KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

Một phần của tài liệu Phan loai de thi THPTQG hoa 2015 2017 (Trang 23 - 29)

1.(Đề 2016) Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Al. B. Li. C. Ca. D. Mg.

2.(Đề 2015) Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ?

A. K. B. Na. C. Ba. D. Be.

3.(Đề 2017mã 203) Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là

A. Al. B. Mg. C. Ca. D. Na.

4.(Đề 2016) Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. đá vôi. B. boxit. C. thạch cao nung. D. thạch cao sống.

5.(Đề 2017mã 203) Muối nào sau đây dễ bị phân huỷ khi đun nóng ?

A. Ca(HCO3)2. B. Na2SO4. C. CaCl2. D. NaCl.

6.(Đề T.Khảo-17 lần 3) Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. AlCl3. B. Al2(SO4)3. C. NaAlO2. D. Al2O3.

7.(Đề MH-17 lần 2) Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3–. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là

A. HCl. B . Na2CO3. C. H2SO4. D. NaCl.

8.(Đề 2017mã 202) Ở nhiệt độ thường, dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. KCl. B. KNO3. C. NaCl. D. Na2CO3. 9.(Đề 2017mã 201). Chất nào sau đây tác dụng với Ba(OH)2 tạo ra kết tủa?

A. NaCl. B. Ca(HCO3)2. C. KCl. D. KNO3. 10.(Đề 2017mã 201) Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?

A. Ba(OH)2. B. Na2CO3. C. K2SO4. D. Ca(NO3)2. 11.(Đề 2017mã 204) Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. Na2SO4. B. KNO3. C. KOH. D. CaCl2.

12.(Đề 2017mã 203) Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra ?

A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4. 13.(Đề MH-2015) Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH ?

A. Cl2. B. Al. C. CO2. D. CuO.

14.(Đề T.Khảo-17 lần 3) Trong công nghiệp, để điều chế NaOH người ta điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn). Chất X là

A. Na2SO4. B. NaNO3. C. Na2CO3. D. NaCl.

15.(Đề 2017mã 201) Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ray tàu hỏa. Kim loại X là?

A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.

16.(Đề 2017mã 202) Quặng nào sau đây có thành phần chính là Al2O3?

A. Hematit đỏ. B. Boxit. C. Manhetit. D. Criolit.

17.(Đề 2015) Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây ?

A. Al. B. Na. C. Mg. D. Cu.

18.(Đề MH-17 lần 2) Nhôm oxit không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây ? A . Dễ tan trong nước. B. Có nhiệt độ nóng chảy cao.

C. Là oxit lưỡng tính. D. Dùng để điều chế nhôm.

Mức độ II

19.(Đề 2017mã 203) Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag. Số kim loại điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch (điện cực trơ) là

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

20.(Đề 2016): Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:

(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.

(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (c) Cho CaO vào nước.

(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

21.(Đề 2017mã 202) Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

A. Cho BaSO4 vào dung dịch HCl loãng.

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch FeCl3.

C. Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH.

D. Cho CaO vào dung dịch HCl.

22.(Đề 2017mã 203) Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hoà X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là

A. 0,896. B. 0,448. C. 0,112. D. 0,224.

23.(Đề 2017mã 202) Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 19,15. B. 20,75. C. 24,55. D. 30,10.

24.(Đề T.Khảo-17 lần 3) Đá vôi là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, ... Nung 100 kg đá vôi (chứa 80% CaCO3 về khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) đến khối lượng không đổi, thu được m kg chất rắn.

Giá trị của m là

A. 80,0. B. 44,8. C. 64,8. D. 56,0.

25.(Đề MH-2015) Cho 115,3 gam hỗn hợp hai muối MgCO3 và RCO3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc), chất rắn X và dung dịch Y chứa 12 gam muối. Nung X đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z và 11,2 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng của Z là

A. 92,1 gam. B. 80,9 gam. C. 84,5 gam. D. 88,5 gam.

26.(Đề MH-2015) Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M vào 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 2M và BaCl2 1M, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 29,55. B. 19,70. C. 39,40. D. 35,46.

27.(Đề MH-17 lần 2) Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 224. B. 168. C. 280. D. 200.

28.(Đề T.Khảo-17 lần 3) Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 0,10. B. 0,20. C. 0,05. D. 0,30.

29.(Đề 2016) Hòa tan hết 0,54 gam Al trong 70 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 75 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,56. B. 0,39. C. 0,78. D. 1,17.

Mức độ III

30.(Đề 2017mã 204) Cho ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn các tính chất sau:

- X tác dụng với Y tạo thành kết tủa;

- Y tác dụng với Z tạo thành kết tủa;

- X tác dụng với Z có khí thoát ra.

Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là:

A. NaHCO3, Ba(OH)2, KHSO4. B. AlCl3, AgNO3, KHSO4. C. KHCO3, Ba(OH)2, K2SO4. D. NaHCO3, Ca(OH)2, HCl.

31.(Đề MH-2015) Ba dung dịch A, B, C thoả mãn:

- A tác dụng với B thì có kết tủa xuất hiện;

- B tác dụng với C thì có kết tủa xuất hiện;

- A tác dụng với C thì có khí thoát ra.

A, B, C lần lượt là:

A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4. B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3. C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. 32.(Đề 2017mã 202) Cho các phát biểu sau:

(a) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt được hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4. (b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư, thu được kết tủa.

