A. Miêu tả C.Miêu tả và tự sự
B.Tự sự D.Tự sự và biểu cảm.
3. Kết thúc truyện, Thánh Gióng bay về trời.. Chi tiết này nói lên điều gì?
A. Thể hiện Gióng không muốn ở lại trần gian.
B.Thể hiện Gióng đã hoàn thành nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao, và Gióng không ham lợi danh quyền thế.
C.Vì Gióng ăn quá khỏe, trần gian không thể đử sức nuôi Gióng.
D.Cả ba đáp án trên đều sai.
4. Nghe thấy tiếng sứ giả rao tìm người tài giúp nước, Thánh Gióng cất tiếng gọi: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây…”. Câu nói của đứa trẻ lên ba thần kì này có ý nghĩa gì?
A. Là Câu nói yêu nước,xin được giết giặc cứu nước . B.Câu nói xin ân huệ của nhà vua.
C.Là câu nói nhờ mẹ giúp đỡ.
D.cả ba ý kiến trên đều đúng.
5. Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của ngườn xưa được hình tượng hóa.
A .Đúng.
B.Sai.
6. Dòng nào sau đây không nói đúng vai trò của hành động bốc núi, chuyển đồi của Sơn Tinh để chặn nước dâng cuồn cuộn của Thủy Tinh ?
A. Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng.
B.Gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
C.Gây cười
D. Là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa.
7. Các từ sau đây từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Cầu hôn B.Sính lễ.
C.Tráng sĩ D.Cưới gả.
8. Câu trả lời nào đúng nhất cho câu hỏi: tự sự là gì?
A. Là trình bày diễn biến sự việc.
B.Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc và kết cục của chúng..
C.Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
D.Là yếu tố hoang đường ,không có thực, giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
II TỰ LUẬN (8Đ) 1 ( 2 điểm)
Xếp các từ sau thành 3 nhóm ( từ đơn, từ ghép, từ láy ):
Núi đồi, rực rỡ, đẹp đẽ, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, bánh kẹo, học hành.
2: ( 6 điểm) Hãy tả lại một người mà em yêu quý nhất.
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút
---
PHẦN 1: (5 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…
(Trích: Thánh Gióng)
a) Chỉ ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo có trong đoạn trích trên?(1.5 điểm) b) Đoạn trích trên kể về sự việc gì? (0.5 điểm)
c) Em hiểu thế nào là truyền thuyết? (1.0 điểm) Câu 2: (2.0 điểm)
a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: (1.0 điểm)
Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu quả xuống từ hai phía cù lao.
b) Tìm các từ láy có trong câu văn sau: (1.0 điểm)
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giẫy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
PHẦN 2: (5 điểm)
Cơn mưa dông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại. Vầng trăng lên, đêm mở ra, cảnh vật đẹp lung linh dưới ánh trăng. Em hãy tả lại cảnh đó.