b. Các nội dung đào tạo:
2.5.2. Những hạn chế
Trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục.
Vì đối tượng được cử đi đào tạo là những nhân viên theo quy hoạch phát triển của Công ty, những người có hợp đồng không xác định thời hạn nên đã làm cản trở việc nâng cao trình độ chuyên môn của những nhân viên mới khác. Mặt
khác, Công ty chưa lập được kế hoạch đào tạo trong dài hạn mang tính chiến lược lâu dài.
Có hình thức đào tạo có thể áp dụng cho cả hai đối tượng là cán bộ quản lý và các nhân viên trong Công ty nhưng thực tế lại không áp dụng như vậy. Ví dụ
như chương trình văn hóa doanh nghiệp, nghệ thuật quản lý trong doanh nghiệp chỉ
áp dụng cho cán bộ quản lý, nếu công ty cử nhân viên đi học cùng thì chính nhân viên đó sẽ có thêm kiến thức để giúp cho việc kèm cặp được dễ dàng hơn, họ sẽ được kiến thức để tự quản lý bản thân mình trong công ty và cuộc sống. Đồng thời văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nó nói lên thái độ, hành vi
ứng xử của các nhân viên trong Công ty vói nhau và với mọi người xung quanh.
Điều này không những đã làm ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ kế
cận có kinh nghiệm mà còn làm hạn chế khả năng học tập nâng cao trình độ của
đội ngũ nhân viên.
Chưa có người nào được đi đào tạo ở nước ngoài. Vì hiện nay Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, khó khăn trong kinh doanh càng tăng lên rõ rệt, và ngày nay khi thời đại của công nghệ bùng nổ thì việc tiếp thu và học hỏi từ các nước phát triển là điều cần thiết.
Một số nhân viên sau khi được cử đi đào tạo lại chuyển sang Công ty khác làm việc, làm cho việc đào tạo không có hiệu quả và tính chất ổn đinh của đội ngũ
lao động trong Công ty chưa cao.
Thiếu khả năng chuyển hóa những thông tin mới có được sau khóa đào tạo và trong tình hình công việc thực tế