Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo

Một phần của tài liệu Bai giang an ninh quoc phong (Trang 70 - 74)

2.1. Mục tiêu đấu tranh

Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ tạo sự ổn định chính trị, góp phần quan trọng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa .

2.2. Phương châm đấu tranh

 Giữ vững ổn định bên trong là chính, kết hợp với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, phát triển; đa phương hóa, da dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.

 Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ cương pháp luật, thực hiện công bằng xã hội.

 Lấy phòng ngừa, xây dựng là chính, đi đôi với đấu tranh đẩy lùi và vô hiệu hóa âm mưu hoạt động chống phá từ bên ngoài, không để xảy ra các tình huống phức tạp, bất ngờ...

 Phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo là trách nhiệm của hệ thống chính trị.

 Tăng cường năng lực toàn diện của quốc phòng – an ninh, sẵn sàng đấu tranh, xử lý các tình huống nhanh gọn, kiên quyết không để lây lan, không sơ hở để các thế lực thù địch tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của ta.

 Kết hợp giữa đấu tranh và hợp tác.

 Xử lý các tình huống cụ thể kiên quyết, tỉnh táo, thận trọng, khôn khéo không để địch mượn cớ can thiệp.

 Tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh trong nước với hoạt động đối ngoại.

 Kết hợp giữa phân hóa, cô lập các đối tượng chống phá ở ngoài nước với kiên quyết, tỉnh táo, khôn khéo đối với các phần tử chống đối ngoan cố trong nước.

 Không lẫn lộn giữa bọn phản động và quần chúng nhân dân; chống hữu khuynh, giản đơn; đồng thời chống cứng nhắc, tả khuynh; không để tình hình phức tạp hơn, không để đối tượng trở thành đối đầu, thù địch với ta, can thiệp vào nội bộ của ta.

 Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo, dân tộc là công tác vận động quần chúng.

2.3. Nội dung, giải pháp đấu tranh

Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn dân, mà trực tiếp là đồng bào các dân tộc, tôn giáo ở cơ sở.

Hai là, tăng cường củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở.

Ba là, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các đồng bào các dân tộc, các tôn giáo ở cơ sở.

Bốn là, chủ động và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, trong đó chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo.

Năm là, Chủ động xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh ở cơ sở, củng cố thế trận lòng dân vững chắc; chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.

Kịp thời phát hiện, dập tắt mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động đồng bào gây bạo loạn. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước tới nhân dân, vận động nhân dân tin vào Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Bai giang an ninh quoc phong (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(75 trang)