Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Và Công Nghệ Thông Tin Trong Thành Lập Mảnh Bản Đồ Địa Chính Số 31 (Trang 47 - 52)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thành lập bản đồ địa chính Xã Trung Mầu

4.3.1. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính

39

b. Thành lập lưới khống chế đo vẽ - Quy định chung:

Việc thiết kế thi công, đặt tên, chọn điểm, chôn mốc... tuân thủ theo dự án chi tiết đã được duyệt.

Công tác đo đạc, tính toán bình sai, độ chính xác toạ độ lưới sau bình sai tuân thủ theo thông tư 25 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Thiết kế kỹ thuật- Dự toán công trình.

Theo quy định tại dự án chi tiết, lưới khống chế đo vẽ được xây dựng trên cơ sở các điểm lưới địa chính đó thiết kế, xây dựng trên địa bàn hoặc các

40

điểm vùng phụ cận. Các điểm này đều được đo, tính toán bình sai bằng công nghệ GNSS dựa trên các điểm cơ sở hiện có trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Lưới đường chuyền kinh vĩ cấp I, được thành lập bằng công nghệ GNSS Căn cứ vào các cặp điểm địa chính nêu trên, đơn vị thi công tiến hành thiết kế lưới dưới dạng mạng hình tam giác phù hợp. Tổng số điểm kinh vĩ cấp I là 44 điểm và được thiết kế.

Trên địa bàn xã Trung Mầu tại các khu vực đất nông nghiệp và dân cư được bố trí rất nhiều cặp điểm thông nhau được làm bằng đinh sắt để đảm bảo tồn tại lâu dài phục vụ việc giao đất, xác định mốc giới trong việc giải quyết tranh chấp đất đai sau này của địa phương. Qua khảo sát thiết kế, ước tính khái lược thì lưới khống chế đo vẽ kinh vĩ I có các chỉ tiêu như sau:

1. Sai số trung phương trọng số đơn vị. mo = 1.000 2. Sai số vị trí điểm:

Lớn nhất: (KV1-10). mp = 0.006(m).

Nhỏ nhất: (KV1-08). mp = 0.001(m).

3. Sai số trung phương tương đối chiều dài cạnh:

Lớn nhất: (KV1-22---104528). mS/S = 1/ 38567 Nhỏ nhất: (KV1-29---TM-28). mS/S = 1/ 3752688 4. Sai số trung phương phương vị cạnh:

Lớn nhất: (KV1-22---104528). m = 3.83"

Nhỏ nhất: (KV1-29---TM-28). m = 0.06"

5. Sai số trung phương chênh cao:

Lớn nhất: (KV1-12---KV1-11). mh= 0.023(m).

Nhỏ nhất: (KV1-34---104528). mh= 0.010(m).

6. Chiều dài cạnh:

Lớn nhất: (KV1-1---KV1-5). Smax = 9571.921m Nhỏ nhất: (KV1-31---KV1-32). Smin = 103.48m Trung bình: Stb = 725.129m.

Sau khi đã xác định được khu vực đo vẽ, tiến hành xác định các điểm

41

lưới khống chế hạng cao nhà nước và tiến hành đo lưới bằng máy đo GPS

Hình 4.2. Sơ đồ lưới khống chế xã Trung Mầu

Bảng 4.2. Kết quả tọa độ mặt phẳng và độ cao bình sai xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm,thành phố Hà Nội

HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC: 105°00'

Số Tên Tọa độ Độ cao

TT điểm X(m) Y(m) h(m)

1 104528 2323154.554 595608.182 4.660

2 GL-14 2330386.643 600226.772 5.230

3 GL-15 2330736.290 602784.051 4.483

4 KV1-08 2331185.735 603916.608 11.810

5 KV1-01 2331453.046 603667.961 5.733

6 KV1-02 2331290.184 603520.018 6.502

42

- Sau khi đã có kết quả kết quả tọa độ mặt phẳng và độ cao sau bình sai, tiến hành bình sai lưới khống chế cấp đo vẽ cấp I. Kết quả bình sai lưới khống chế được thể hiện như sau:

