TÔNG XI MĂNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.2. Các giải pháp sửa chữa hư hỏng mặt đường bê tông xi măng
Một số giải pháp sửa chữa hư hỏng mặt đường bê tông xi măng được đề cập trong Sổ tay Bảo dưỡng đường giao thông nông thôn dành cho cán bộ cấp Tỉnh và cấp Huyện được tổng kết sau đây.
Cắt vá sửa chữa cục bộ
Cắt vá sửa chữa cục bộ được áp dụng cho các hư hỏng với quy mô:
- Những hư hỏng cục bộ diện tích 0,2-1m2;
- Miếng vỡ góc nhỏ, gây hiện tượng cập kênh tại miếng vỡ
Các hư hỏng này nếu không được sửa chữa kịp thời, nước sẽ thấm xuống qua các vết nứt vỡ làm biến dạng nền, dần dần hình thành vùng rỗng, phát triển vết nứt rộng hơn, gây lún đường, khó khăn cho phương tiện đi lại trên mặt đường và tăng tốc độ xuống cấp của đường
Biện pháp sửa chữa được đề nghị:
- Đánh dấu phạm vi hư hỏng;
- Cắt bê tông quanh vùng bị vỡ để được hình chữ nhật bao kín phạm vi bị hỏng rộng về mỗi bên ít nhất 25 cm (xem Hình 3.1);
- Cạy bỏ phần vừa cắt;
- Làm sạch, phẳng diện tích vừa đào bỏ;
- Chuẩn bị bê tông vừa đủ đổ vào phần cần sửa chữa và đầm nén, tốt nhất dùng đầm dùi hoặc đầm bàn;
- Gạt bỏ và làm sạch phần vữa bê tông bị tràn ra ngoài;
- Tiến hành bảo dưỡng các vị trí cắt vá sửa chữa theo quy định.
Sửa chữa khe nối
Hình thức sửa chữa này được áp dụng khi các khe nối bị vỡ không đều, chỗ to, chỗ nhỏ, vết nứt cong, hình thành các vệt vỡ nằm tại chỗ hoặc đã bị bong bật, những vết vỡ nông, sâu (xem Hình 3.2).
Vùng nứt
Đường cắt
Vùng bị vỡ
Hình 3.1. Cắt vá sửa chữa cục bộ trên tấm BTXM
Hình 3.2. Các dạng hư hỏng khe nối Biện pháp sửa chữa được đề xuất như sau:
- Với khe nối hư hỏng dạng nhẹ và dạng vừa chỉ cần cạy bỏ matít cũ, chèn matít mới vào khe nối.
- Với khe nối hư hỏng dạng nặng (vết nứt vỡ cạnh tấm phát triển rộng vào phạm vi tấm) có thể áp dụng biện pháp như sau:
+ Cắt thẳng mở rộng khe nối rộng hết phần hư hỏng và sâu vào tấm (xem Hình 3.3).
+ Đổ bê tông mới vào phần mặt đường bị cắt bỏ.
+ Xẻ khe và làm lại khe nối.
Phương pháp sửa chữa này có thể áp dụng được cho cả khe ngang và khe dọc.
Hình 3.3. Sửa chữa hư hỏng khe nối
Khe nối hoàn chỉnh
Vết cắt mới
Chống trôi tấm
Chống trôi tấm được áp dụng cho hiện tượng các khe nối dọc cứ rộng dần do một hoặc cả hai vệt tấm bị trượt ngang độ dốc ngang móng lớn, hay khe nối ngang rộng dần trên đường có độ dốc dọc lớn. Trên thực tế, hiện tượng này không xảy ra phổ biến đối với mặt đường bê tông đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Biện pháp sửa chữa được đề xuất cho trường hợp tấm bị trượt ngang như sau:
- Làm sạch khe nối dọc.
- Đổ BTXM trực tiếp bù vào phần khe nối đã bị mở rộng.
- Chống trôi tấm bằng cách đổ bê tông kiểu gờ chặn hai bên mép mặt đường (xem Hình 3.4).
Hình 3.4. Chống trôi tấm bằng bê tông gờ chắn Sửa chữa lề đường
Lề đường cho mặt đường BTXM thường được chọn là loại kết cấu mặt đường mềm, trong quá trình khai thác lề bị bào mòn rất nhanh tạo sự chênh lệch khá lớn giữa lề và mặt đường gây mất an toàn cho xe và các phương tiện, xe máy, xe thô sơ chạy trên đường.
Cách sửa chữa thường đơn giản nhưng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục đều đặn.
Theo tài liệu này, hư hỏng lề dạng lề thấp hơn mặt đường được phân loại như sau:
- Loại nhẹ: lề bị bào mòn thấp hơn 1-3cm so với mặt đường.
- Loại vừa: lề bị bào mòn thấp hơn 3-5cm so với mặt đường.
- Loại nặng: lề bị bào mòn lớn hơn 5cm so với mặt đường thậm chí bị
Bê tông gờ chắn TÊm BTXM cò
20-30cm
30-40cm
cày xới cục bộ từng đoạn ngắn.
Giải pháp sửa chữa được đề xuất cho mỗi loại hình hư hỏng của lề đường dạng lề đường thấp hơn mặt đường như sau:
- Đối với loại nhẹ, loại vừa: dùng hỗn hợp đá 5-15, hoặc cấp phối đồi dmax =15 mm té bù trên diện tích phần lề bị bào mòn.
- Đối với loại nặng:
+ Dùng cuốc bàn, cuốc chim xáo xới lề đường cũ.
+ Bổ sung lớp vật liệu mới, tốt nhất là loại vật liệu cùng loại với lề đường cũ.
+ San lớp vật liệu với chiều dày vừa đủ sao cho sau đầm nén cao độ lề vừa bằng cao độ mặt đường.
+ Dùng đầm thủ công hoặc đầm bàn rung làm chặt lớp lề.
Thay thế vật liệu chèn khe
Vật liệu chèn khe, mối nối (matít), sau một thời gian sử dụng thường bị bong tróc, lồi lõm không đều, mặc dù không có những ảnh hưởng lớn đến giao thông nhưng tạo điều kiện cho nước thấm dần xuống móng, dưới tác dụng trùng phục của tải trọng làm biến dạng dần lớp móng, có thể gây phụt bùn, vật liệu đáy móng bị dồn dịch, làm thay đổi điều kiện chịu lực chung cho tấm, có thể dẫn đến hư hỏng khe nối, gây nứt tấm...
Trình tự thực hiện sửa chữa như sau:
- Dùng móc sắt lấy đi lớp vật liệu làm khe cũ.
- Làm vệ sinh khe nối.
- Đổ matít vào khe.
Xử lý các vết nứt
Các vết nứt dọc, ngang chéo xuất hiện nông (chiều sâu vết nứt <5mm) trên bề mặt tấm thường không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng thông xe và điều kiện chịu lực của tấm. Các vết nứt nhẹ này có thể xử lý bằng cách đổ matit nhựa theo đường nứt, trám kín khe nứt.