(c) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt.

(d) Kim loại nhôm tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

(e) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

33.(Đề MH-2015) Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ? A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.

C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.

D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2. 34.(Đề 2017mã 201) Cho các phát biểu sau:

(a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.

(b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.

(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.

(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3. (e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3. Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

35.(Đề 2017mã 203) Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.

(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. (c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. (e) Cho NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (e) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

36.(Đề 2017mã 204) Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.

(b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).

(c) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và FeO (không có không khí).

(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy.

Số thí nghiệm tạo thành kim loại là

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

37.(Đề 2017mã 203) Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là

A. Mg(OH)2. B. Al(OH)3. C. MgCO3. D. CaCO3.

38.(Đề T.Khảo-17 lần 3) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), thu được dung dịch X. Hấp thụ CO2 dư vào X, thu được dung dịch chất Y. Cho Y tác dụng với Ca(OH)2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, tạo ra chất Z tan trong nước. Chất Z là

A. Ca(HCO3)2. B. Na2CO3. C. NaOH. D. NaHCO3. 39.(Đề 2017mã 201) Cho các sơ đồ phản ứng sau:

X1 + H2O X2 + X3 ↑+ H2↑ (1) X2 + X4  BaCO3 + Na2CO3 + H2O

(2) X2 + X3  X1 + X5 + H2O

(3) X4 + X6  BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O

điện phân dung dịch có màng ngăn

Các chất X2, X5, X6 lần lượt là

A. KOH, KClO3, H2SO4. B. NaOH, NaClO, KHSO4. C. NaHCO3, NaClO, KHSO4. D. NaOH, NaClO, H2SO4. 40.(Đề 2017mã 202) Thực hiện các phản ứng sau:

(1) X + CO2 → Y (2) 2X + CO2 → Z + H2O

(3) Y + T → Q + X + H2O (4) 2Y + T → Q + Z + 2H2O Hai chất X và T tương ứng là:

A. Ca(OH)2, NaOH. B. Ca(OH)2, Na2CO3. C. NaOH, NaHCO3. D. NaOH, Ca(OH)2.

41.(Đề 2015) Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 1,28. B. 0,64.

C. 0,98. D. 1,96.

42.(Đề MH-2015) Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2 : V1 là

A. 4 : 3. B. 25 : 9.

C. 13 : 9. D. 7 : 3.

43.(Đề 2016) Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau:

Giá trị của V là

A. 300. B. 250.

C. 400. D. 150.

44.(Đề T.Khảo-17 lần 3) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:

Tỉ lệ a : b tương ứng là

A. 4 : 5. B. 2 : 3.

C. 5 : 4. D. 4 : 3.

45.(Đề 2017mã 201) Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Al và Al2O3

trong 200 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V

ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là

A. 0,5. B. 1,5. C. 1,0. D. 2,0.

46.(Đề 2017mã 203) Hoàn tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 10,08 lít H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, số mol kết tủa Al(OH)3 (n mol) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V lít) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là

A. 2,34. B. 7,95. C. 3,87. D. 2,43.

47.(Đề 2017mã 202) Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và Na2O vào nước, thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là

A. 14,40. B. 19,95. C. 29,95. D. 24,60.

48.(Đề 2017mã 204) Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al2O3

và Na vào nước, thu được dung dịch Y và x lít khí H2 (đktc).

Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của x là

A. 10,08. B. 3,36. C. 1,68. D. 5,04.

49.(Đề MH-17 lần 1) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 1,7. B. 2,1. C. 2,4. D. 2,5.

Mức độ IV

50.(Đề 2015) Hỗn hợp X gồm CaC2 x mol và Al4C3 y mol. Cho một lượng nhỏ X vào H2O rất dư, thu được dung dịch Y, hỗn hợp khí Z (C2H2, CH4) và a gam kết tủa Al(OH)3. Đốt cháy hết Z, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào Y được 2a gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y bằng

A. 3 : 2. B. 4 : 3. C. 1 : 2. D. 5 : 6.

51.(Đề 2015): X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch Na2CO3 nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ 100 ml X vào 100 ml Y, sau các phản ứng thu được V1 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ 100 ml Y vào 100 ml X, sau phản ứng thu được V2 lít CO2 (đktc). Biết tỉ lệ V1 : V2 = 4 : 7. Tỉ lệ x : y bằng

A. 11 : 4. B. 11 : 7. C. 7 : 5. D. 7 : 3.

52.(Đề 2015)5 Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản

ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây ?

A. 2,5. B. 3,0. C. 1,0. D.1,5.

53.(Đề MH-17 lần 1) Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 27,96. B. 29,52. C. 36,51. D. 1,50.

54.(Đề 2017mã 203) Cho lượng dư Mg tác dụng với dung dịch gồm HCl, 0,1 mol KNO3 và 0,2 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 6,272 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 13. Giá trị của m là

A. 83,16. B. 60,34. C. 84,76. D. 58,74.

55.(Đề 2017mã 204) Cho 9,6 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí. Thêm 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X, thu được dung dịch Y, kết tủa và 1,12 lít khí Z (đktc). Lọc bỏ kết tủa, cô cạn Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 67,55 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 5,8. B. 6,8. C. 4,4. D. 7,6.

Một phần của tài liệu Phan loai de thi THPTQG hoa 2015 2017 (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w