Chuyển đổi thức ăn

Một phần của tài liệu Vai trò của HUFA đối với cá biển – ý nghĩa của việc làm giàu thức ăn sống và chuyển đổi thức ăn trong sản xuất giống cá biển nhân tạo (Trang 25 - 27)

Sự chuyển đổi thức ăn (weaning) ởấu trùng cá biển là sự chuyển từ thức ăn sống như luân trùng, Artemia hoặc các động vật nổi làm thức ăn khác sang thức ăn tổng hợp. Chuyển đổi thức ăn là giai đoạn cần thiết và quan trọng khi sản xuất giống nhân tạo cá biển, làm cho cá quen với thức ăn nhân tạo trước khi đưa ra ương giống và nuôi thương phẩm, làm tăng tỉ lệ sống cho các công đoạn sản xuất sau. Chuyển đổi thức ăn, nhất là chuyển đổi thức ăn sớm, còn có ý nghĩa lớn trong việc giảm đi sự phụ thuộc vào thức

ăn sống, nguồn thức ăn phải tốn chi phí lớn để sản xuất, tính ổn đinh thấp, yêu cầu điều kiện nuôi phức tạp và khó có thể giải quyết đủ số lượng lớn, nhất là khi cá đạt đến giai

đoạn lớn cần tiêu thụ rất nhiều thức ăn [10], [33]. Tuy nhiên, chuyển đổi thức ăn khác với cho ăn bình thường ở giai đoạn ương giống hoặc nuôi thương phẩm ở chỗ thức ăn sử dụng phải đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cao, đáp ứng được khả năng tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng của ấu trùng cá, bảo đảm sự sinh trưởng bình thường và sức sống.

Sự chuyển đổi thức ăn thường bắt đầu khi ấu trùng cá hoàn chỉnh quá trình biến thái, chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng, khi mà chức năng của dạ dày đã hoạt động, sự tiêu hóa dạ dày đã bắt đầu. Thời điểm này cá có thể sử dụng, tiêu hóa thức ăn tổng hợp mà không có bất cứ một trở ngại nào. Giai đoạn này lượng thức ăn sống cũng giảm dần. Thực tế là cá càng lớn thì chuyển đổi thức ăn càng dễ. Thông thường với cỡ

cá 50-250 mg, thức ăn chuyển đổi có kích cỡ 0,3 mm [33].

Thuật ngữ chuyển đổi thức ăn sớm dùng để chỉ quá trình cho cá ăn thức ăn tổng hợp trước khi có hoạt động tiêu hóa dạ dày. Có nhiều lý do để cho việc chuyển đổi thức ăn sớm được quan tâm trong sản xuất giống cá biển: sự chủ động của thức ăn sống, giá sản xuất thức ăn sống cao, yêu cầu điều kiện nuôi và bản thân sự hạn chế về

dinh dưỡng của thức ăn sống.

Vấn đề phức tạp nhất trong việc phát triển thức ăn tổng hợp cho ấu trùng cá biển chính là sự khả năng tiêu hóa thức ăn, nhất là khả năng tiêu hóa, hấp thụ protein khi ấu trùng chưa có dạ dày. Trong một thời gian dài người ta cho rằng không thể thay thế

của Cahu và CTV (1998) [6], [7], [33] và trên ấu trùng cá tráp vàng của Yúfera và CTV (2000) [33], [42] với protein được thủy phân đã xác định có thể sử dụng thức ăn tổng hợp sớm hơn ở ấu trùng cá biển mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỉ lệ

sống. Các nghiên cứu này đã thu hút các nhà nghiên cứu trong việc phát triển thức ăn tổng hợp cho việc chuyển đổi thức ăn sớm. Đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng cho ăn kết hợp giữa thức ăn sống (luân trùng) và thức ăn tổng hợp ở nhiều loài cá và được ứng dụng vào sản xuất. Đây được xem là một bước phát triển quan trọng hướng tới giảm dần sự phụ thuộc vào thức ăn sống trong sản xuất giống cá biển [33].

Đã có nhiều nghiên cứu xác định khả năng tiêu hóa, hấp thu protein ở ấu trùng chưa hoạt động chức năng dạ dày và cho rằng ấu trùng cá biển yêu cầu protein dạng

đơn giản như axít amin tự do hoặc peptide. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm khi cho ăn

ấu trùng cá biển ăn thức ăn có protein đã thủy phân cho kết quả ngược lại. Trong các nghiên cứu, chỉ có cá bơn Dover khi cho ăn thức ăn có 100% protein thủy phân cho kết quả tốt. Ở cá chẽm Châu Âu, nếu thức ăn có protein thủy phân sẽ tốt hơn cho ấu trùng, nhưng nếu tỉ lệ protein thủy phân trong thức ăn cao sẽ làm giảm hiệu quảương nuôi. Với ấu trùng cá tráp, thức ăn không có protein thủy phân tốt hơn có 50% và 100% thủy phân. Ở ấu trùng cá halibut, thức ăn với 10% protein thủy phân tốt hơn không có, nhưng thức ăn có 30% protein thủy phân sẽ tăng tỉ lệ chết và giảm sinh trưởng [33]. Nghiên cứu trên ấu trùng cá chẽm Châu Âu xác định thức ăn protein thủy phân có khả năng kích thích việc ra các enzyme màng viền lông nhung (các peptidase, disaccharidase, esterase) ởấu trùng. Vì vậy, một tỉ lệ vừa phải protein thủy phân sẽ tốt cho ấu trùng cá biển [33].

Một phần của tài liệu Vai trò của HUFA đối với cá biển – ý nghĩa của việc làm giàu thức ăn sống và chuyển đổi thức ăn trong sản xuất giống cá biển nhân tạo (Trang 25 - 27)