Bảng 4.3. Bảng trị đo gia số tọa độ và các chỉ tiêu sai số Kết quả bình sai lưới khống chế cấp I

HỆ TỌA ĐỘ VUÔNG GÓC KHÔNG GIAN ELLIPSOID QUI CHIẾU: WGS-84

Số Tên đỉnh cạnh DX DY DZ RMS RATIO

TT Điểm đầu

Điểm

cuối (m) (m) (m) (m)

1 KV1-03 KV1-04 104.639 45.625 38.434 0.001 5.705 2 KV1-15 KV1-14 -214.878 -38.403 -37.554 0.003 2.198 3 KV1-15 KV1-11 59.069 -96.431 282.006 0.003 3.862 4 KV1-13 KV1-12 204.783 59.492 -24.220 0.003 2.100 5 KV1-12 KV1-14 -166.971 23.376 -155.972 0.003 1.972 6 KV1-12 KV1-11 106.977 -35.013 163.648 0.003 2.205 c. Các bước thực hiện thành lập bản đồ địa chính từ số liệu đo đạc

Bước 1: Trút số liệu đo từ máy Toàn đạc điện tử sang máy tính Bước 2: Triển khai các điểm đo lên bản vẽ

Đây là công đoạn được thực hiện sau khi đo đạc chi tiết, sử dụng phần mềm trút dữ liệu của máy Toàn đạc điện tử để đưa ra số liệu đo vào máy tính.

Trong nghiên cứu công đoạn này sử dụng phần mềm Leica Geo Office Tools để thực hiện.

Bước 3: Nối các điểm đo tạo thành thửa đất

Sau khi đã trút được các file số liệu đo từ máy toàn đạc vào máy tính, tiến hành sử dụng phần mềm MicroStation và phần mềm Famis để triển các điểm đo này lên bản vẽ.

43

Bước 4: Nối các điểm đo tạo thành thửa đất

Đây là công việc được thực hiện sau khi triển các điểm đo chi tiết lên bản vẽ, thao tác nối các điểm đo để tạo thành thửa đất, thông qua sổ vẽ sơ họa thửa đất và sơ đồ đi gương. Công đoạn này được xử lý trên các phần mềm thành lập bản đồ như: MicroStation, Famis, eMap, Autocad...

Bước 5: In kiểm tra, đối soát ngoài thực địa

Công việc này được thực hiện sau khi đó nối được các điểm đo chi tiết tạo thành thửa đất và tạo bản đồ kiểm tra bằng phần mềm Famis, bản vẽ sẽ được in ra và đi đối soát ngoài thực địa. Mục đích của công việc này là phát hiện ra được những thửa đất nối chưa đúng hoặc thiếu điểm đo chi tiết, điều tra bổ sung các thông tin còn thiếu của thửa đất. Biện pháp xử lý là nếu nối chưa đúng thì nối lại ranh giới cho các thửa đất, nếu thiếu điểm đo chi tiết thì phải tiến hành đo vẽ bổ sung.

Bước 6: Quy chủ, gán thông tin thửa đất

Sau khi đó in kiểm tra và đối soát cho các thửa đất, cùng với những thông tin đó điều tra và thu thập được, tiến hành gán thông tin cho các thửa đất các thông tin như: tên chủ sử dụng, loại đất, xứ đồng... công việc này sử dụng phần mềm MicroStation và phần mềm Famis để thực hiện.

Bước 7: Biên tập, bổ sung và hoàn thiện bản đồ địa chính

Biên tập, bổ sung hoàn thiện bản đồ địa chính là công đoạn cuối cùng của quá trình thành lập bản đồ địa chính.

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Máy Toàn Đạc Điện Tử Và Công Nghệ Thông Tin Trong Thành Lập Mảnh Bản Đồ Địa Chính Số 31 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)