Bài toán vận chuyển hành khách công cộng và đường bộ tại Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ web restful và ứng dụng trong hệ thống dữ liệu phân tán cho giao thông thông minh (Trang 37 - 40)

1.2. Hiện trạng ứng dụng giao thông thông minh tại Việt Nam

1.2.3 Bài toán vận chuyển hành khách công cộng và đường bộ tại Việt

nghiêm cấm sử dụng cho hoạt động khác [5].

Tại điểm đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 3 phút. Sở Giao thông - Vận tải địa phương xác định vị trí điểm đón, trả khách tuyến cố định (đối với đường quốc lộ phải thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền) trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm đón, trả khách trên địa bàn địa phương. Điểm đón,

30

trả khách được đầu tư, xây dựng theo nguyên tắc sau: đối với các tuyến đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, chủ đầu tư có trách nhiệm đưa vào thành một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng, đối với các tuyến đường bộ hiện đang khai thác, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hoá hoặc từ nguồn ngân sách Nhà nước. Sở Giao thông - Vận tải ra văn bản thông báo về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm đón, trả khách trên tuyến cố định.

Thế nhưng có một thực tế, thời gian qua hoạt động của các điểm đón, trả khách tuyến cố định của các doanh nghiệp hoạt động vận tải ở Hà Nội hay các bến xe dường như bị thả nổi. Nhiều điểm đón, trả khách tuyến cố định của các doanh nghiệp vận tải mọc rộ lên ở các tuyến đường chính trong tỉnh.

Thậm chí cùng một địa điểm mà có tới 3 điểm đón, trả khách của 3 doanh nghiệp vận tải mọc lên. Vi phạm quy định về khoảng cách tối thiểu, các trạm đón, trả khách lại còn vi phạm ở chỗ: kiêm luôn việc bán vé xe cho hành khách (đây là hoạt động bị cấm theo quy định tại Thông tư 63). Việc “buông lỏng” quản lý, cho các doanh nghiệp vận tải mở điểm đón, trả khách trong thời gian qua đã gây ra nhiều hệ luỵ như xảy ra những việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Theo số liệu từ Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê thuộc Tổng cục thống kê, ước tính trong năm 2013 số lượng vận tải hành khách có khoảng 2.7 tỷ lượt hành khách. Nếu chỉ tính một con số trung bình một lượt hành khách (khác với số lượng hành khách) trung bình chi trả 1 đô-la, quy mô thị trường vận tải hành khách ước tính là 2.7 tỷ đô-la. Giả sử các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chi trả cho đại lý kinh doanh cho họ 10% doanh thu có được, ước tính “miếng bánh” lớn dành cho các đại lý kinh doanh vé xe là khoảng 270 triệu đô-la hàng năm. Một con số đáng ước mơ để có thể bắt đầu làm sản phẩm chinh phục thị trường này, tuy nhiên trên thực tế việc này không hề dễ

31

dàng. Một số trang web kinh doanh vé xe khách bắt đầu ra đời từ cách đây hơn 3 năm như VeXeRe.vn, công ty khởi nghiệp vào năm 2012 được đầu tư bởi CyberAgent Ventures Vietnam và vừa được rót thêm vốn đợt 2 từ CyberAgent Ventures Vietnam và Pix Vine Capital là một trong những công ty đi tiên phong khai thác việc bán vé xe trực tuyến. Ban đầu, mô hình VeXeRe chỉ dừng lại ở việc bán vé tới khách hàng là người dùng cuối, về sau, VeXeRe cũn đã và đang phát triển cung cấp ứng dụng quản lý xe Bus Management System (BMS) cho các nhà xe và tập trung vào việc cung cấp thông tin, danh sách các nhà xe [6].

Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn mà các công ty bán vé xe trực tuyến phải đối mặt chính là thói quen của khách hàng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa việc đi lại đường bộ và đường hàng không là khách hàng hàng không thường có tâm lý đặt vé máy bay trước, còn với vé xe khách, khách hàng đợi sát giờ mới mua và thường không có kế hoạch đặt mua từ trước.

Và có một thực tế hơn là trên phương diện hành khách một ví dụ “Là sinh viên xa nhà, cứ cuối tuần tôi lại bắt xe khách về quê. Chỗ tôi trọ ở đường Nguyễn Xiển, đi ra Bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát đều xa. Biết là có quy định cấm bắt xe dọc đường, nhưng thấy mọi người thường ra chân đường dẫn lên cao tốc bắt xe nên mỗi khi về quê tôi đều ra đó cho tiện. Tôi chỉ nghĩ, nếu đón khách dọc đường sai chỗ quy định thì chỉ nhà xe phải chịu phạt, không ngờ hành khách cũng bị. Giờ biết quy định rồi, sắp tới còn tăng mức xử phạt nữa nên từ lần sau về quê tôi sẽ ra bến để mua vé, tránh phiền phức…”, Nguyễn Hữu Phi quê Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình, chia sẻ:

“Đặc thù công việc làm báo nên tôi thường xuyên phải đi các tỉnh công tác, phương tiện di chuyển đa phần bằng xe khách. Tôi thấy phiền phức khi không may đi phải “xe dù”. Những xe này thường đi lòng vòng bắt khách, thậm chí là “đua tốc độ” để tranh giành khách, gây nguy hiểm. Một trong những

32

nguyên nhân khiến những xe dù này tồn tại và hoạt động mạnh vì vẫn có nhiều hành khách có thói quen bắt xe dọc đường. Lên những chiếc xe này, thường không có vé, giá cả cao, cảm giác bất an, chỉ khi xuống xe mới biết mình còn sống. Đó còn chưa kể, việc bị nhồi nhét, móc túi hay xảy ra. Cả lái xe và phụ xe thường có lời lẽ kiểu dân “xã hội”, nếu hành khách nào có ý kiến sẽ bị đe dọa, đánh đập, đuổi xuống xe nhưng vẫn mất tiền cho cả tuyến”, nhà báo Hữu Doanh, công tác tại báo Cựu chiến binh Việt Nam, tâm sự [11].

Chính vì vậy để giải quyết tình trạng trên cần triển khai hệ thống giao thông thông minh theo hướng hỗ trợ hành khách bắt xe khách đường dài dọc đường khai dựa nền cơ sở hệ thống dữ liệu giám sát hành trình để tra cứu chuyến xe mà hành khách muốn đi, hiển thị danh sách chuyến xe đang gần tới điểm đón, số chỗ trống trên xe, giá vé các chuyến xe tới điểm đón, xác định trước được địa điểm đón của hành khách và tích hợp xác định thời điểm đón, khoảng cách đến điểm đón dọc đường theo thời gian thực. Từ đó giải quyết một phần nhỏ trong bài toán chung vận chuyển hành khách công cộng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ web restful và ứng dụng trong hệ thống dữ liệu phân tán cho giao thông thông minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)