1.Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định 1.1. Mục tiêu điều trị [16]
1.1.1. Giảm các triệu chứng 1.1.2. Cải thiện khả năng gắng sức 1.1.3. Cải thiện tình trạng sức khỏe 1.2.4. Ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh
1.1.5. Phòng ngừa, điều trị các biến chứng và các đợt kịch phát
1.2. Điều trị không dùng thuốc
1.2.1. Giáo dục sức khỏe: Giáo dục bệnh nhân thường được xem là thành phần chính trong việc chăm sóc bất kỳ bệnh mạn tính nào nhằm cải thiện sự tuân thủ với các điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc như tiếp xúc duy trì việc tập luyện thể lực sau chương trình phục hồi chức năng phổi, hiểu và duy trì được việc cai thuốc lá và biết cách sử dụng đúng các dụng cụ như máy khí dung, buồng đệm và máy tạo oxy [64]
1.2.2. Giảm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: Cai thuốc lá, cải thiện môi trường sống – nghề nghiệp
1.2.2.1. Cai thuốc lá là phương tiện hữu hiệu nhất ảnh hưởng đến tiến triển tự nhiên của bệnh đối với những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn hút thuốc lá. Nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn cai thuốc lá cho những bệnh nhân đến khám vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay gặp các vấn đề về hô hấp
1.2.2.2. Các bệnh nhân nữ ở các nước phát triển thường mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do khói từ việc sử dụng các chất đốt sinh khói (Như than, củi, rơm, trấu…) trong môi trường không khí không tốt. Đối với những bệnh nhân này, việc hướng dẫn thay đổi lối sống, ngừng tiếp xúc với khói bụi, tránh hút thuốc lá thụ động là quan trọng nhất [57],[63]
1.2.3. Phục hồi chức năng hô hấp
1.2.3.1. Việc phục hồi chức năng hô hấp và duy trì hoạt động thể lực dường như mang lợi ích cho tất cả bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giúp cải thiện khả năng gắng sức và giảm bớt triệu chứng khó thở, mệt mỏi
1.2.3.2. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Tường Oanh, chương trình phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kéo dài 8 tuần đã cải thiện khả năng gắng sức cho người bệnh thể hiện qua cải thiện khoảng cách đi bộ 06 phút [6]
1.2.4. Chủng ngừa: Chủng ngừa cúm có thể làm giảm 50% những đợt bệnh nặng và tử vong ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [55],[56]
Bảng 8.1: Các điều trị không dùng thuốc
Nhóm bệnh nhân
Việc làm cần thiết Khuyến cáo Theo hướng dẫn của địa phương
Ngừng hút thuốc lá (Có Tiêm vaccine cúm
A thể bao gồm điều trị bằng thuốc)
Hoạt động thể chất Tiêm vaccine phế cầu
B,C,D
Ngừng hút thuốc lá (Có thể bao gồm điều trị bằng thuốc)
Phục hồi chức năng hô hấp
Hoạt động thể chất
Tiêm vaccine cúm Tiêm vaccine phế cầu
1.3. Điều trị dùng thuốc
1.3.1. Thuốc dãn phế quản
1.3.1.1. Thuốc dãn phế quản là trọng tâm để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.3.1.2. Thuốc dạng hít được ưa thích hơn, dãn phế quản đường hít tác dụng dài có hiệu quả và tiện lợi hơn dạng tác dụng ngắn
1.3.1.3. Việc chọn lựa giữa đồng vận β2, kháng cholinergic, theophyline hoặc điều trị kết hợp tùy thuộc vào sự có sẵn của thuốc và đáp ứng của từng bệnh nhân dựa trên triệu chứng và tác dụng phụ
1.3.1.4. Kết hợp dãn phế quản có thể làm gia tăng hiệu quả và làm giảm nguy cơ tác dụng phụ so với việc tăng liều của một thuốc dãn phế quản đơn độc
1.3.2. Glucocorticosteroid:
Các nghiên cứu cho thấy điều trị đều đặn với Glucocorticosteroid hít không làm thay đổi sự sụt giảm dài hạn trong FEV1 ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [19]
Bảng 8.2: Các điều trị dùng thuốc Nhóm
bệnh nhân
Lựa chọn đầu tiên
Lựa chọn thay thế đầu tiên Các lựa chọn thay thế khác
A
SABA SAMA
LABA LAMA
SABA + SAMA
Theophyline
B
LABA LAMA
LABA + LAMA Theophyline
SABA +/ hoặc SAMA
ICS + LABA LABA + LAMA PGE4 – inh
SABA+/hoặc SAMA
D
ICS + LABA LAMA
