vong …), hoặc nếu đạo luật hình sự trừng phạt hành vi nguy hiểm cho xã hội đó đã bị bãi bỏ, thì toà hình sự cũng không thể giải quyết về trách nhiệm dân sự nữa.
Riêng chỉ có trường hợp ân xá, theo pháp luật Cộng hòa Pháp, luật ân xá không bao giờ được xâm phạm đến quyền lợi của người thứ ba (ví dụ, nạn nhân của hành vi tráI pháp luật…), vì vậy, toà hình sự vẫn có thể xét xử về
phương diện bồi thường nếu Toà đã thụ lý trước ngày ban hành luật ân xá.
Cũng cần nói thêm rằng, nếu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (công tố) đã hết, thì quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường dân sự cũng bị hết thời hiệu, mặc dù thời hiệu về dân sự thường dài hơn thời hiệu về hình sự.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được những nét gần gũi, tương thích về
quan niệm giữa pháp luật Cộng hòa Pháp và Pháp luật Việt Nam về cùng vấn đề giải quyết trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự. Nhưng, có thể thấy, pháp luật Pháp đã có những quy định mang tính chặt chẽ và chi tiết hơn so với pháp luật Việt Nam cùng về vấn đề này.
Trong cổ luật Việt Nam: Khi một cá nhân xâm phạm vào trật tự xã hội, xã hội phải tự bảo vệ bằng cách trừng phạt họ. Đây là trường hợp trách nhiệm hình sự . Lỗi của người phạm tội về đạo đức càng lớn thì hành vi càng đáng chê trách, sự trừng phạt càng phải gia tăng.
Khi một cá nhân chỉ xâm phạm vào quyền lợi của một chủ thể khác, gậy cho họ một sự tổn thất thì dĩ nhiên vấn đề trừng phạt họ không được đặt ra, mà chỉ phải giải quyết vấn đề bồi thường; đây là trường hợp trách nhiệm dân sự (không tính đến mức độ trầm trọng của lỗi, sự bồi thường phụ thuộc vào mức độ thiệt hại)
Về tinh thần của luật pháp, cổ luật Việt Nam nói riêng và Phương Đông nói chung, đã không lưu tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến luật nghĩa vụ cũng như trách nhiệm dân sự , không có sự phân chia công pháp và tư pháp, dân luật và
hình luật…, vì tin rằng nhờ sự hoà hợp trong xã hội lấy lễ, nghĩa làm trọng, các mối quan hệ giữa cá nhân, trên nguyên tắc không thể gây nên được những tương tranh về quyền lợi. Dẫu, các xung đột ấy có xảy ra, lễ và nghĩa cũng là một tiêu chuẩn lý tưỏng, một biện pháp hữu hiệu để giải quyết mọi khó khăn.