CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Hướng tiếp cận của đề tài
Luận án kế thừa (có chọn lọc, phân tích và bình luận) các kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đề tài này trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức đầy đủ nhất có thể đối với các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại DNCVĐTNN.
Bên cạnh việc nghiên cứu lý luận về vấn đề bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại DNCVĐTNN, Luận án sẽ tập trung hướng nghiên cứu việc bảo vệ quyền của người lao động tại DNCVĐTNN dưới góc độ chuyên ngành Luật kinh tế (Luật doanh nghiệp, Luật phá sản, Bộ luật lao động) trong mối tương quan đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho DNCVĐTNN hoạt động, phát triển.
Luận án nghiên cứu, rút ra những đặc điểm chung về bảo vệ quyền của người lao động ở các nước trên thế giới để từ đó đưa ra những giải pháp tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại DNCVĐTNN.
28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
1. Bảo vệ quyền của người lao động nói chung và quyền của người lao động làm việc tại
DNCVĐTNN là một trong những vấn đề quan trọng trong quan hệ lao động được nhiều công trình đã nghiên cứu, khảo sát dưới các góc độ khác nhau. Những công trình đó, phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, điều kiện hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội ở một giai đoạn nhất định, phục vụ cho ngành khoa học cụ thể, đã nghiên cứu, giải quyết một hoặc một số nội dung liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Một số công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền của người lao động nói chung và quyền của người lao động làm việc tại DNCVĐTNN nói riêng, đã giải quyết sâu sắc một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người lao động, đề cập đến các khái niệm về bảo vệ người lao động, cơ chế bảo vệ quyền của người lao động. Các công trình này đi sâu vào nghiên cứu quyền con người, quyền của người lao động theo công ước quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, do mục đích, đối tượng, phạm vi và thời điểm nghiên cứu khác nhau nên các công trình này không đề cập đến lý luận việc bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại các DNCVĐTNN. Có thể khẳng định rằng, đây là các công trình cốt lõi, là cơ sở Nghiên cứu sinh kế thừa, tiếp thu để giải quyết vấn đề lý luận, thực tiễn và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại DNCVĐTNN. Các kết quả của những công trình nghiên cứu này là những giá trị khoa học quan trọng để luận án kế thừa trong quá trình nghiên cứu về việc bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại DNCVĐTNN theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Hơn thế nữa, những kết quả nghiên cứu đó cũng sẽ gợi mở để Luận án đánh giá sâu sắc hơn trên quan điểm cá nhân nhằm giải quyết một cách hệ thống các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
3. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, Luận án tiếp tục làm rõ và giải quyết những nội dung cơ bản sau: khái niệm bảo vệ quyền của người lao động dưới góc độ ngôn ngữ, pháp lý quốc tế; cơ chế bảo vệ quyền của người lao động; khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, ý nghĩa pháp luật bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại DNCVĐTNN; thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại các DNCVĐTNN; định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại DNCVĐTNN.
29
4. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp phấn tích lý luận, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic-lịch sử... Trong Luận án, phương pháp luật học so sánh được sử dụng để so sánh thực tiễn tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về bảo vệ quyền của người lao động nhằm chỉ ra những ưu việt trong các quan điểm, các kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tiếp thu và vận dụng một cách phù hợp vào việc bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại các DNCVĐTNN ở mức độ cao hơn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
30 CHƯƠNG 2