Câu 2: Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
Câu 3: Trọng lực là gì?
Trọng lực có phương và có chiêù như thế nào ?
Câu 4: Trình bày tên các loại máy cơ đơn giản? Và dùng nó có tác dụng gì?
- HS Hoạt động cá nhân - HS: trả lời các câu hỏi
I. PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1: Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là lực.
Câu 2:
Lực tác dụng lên một vật:
+ Có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó + Có thể làm vật biến dạng + Vừa làm vật bị biến đổi chuyển động, vừa làm vật bị biến dạng.
Câu 3:
+ Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên các vật.
+ Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.
Câu 4:
+ Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
+ Dùng máy cơ đơn giản có tác dụng giúp con người làm việc dễ dàng hơn.
Câu 5: Em hãy trình bày kếy luận về mặt phẳng nghiêng và cho biết có mấy cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
Câu 6: Trình bày các yếu tố cấu tạo lên đòn bẩy?
Câu 5:
+ Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
+ Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
+ Có 3 cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
* Giảm chiều cao của vật kê.
* Tăng chiều dài của vật làm mặt phẳng nghiêng.
* Vừa tăng chiều dài của m.p nghiêng vừa giảm chiều cao của vật kê.
Câu 6: Các yếu tố cấu tạo lên đòn bẩy gồm:
* Điểm tựa là O
* Điểm tác dụng của lực F1
là O1.
* Điểm tác dụng của lực F2
là O2. Hoạt động 2: Ôn một số bài tập về Cơ học. (20’)
Năng lực hình thành cho HS sau hoạt động: Năng lực kiến thức vật lí. Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS.
- GV: Treo bài tập ghi sẵn lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề bài và tóm tắt sau đó tiến hành giải.
Bài 1: Biết 5 lít cát có m = 7,5 kg.
Tính KLR của cát.
Tính thể tích của 5 tạ cát.
- GV: Đặt câu hỏi;
* Bài toán đã cho biết những gì? (m = 7,5kg; V = 5 lít), cần tìm gì? (D =? ;
- HS Hoạt động cá nhân II. PHẦN BÀI TẬP
- HS: Đọc đề bài sau đó tiến hành giải theo hướng dẫn của GV.
Bài 1: Tóm tắt
V = 5 lít = 5 dm3 = 0,005 m3
m = 7,5kg D = ?
V` = ? biết m` = 5 tạ = 500kg.
Giải:
67
V`= ? biết m` = 5 tạ).
* Muốn tìm khối lượng riêng ta sử dụng công thức nào? ().
* Muốn tìm thể tích ta sử dụng công thức nào? ().
Bài 2: Khi ta muốn mua mật ong chúng ta phải biết rằng cứ 1200g mật ong có thể tích là 1 lít.
a) Tính trọng lượng của mật ong?
b) Tính KLR của mật ong?
- Bài toán đã cho biết những gì ? (m = 1200g; V
= 1 lít), và cần tìm gì? (P =
? ; D =?).
- Muốn tìm trọng lượng ta sử dụng công thức nào? (P
= 10. m)
- Muốn tìm khối lượng riêng ta sử dụng công thức nào? ().
a) Khối lượng riêng của cát là:
b) Thể tích của 5 tạ cát là:
Bài 2: Tóm tắt m = 1200g = 1,2 kg.
V = 1lít = 0,001m3. P = ?
D = ? Giải
a) Trọng lượng của mật ong là:
P= 10. m = 10. 1,2 = 12 (N) b) Khối lượng riêng của mật ong là:
=
4. Câu hỏi, bài tập củng cố và dặn dò a. Câu hỏi và bài tập củng cố (4’)
Câu 1 : Em hãy cho biết trọng lực là gì? Đơn vị của trọng lực? ( Nhận biết)
Câu 2 : Khối lượng riêng của một vật là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng? (Thông hiểu)
Câu 3 : Trọng lượng riêng của một vật là gì? Viết công thức liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng? ( Thông hiểu)
b. Dặn dò (1’):
- Về nhà học lại các câu hỏi vừa trả lời để chuẩn bị thi HKI.
Tuần 18 Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Theo lịch kiểm tra nhà trường) I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã được học trong chương cơ học vào làm bài kiểm tra 2. Kỹ năng:
- Suy luận và so sánh khi làm bài kiểm tra.
- Biết cách trình bày bài kiểm tra.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài : Vận dụng kiến thức đã học để kiểm tra kết quả học tập ở học kì I.
5. Định hướng phát triển năng lực a)Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề.
b)Năng lực chuyên biệt : - Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : Đề thi và đáp án 2. HS: Đề, giấy, bút, thước…..