CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ DẬP NỬA NÓNG 2.1. Giới thiệu công nghệ
2.2. Ý nghĩa của công nghệ dập nửa nóng
17
Công nghệ dập nửa nóng được ứng dụng trong quá trình gia công áp lực trong đó phôi được nung nóng tới nhiệt độ trong khoảng từ đến . Trong khoảng nhiệt độ này khi gia công ta sẽ giảm được đáng kể lực dập so với phương pháp dập nguội.
Ý nghĩa chính của công nghệ dập nửa nóng là đối với những vật liệu kim loại có chứa hàm lượng các bon khá cao >0,5% và những vật liệu chứa thành phần hợp kim cao > 3%. Với những thép austenist không có tính giòn dễ vỡ thì ta chỉ nung tới nhiệt độ khoảng đến . Với loại thép này không thể sử dụng vùng nhiệt độ từ đến vì sự thiếu hụt những chất bôi trơn dành cho loại gia công này. Dẫn đến khả năng ứng dụng của công nghệ dập nửa nóng đối với loại thep austenist khó hơn so với thép C. Và vì vậy nó hiếm khi được áp dụng trong trường hợp này.
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa nhiệt độ và các đặc tính công nghệ thép C15.
Hình minh họa trên chỉ ra mối quan hệ giữa giới hạn chảy, khả năng gia công và sự phát triển của lớp gỉ dành cho thép cacbon khi được nung nóng ở nhiệt độ cao. Hai vùng này có thể được phân biệt dựa theo đường cong về khả năng chịu biến dạng không phù hợp với gia công áp lực.
Vùng 1 : Dưới
18
Trong vùng này vật liệu ở trạng thái cứng nhất, tính “giòn xanh” xuất hiện.
Với những thép có hàm lượng hợp kim thấp thì sự suất hiện của nó là nhân tố chính tới tốc độ biến dạng. Vì vậy sự “ giòn xanh” thay đổi tới một tốc độ cao khi tốc độ biến dạng tăng. Mức độ “ giòn xanh” không tương ứng với lực biến dạng cũng như khả năng biến dạng, thậm chí xảy ra ở nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ phòng.
Vùng II : Ở nhiệt độ
Ở trong vùng này khả năng biến dạng ở mức cao gọi là ròn đỏ. Khả năng biến dạng đầu tiên có thể là 2,5 lần so với ở nhiệt độ môi trường. Giới hạn chảy của cùng 2 có giá trị gần như không đổi từ đến . Với sai số của dụng cụ cảm ứng nhiệt độ trong khoảng có thể đạt được. Điều này có nghĩa là nếu ở đây không có dao động về giới hạn chảy thì sẽ không có dao động trong lực dập. Điều này cho ta một kết quả khá chính xác, gần đúng hoặc đúng với hình dạng chi tiết. Việc tăng giới hạn nhiệt độ của quá trình dập nửa nóng lên 850 độ C của vật liệu thép được xác định bằng sự xuất hiện của lớp gỉ sắt.
So với công nghệ dập nguội thì công nghệ dập nửa nóng có những ưu điểm hơn như:
- Giảm lực dập yêu cầu
- Giảm giới hạn về kích thước - Hệ số sử dụng vật liệu cao
- Cho phép gia công áp lực đối với một số thép mà phương pháp dập nguội không thể gia công được
So với phương pháp dập nóng, công nghệ dập nửa nóng có một số lợi ích :\
- Giảm năng lượng cần thiết - Ít gỉ sắt hơn
- Ít bavia
- Môi trường làm việc tốt hơn - Cấu trúc hạt tốt hơn
- Chất lượng bề mặt tốt hơn - Dung sai nhỏ hơn
19 - Giảm bước công nghệ hoàn thiện - Tỉ lệ sử dụng vật liệu cao hơn
Nói tóm lại, ta có thể nói rằng công nghệ dập nửa nửa nóng là sự kết hợp những thuận lợi của phương pháp dập nguội và dập nóng. Bằng việc khai thác những tính chất có lợi của thép ở nhiệt độ cao. Chúng ta có thể đạt được những độ chính xác gần như tương đương như khi sử dụng công nghệ dập nguội thông qua những phương pháp sử lý tiếp theo.
Chính vì những lợi ích này đã làm cho công nghệ dập nửa nóng rất phù hợp với những loại chi tiết yêu cầu chính xác. Nhưng một phần chi tiết lại bị giới hạn bởi lý do công nghệ, kinh tế cũng như kích thước và hình dạng bên ngoài.
Vì vậy phương pháp dập nửa nóng còn có thể được sử dụng thay thế cho phương pháp dập nóng ở giới hạn nhất định. [9]