Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp
đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv ... Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất.
2.5.1.1. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết
Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết ( điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài . Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử
2.5.1.2. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết
Toạ độ các điểm chi tiết được tính trên phần mềm xử lý số liệu đo và tính theo công thức sau: XP = XA1 + XA1-P
YP = YA1 + YA1-P
Trong đó XA1-P = Cos A1 - P * S YA1-P = Sin A1 - P * S
Hình 2.4: Phần mềm xử lý số liệu đo vẽ chi tiết
2.5.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 2.5.2.1. Đặc điểm, chức năng của máy toàn đạc điện tử trong đo vẽ chi tiết
Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử gồm sự ghép nối của 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.
Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử[7]
Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ ( điểm chi tiết ), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang ( hay góc bằng ) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z ). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu phục vụ cho đo chi tiết và tính ra số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này
được hiển thị trên màn hình hoặc lưu trữ trong bộ nhớ trong ( RAM- Random Access Memory ) hoặc bộ nhớ ngoài, sau đó được trút qua máy tính.
2.5.2.2. Quy trình đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử và sử lý số liệu a. Công tác chuẩn bị máy móc
Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một thước đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có dụng cụ hỗ trợ cân bằng gương phản xạ. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh.
b. Trình tự đo
-Tại điểm định hướng B, thực hiện giữ cân bằng bọt tròn gắn trên gương.
-Tại trạm đo A: Tiến hành cân bằng và định tâm máy. Mở máy và khởi động máy, Đặt chế độ đo và đơn vị đo, nhập các thông số cần thiết.
- Đưa ống kính ngắm chính xác tâm gươn điểm định hướng B. sử dụng các phím chức năng nhập các số liệu...Đưa trị số hướng mở đầu về 0000'00".
- Quay ống kính Bắt đầu đo chi tiết này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU .
Hình2.6: Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử[7]
c. Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU
Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau:
Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B:
XAB= XB - XA YAB= YB - YA
Tính góc định hướng của cạnh mở đầu:
SAB= artg
AB YAB
Tính góc định hướng của cạnh SA1.
SA1= SAB+ 1
- Chuyển cạnh nghiêng DA1 về trị số cạnh ngang SA1: SA1 = DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1
- Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1:
XA1= SA1cos SA1 YA1= SA1sinSA1
Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1:
X1= XA+ XA1 Y1= YA+ XA1
- Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1:
HA1= SA1tgv+v1+ im- lg Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg
- Tính độ cao điểm chi tiết 1:
H1= HA+hA1
Như vậy số liệu đã được CPU tự động tính toán và lưu trữ