Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.12. Một số chỉ số đo lường trong nghiên cứu
Căn cứ theo Quyết định 1313/QĐ-BYT, ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện, Thời gian khám bệnh gồm 4 hình thức sau:
a. Khám lâm sàng đơn thuần: Thời gian khám trung bình dưới 2 giờ.
b. Khám lâm sàng có làm thêm 01 kỹ thuật cận lâm sàng (xét nghiệm cơ bản, hoặc chẩn đoán hình ảnh, hoặc thăm dò chức năng ): Thời gian khám trung bình dưới 3 giờ.
c. Khám lâm sàng có làm thêm 02 kỹ thuật phối hợp (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm và thăm dò chức năng ): Thời gian khám trung bình dưới 3,5 giờ.
d. Khám lâm sàng có làm thêm 03 kỹ thuật phối hợp (xét nghiệm cơ bản, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng): Thời gian khám trung bình dưới 4 giờ.
Trong nghiên cứu này, do NB đã có hồ sơ bệnh án được quản lý tại các đơn vị CMU, nên thời gian khám bệnh sẽ tính theo trường hợp khám lâm sàng đơn thuần. Thời gian chờ trung bình là 2 giờ.
Tiêu chí đánh giá thời gian chờ đợi khám bệnh tại đơn vị CMU được tính như sau:
- Chờ đợi rất lâu: Khi NB phải chờ khám > 150 phút - Chờ đợi lâu: Khi NB phải chờ khám từ 120 -150 phút
- Bình thường: Khi NB chờ khám từ 90 - 120 phút - Nhanh: Khi NB chờ khám từ 60 - 90 phút - Rất nhanh: Khi NB chờ khám < 60 phút
Sơ đồ 2.1. Quy trình khám bệnh lâm sàng 2.12.2. Thang đo ACT (Asthma Control Test)
Là bộ 5 câu hỏi trắc nghiệm đơn giản về tình trạng hen bao gồm các triệu chứng ban ngày, ban đêm, số lần phải xịt thuốc cắt cơn và ảnh hưởng của hen lên cuộc sống của người bệnh. Mỗi câu hỏi có lựa chọn được cho điểm từ 1 đến 5. Sau khi trả lời xong, tổng tối đa 25 điểm. Phân loại mức độ kiểm soát hen theo điểm ACT như sau:
- ≤ 19 điểm: Hen chưa được kiểm soát
- 20-24 điểm: Hen được kiểm soát một phần/kiểm soát tốt - 25 điểm: Hen được kiểm soát hoàn toàn
(nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm ACT: Phụ lục 8) 2.12.3 . Thang điểm CAT (COPD Assessment Test)
Đánh giá ảnh hưởng của COPD lên chất lượng cuộc sống, gồm 8 câu hỏi, cho bệnh nhân tự đánh giá mức độ từ nhẹ tới nặng, mỗi câu đánh giá có 6 mức độ, từ 0 đến 5, tổng cộng được 40 điểm. Phân loại mức độ ảnh hưởng theo điểm CAT như sau:
- CAT ≤ 10: Người bệnh ít triệu chứng
- CAT > 10: Người bệnh nhiều triệu chứng (nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm CAT: Phụ lục 9)
2.12.4. Thang điểm mMRC (modified Medical Research Council)
Đánh giá mức độ khó thở của người bệnh COPD, gồm 5 câu hỏi, đánh giá mức độ khó thở từ nhẹ đến nặng, mỗi câu đánh giá có 5 mức độ, từ 0 đến 4. Phân loại mức độ khó thở theo thang điểm mMRC như sau:
- Mức 1 (1 điểm): Khó thở nhẹ.
- Mức 2 (2 điểm): Khó thở trung bình.
- Mức 3 (3 điểm): Khó thở nặng.
- Mức 4 (4 điểm): Khó thở rất nặng.
(nội dung bộ câu hỏi trắc nghiệm mMRC: Phụ lục 10) 2.12.5. Bệnh đồng mắc của hen, COPD
- Các bệnh đồng mắc của người bệnh hen, COPD đã được công bố từ các kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
- Các bệnh đồng mắc bao gồm: Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, viêm loét dạ dày, thoái hóa khớp, viêm gan, loãng xương, suy thận, ung thư,…
- Nguồn thông tin về bệnh đồng mắc: Phỏng vấn người bệnh bằng bộ câu hỏi, thông tin từ hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2.12.6. Tuân thủ tái khám:
Một người bệnh được đánh giá là có tuân thủ tái khám khi:
- Đã có hồ sơ bệnh án quản lý tại đơn vị CMU.
- Đến khám định kỳ 01 lần/tháng theo giấy hẹn do đơn vị CMU cung cấp từ lần khám trước đó.
2.12.7. Tuân thủ điều trị
Một người bệnh được đánh giá là có tuân thủ điều trị khi:
- Tuân thủ tái khám theo quy định.
- Sử dụng thuốc dạng xịt/hít đúng cách theo đánh giá của bác sĩ ghi nhận trong HSBA.
2.12.8. Phương pháp đánh giá
- Các thời điểm đánh giá hiệu quả quản lý, điều trị tại đơn vị CMU:
+ Bắt đầu tham gia quản lý, điều trị tại đơn vị CMU
+ Trong quá trình quản lý, điều trị tại đơn vị CMU, các mốc thời gian đánh giá là
6 tháng, 12 tháng và 24 tháng (thời điểm các BN đến tái khám theo hẹn).
- Các tiêu chí đánh giá:
+ Kiến thức về bệnh (khả năng nhận biết đợt cấp,..).
+ Các triệu chứng: ho, tầm hoạt động, tình trạng ăn, ngủ.
+ Mức độ kiểm soát hen.
+ Mức độ khó thở.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Giai đoạn 1: Tiến hành điều tra cơ bản
623 NB 03 TLN (NB) 03 PVS (CBYT)
Thực trạng sử dụng dịch vụ KCB tại đơn vị CMU
Phân tích một số yếu tố liên quan
Giai đoạn 2 : Đánh giá hiệu quả cải thiện bệnh
310 HSBA 03 TLN (NB) 03 PVS (CBYT)
Đánh giá tình trạng bệnh trước và sau quản lý tại CMU
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ nghiên cứu
Sơ đồ 2.3: Qui trình và số liệu các nhóm nghiên cứu Tổng số NB quản lý, điều trị tại 3 đơn
vị CMU trong 2 năm (2015-2016) (n = 911)
Tổng số NB đủ tiêu chuẩn phỏng vấn (n = 709)
Tổng số NB
duy trì điều trị liên tục ≥ 2 năm (n = 310)
CMU Thái Nguyên
(n = 152)
CMU Bắc Giang
(n = 46)
CMU Hải Dương
(n = 112) Tổng số NB
không tiếp cận được
(n = 35)
Tổng số NB đã tiếp cận và phỏng vấn
(n=623)
PV trực tiếp: n= 547 (87,8%) PV qua điện thoại: n= 76 (12,2%)
Tổng số NB từ chối phỏng
vấn (n=51)
Chương 3