TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu GIÁO AN TUẦN 1 NGHỀ NGHIỆP (Trang 27 - 30)

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức, trò chuyện chủ đề.

- Cho trẻ đọc bài thơ " Bé làm bao nhiêu nghề

"

+ Trong bài thơ mà các con vừa đọc có nhắc đến những nghề nào ?ai có thể cho cô biết không ? ( cô mời trẻ trả lời câu hỏi )

+ Muốn biết các bạn trả lời có đúng không thì cô và các con sẽ cùng kiểm tra xem nhé ? ( cho trẻ xem tranh )

- Vậy các con lớn lên sẽ làm nghề gì?

- Nghề nào cũng là nghề tốt. Các con lớn lên ai cũng sẽ có một nghề mà mình yêu thích.Để thực hiện những mơ ước đó thì ngay bây giờ các con phải ngoan, học hỏi, ăn giỏi, ngủ ngon… để trở thành những người có ích cho xã hội nha !

- Trẻ đọc thơ

- Nghề thợ xây, cô giáo, thợ mỏ

- Trẻ xem tranh

- Trẻ nói lên ước mơ của mình

- Vâng ạ 2.Giới thiệu bài .

- Có 1 bài hát rất hay nói về một nghề rất cao quý trong xã hội. Công việc của nghề này rất là vất vả chăm lo cho các các con từ bữa ăn đến giấc ngủ, chăm sóc cho các con hang ngày trên lớp. Chúng mình cùng nghe 1 đoạn

nhạc và cùng đoán nhé. - Vâng ạ

3. Hướng dẫn.

3.1.Dạy vận động: “Cô giáo miền xuôi – nhạc sĩ Mộng Lân.

- Thể hiện theo nhịp đứng tại chỗ.

+ Các con thấy công việc của các cô giáo có vất vả không?

+ Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng và biết ơn cô giáo.

- Lần 2: Cả lớp hát đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi.

+ Chúng mình vừa thể hiện bài hát gì?

+ Bài hát sẽ hay và nhộn nhịp hơn khi được chúng mình thể hiện các cách vận động vỗ tay đấy. Chúng mình cùng quan sát cô vỗ tay như thế nào nhé.

+ Cô thể hiện vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.

+ Cả lớp thực hiện vỗ tay theo nhịp (không nhạc) Lần 2 hát và vỗ tay theo nhịp kết hợp với đệm nhạc.

+ Ngoài cách vỗ tay theo nhịp ra các con còn biết kiểu vỗ tay nào nữa?

- Cô quan sát sửa sai cho trẻ.

- Mỗi tổ sẽ tự chọn cho mình 1 dụng cụ âm nhạc để thể hiện bài hát “lớn lên cháu lái máy cày” theo cách riêng của tổ nhé.

+ Tổ 1: Sử dụng xắc xô.

+ Tổ 2: Thể hiện bằng thanh gõ.

+ Tổ 3: Thể hiện theo ý thích.

+ Mời nhóm bạn trai, nhóm bạn gái biểu diễn.

+ Cá nhân biểu diễn.

- Trẻ thể hiện - Có ạ

- Trẻ hát và về chỗ ngồi - Cô giáo miền xuôi - Trẻ quan sát

- Trẻ vỗ tay theo nhịp cùng cô

- 2-3 trẻ nói lên ý của mình

- Tổ thực hiện

- Cá nhân biểu diễn

3.2. Nghe hát “Cô đi nuôi dạy trẻ” của tác giảNguyễn Văn Tý.

- Nghe hát lần 1: Cô hát cho trẻ nghe trọn vẹn bài hát.

+ Niềm vui của cô sẽ được vui hơn khi được cùng nắm chặt tay các con để thể hiện bài hát đó

- Nghe hát lần 2: Nghe và biểu diễn minh họa cho bài hát.

3.3.Trò chơi “ Vui cùng điệu nhạc”.

- Cách chơi : Cô sẽ mở bản nhạc có nhiều giai điệu khác nhau, nhạc vui nhộn và nhanh các con sẽ cùng thể hiện hiện những động tác, những điệu nhảy sôi nổi theo ý thích của mình. Nhạc nhẹ, mềm mại các con lại hưởng ứng các động tác mềm mại

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô quan sát, gợi ý cho trẻ.

- Cô nhận xét trẻ.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ thể hiện bài hát cùng cô

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

4. Củng cố- giáo dục .

- Cô hỏi trẻ hôm nay trẻ được học gì?

- Trẻ được chơi trò chơi gì?

- Cô giáo dục trẻ.

- Vận động “Cô giáo miền xuôi”

- Nghe hát “Cô đi nuôi dạy trẻ”

-Trò chơi “ Vui cùng điệu nhạc”.

5. Kết Thúc.

- Cô nhận xét- tuyên dương trẻ.

- Cho trẻ vận động bài “Cô giáo miền xuôi”. -Trẻ vận động

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về: tình trạng sức khỏe;

trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức, kĩ năng của trẻ).

...

...

...

...

...

...

Một phần của tài liệu GIÁO AN TUẦN 1 NGHỀ NGHIỆP (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w