Lựa chọn các phương án thiết kế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tính toán thiết kế hệ thống vận chuyển lúa mì từ cảng lên kho trung chuyển (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU RỜI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Lựa chọn các phương án thiết kế

2.2.2.1 Phân tích các phương án vận chuyển hiện có 2.2.2.1.1 Yêu cầu thiết kế

 Dạng vận chuyển: kho chứa của tàu (rời).

 Tiêu tốn chi phí năng lượng thấp, dễ sử dụng và điều chỉnh theo yêu cầu, bảo trì dễ dàng.

 Hư hại đường ống ở mức thấp nhất do ma sát vật liệu với thành ống.

 Không chiếm diện tích lớn khi hoạt động.

2.2.2.1.2 Phân tích

Dựa vào đặc tính của vật liệu cần vận chuyển, kết hợp với việc khảo sát địa hình và các thiết bị vận chuyển hiện có ở khu vực, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác vận chuyển, nhu cầu thực tế và phạm vi ứng dụng của thiết bị vận chuyển, phương pháp vận chuyển bằng khí động được lựa chọn như một cách tối ưu.

Phương pháp vận chuyển bằng gàu tải chỉ thích hợp vận chuyển theo phương thẳng đứng và phương nghiêng trên 500, phương pháp này thật sự không phù hợp với điều kiện địa hình hiện có, bởi lẽ các nhà máy, kho chứa thường phân bố cách tương đối xa bờ sông.

Phương pháp vận chuyển bằng vít tải không phù hợp với yêu cầu đặt ra do khoảng cách vận chuyển vít tải không quá 30m.

Còn lại hai phương pháp vận chuyển bằng không khí và vận chuyển bằng băng tải thích hợp cho vận chuyển lúa Mì:

SVTH: Nguyễn Đình Linh 19 Bảng 2.1 So sánh hai phương pháp vận chuyển

Vận chuyển bằng khí động Vận chuyển bằng băng tải

 Khoảng cách vận chuyển đến 1800m.

 Độ cao vận chuyển lên đến 100m.

 Khoảng cách vận chuyển không xa.

 Độ cao vận chuyển thấp.

 Góc nghiêng của ống hút và đẩy có thể lên tới 900.

 Góc nghiêng của băng không cao từ 16 - 240.

 Năng suất cao (đạt tới 300 tấn/giờ).  Năng suất cao.

 Không chiếm diện tích lắp đặt lớn.  Chiếm diện tích lắp đặt lớn.

 Chế tạo khá phức tạp.  Chế tạo đơn giản.

 Vận chuyển cả trời mưa và nắng.  Không thể vận chuyển khi trời mưa.

 Tiêu thụ năng lượng khá nhiều.  Tiêu tốn năng lượng ít.

Từ Bảng 2.1 cho thấy giải pháp vận chuyển bằng không khí có thể đáp ứng yêu cầu đã đặt ra do phù hợp với yêu cầu địa hình, thời tiết ở khu vực,…Mặc dù phương pháp vận chuyển bằng khí động tiêu thụ năng lượng nhiều hơn và chế tạo khá phức tạp nhưng những ưu điểm mà nó mang lại đáp ứng được nhiều hơn cho khâu vận chuyển, có thể cơ giới hóa honà toàn khâu vận chuyển.

2.2.2.2. Chọn sơ đồ vận chuyển thích hợp 2.2.2.2.1 Cấu tạo

a. Ống dẫn

Ống vận chuyển bao gồm hai phần: ống hút và ống đẩy. Dùng để dẫn khí và lúa mì, thường sử dụng loại ống bằng nhựa có chất liệu dẻo để đảm bảo độ bền sử dụng lâu dài và linh hoạt trong quá trình hoạt động.

b. Cyclone

Dùng để tách nguyên liệu ra khỏi hỗn hợp khí (không khí – lúa mì), đảm bảo sao cho các hạt lúa phải rơi xuống đi vào Arilock.

SVTH: Nguyễn Đình Linh 20 c. Quạt thổi

Tạo sự chênh lệch áp suất ở hai đầu ống khi vận chuyển và tạo vận tốc gió cần thiết cần thiết để lúa mì có thể đi xa trong đường ống.

d. Airlock

Được lắp phía dưới cyclone nhằm mục đích là làm kín ngăn không cho không khí vào cyclone từ cửa xả liệu để đảm bảo độ chân không khi hút trấu, lượng vật liệu đi vào qua đường ống hút được thoát xuống kịp thời, không gây ra hiện tượng ứ ngẹn vật liệu ở cylone.

2.2.2.2.2. Nguyên lý làm việc

Vật liệu được hút từ đống vật liệu qua ống hút, ở đầu hút (1) không khí và vật liệu được hòa trộn thành hỗn hợp, do dòng không khí cuốn xoáy làm tơi các loại vật liệu và kéo chúng chạy theo vào đường ống dẫn (2), dòng hỗn hợp khí và vật liệu từ ống dẫn đi vào bộ phận cyclone (3), ở đây vật liệu tách ra khỏi dòng hỗn hợp khí và lắng xuống, sau đó đi qua airlock (4) rồi rơi xuống ống tăng tốc (7) . Phần không khí và bụi sẽ đi qua cylone thứ hai (5), ở đây bụi sẽ lắng lại ở đáy và phần không khí sạch sẽ đi vào bơm không khí (6). Bơm không khí sẽ thổi hạt lúa từ Airlock đi vào ống đẩy (8) và hạt lúa đi vào kho chứa.

SVTH: Nguyễn Đình Linh 21 Hình 2.8 Hệ thống vận chuyển lúa mì từ cảng lên kho chứa

1

2

3

5

6

8 7 4

SVTH: Nguyễn Đình Linh 22 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tính toán thiết kế hệ thống vận chuyển lúa mì từ cảng lên kho trung chuyển (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)