ICS + LAMA
ICS+ LABA + LAMA ICS + LABA + PGE4-inh LAMA + LABA
LAMA + PGE4-inh
Carbocysteine Theophyline
SABA +/hoặc SAMA
1.4. Các điều trị khác [16]
1.4.1. Điều trị oxy
Oxy liệu pháp, một trong những điều trị không dùng thuốc chủ yếu cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính rất nặng
1.4.2. Thông khí hỗ trợ
Thông khí không xâm lấn hiện được sử dụng rộng rãi để điều trị đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. So với điều trị oxy dài hạn đơn độc, thêm thông khí áp lực dương ngắt quãng vào có thể làm giảm ứ động CO2 và cải thiện khó thở ở một số bệnh nhân
1.4.3. Điều trị phẩu thuật
1.4.3.1. Cắt bỏ kiến khí: Ở những bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận, phẩu thuật này làm giảm khó thở và cải thiện chức năng phổi
1.4.3.2. Phẩu thuật cắt giảm thể tích phổi: Bệnh nhân với khí phế thủng thùy trên và giảm khả năng gắng sức nếu được phẩu thuật thì có tỉ lệ sống còn cao hơn so với bệnh nhân tương tự chỉ điều trị nội khoa
1.4.3.3. Ghép phổi: Ở những bệnh nhân được lựa chọn thích hợp với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn tiến triển, ghép phổi làm cải thiện chất lượng cuộc sống và trạng thái chức năng
1.4.4. Dinh dưỡng
2. Điều trị đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
2.1. Mục tiêu điều trị đợt kịch phát là làm giảm đến tối thiểu sự ảnh hưởng của đợt kịch phát hiện tại và ngăn ngừa sự phát triển của các đợt kịch phát tiếp theo. Hơn 80% đợt kịch phát có thể được điều trị tại nhà với các thuốc dãn phế quản, corticosteroid và kháng sinh [21]
2.2. Điều trị dùng thuốc 2.2.1. Thuốc dãn phế quản
Đồng vận β2 dạng hít tác dụng ngắn thường là thuốc dãn phế quản được ưa thích trong điều trị đợt kịch phát của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [31],[53]
2.2.2. Glucocorticosteroid
Corticosteroids toàn thân dùng trong đợt kịch phát giúp làm ngắn thời gian hồi phục, cải thiện chức năng hô hấp và tình trạng giảm oxy máu động mạch. Prednisolone 30mg – 40mg/
ngày trong 10 ngày – 14 ngày (Chứng cứ D), chưa có đủ chứng cứ để khẳng định thời gian tối ưu [34]
2.2.3. Kháng sinh
Kháng sinh nên được chỉ định ở bệnh nhân mắc đợt kịch phát có 03 triệu chứng:
Tăng khó thở, tăng thể tích đàm và đàm mủ (Bằng chứng B), có 02 triệu chứng trong đó có triệu chứng tăng đàm mủ (Bằng chứng C), hoặc thông khí cơ học (Bằng chứng B) [69]. Thời gian khuyến cáo sử dụng kháng sinh thường là 05 ngày – 10 ngày (Bằng chứng D)
2.3. Các biện pháp hỗ trợ hô hấp 2.3.1. Oxy liệu pháp
Đây là phương pháp chính trong điều trị đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân nằm viện. Việc cung cấp oxy nên được xác định để cải thiện tình trạng thiếu oxy máu để đạt độ bão hòa 88% - 92% [17]
2.3.2. Thông khí hỗ trợ
Thông khí hỗ trợ bao gồm cả thông khí cơ học không xâm lấn và thông khí cơ học xâm lấn qua nội khí quản hay mở khí quản. Thông khí cơ học không xâm lấn cần được khuyến khích áp dụng trong đợt suy hô hấp cấp vì tỉ lệ thành công cao [8]. Thông khí cơ học xâm lấn được xem là bước cuối cùng ở những bệnh nhân suy hô hấp trong đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
2.3.3. Dinh dưỡng
2.4. Tiêu chuẩn xuất viện sau đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh nhân có các tiêu chuẩn sau có thể cho xuất viện và sau đó nên được khám ngoại trú thường xuyên ở một cơ sở chuyên khoa để theo dõi diễn tiến bệnh, tránh tái phát và điều trị phù hợp, kịp thời [16]
2.4.1. Dùng thuốc đồng vận β2 đường hít không quá 01 lần mỗi 04 giờ 2.4.2. Có thể đi lại trong phòng
2.4.3. Ăn ngủ được và không phải thức giấc thường xuyên vì khó thở 2.4.4. Phản ứng phế quản (nếu có) được kiểm soát tốt
2.4.6. Khí máu động mạch ổn định từ 12 giờ - 24 giờ
2.4.7. Bệnh nhân hoặc người chăm sóc biết cách sử dụng đúng thuốc 2.4.8. Điều kiện theo dõi và chăm sóc tại nhà có đầy đủ