Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất mốc giới thửa đất

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Máy RTK Trong Thành Lập Bản Đồ Địa Chính Tờ Số 106 Tỷ Lệ 1 Chia 1000 Thị Trấn Nông Trường (Trang 52 - 58)

Phần IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Quy trình thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 106

4.3.3. Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất mốc giới thửa đất

* Xác định ranh giới thửa đất

- Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để

được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

- Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.

* Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất

- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 11 kèm theo Thông tư này cho tất cả các thửa đất trừ các trường hợp sau đây:

+ Thửa đất có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất có bản vẽ thể hiện rõ ranh giới sử dụng đất mà ranh giới hiện trạng của thửa đất không thay đổi so với bản vẽ trên giấy tờ đó.

+ Thửa đất có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất mà trong giấy tờ đó

thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề và hiện trạng ranh giới của thửa đất không thay đổi so với giấy tờ hiện có.

+ Đối với thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản có bờ thửa hoặc cọc mốc cố định, rõ ràng trên thực địa thì không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất nhưng sau khi có bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất phải công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư trong thời gian tối thiểu là 10 ngày liên tục, đồng thời phải thông báo rộng rãi cho người sử dụng đất biết để kiểm tra, đối chiếu,hết thời gian công khai phải lập Biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 14 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

- Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó.

- Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan.

- Trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả đã được các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác nhận. Đơn vị đo đạc có trách nhiệm chuyển Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo (hoặc gửi) cho người sử dụng đất vắng mặt ký sau đó.

*Thiết kế lưới khống chế

Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thị trấn nông trường Phong Hải. Từ các điểm địa chính trong địa bàn. Lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau:

Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính.

Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất được thể hiện theo bẳng như sau:

Bảng 4.3: Tọa độ điểm lưới KV

STT Tên

điểm

Tọa độ Độ cao

X(m) Y(m) h(m)

1 53447 2480409 441961.4 191.293

2 53441 2483803 438030 144.839

3 53433 2487171 434673.6 120.869

4 KV1-1 2480540 441758.2 177.725

5 KV1-2 2480629 441630.9 178.62

6 KV1-3 2480676 441607.2 174.635

7 KV1-4 2480714 441665.5 179.432

8 KV1-5 2480769 441643 176.936

9 KV1-6 2480747 441608.3 177.532

10 KV1-7 2480712 441527.6 173.312

11 KV1-8 2480828 441465.9 183.862

12 KV1-9 2480815 441620.9 178.045

13 KV1-10 2480891 441463.7 176.476

14 KV1-11 2480772 441592.8 175.119

15 KV1-12 2480937 441486.5 182.201

16 KV1-13 2480761 441515.1 172.605

17 KV1-14 2480841 441377.9 173.571

21 ……….. ………… …………. ………..

22 KV1-268 2486486 438328 316.976

Bảng 4.4: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính

STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Góc ngoặt của đường chuyền ≥ 300 (30 độ)

2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15

3

Chiều dài đường chuyền:

- Nối 2 điểm cấp cao

- Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút

- Chu vi vòng khép

≤ 8 km

≤ 5 km

≤ 20 km

4

Chiều dài cạnh đường chuyền - Cạnh dài nhất

- Cạnh ngắn nhất

- Chiều dài trung bình một cạnh

≤ 1.400 m

≥ 200 m 500 - 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây

6

Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép)

n

5 giây

7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] ≤ 1:25000 (Nguồn: TT25-2014 ngày 19.05.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính

của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) b. Công tác đo RTK GNNS đo động.

- Lưới kinh vĩ thị trấn nông trường Phong Hải được đo bằng công nghệ RTK GNNS đo động.

- Bộ máy GPS gồm 01 máy tĩnh BASE đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa

chính nhà nước hoặc đường chuyền hang IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN- 2000) và các tham số tính chuyền từ hệ tọa độ quốc tế WGS-84 về hệ tọa độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động ROVER đặt tại điểm cần xác định tọa độ.

- Cả hai máy động thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thông Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ tọa độ WGS-84 và hệ tọa độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định trên hệ VN-2000.

- Đây là phương pháp đo động sử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở BASE thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính toán ra một số nguyên đa trị N (có thể hiểu đơn giản là số gia cải chính).

- Số gia cải chính sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động ROVER nhằm mục đích hiểu chỉnh vị trí các mát di động để đạt được độ chính xác cao.

- Bộ phận phát mang số cải chính đi làm tín hiệu dạng sóng vô tuyến UHF (radio) công xuất 25W với 9 kênh tương ướng với các tần số khác nhau.

- Phạm vi hoạt động của máy ROVER so với máy BASE lên tới 12km trong điều kiện thuận lợi.

- Sai số của phương pháp đo nay có thể đạt được là:

+ Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms + Sai số cao độ: 20mm + 1ppm Rms

- Dữ liệu đo đạc của phương pháp này là tọa độ và độ cao của điểm đo trong hệ thống tọa độ quốc gia VN-2000 hoàn toàn không phải sử lý gì thêm.

- Trên màn hình của số điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bầm OK để lưu kết quả.

2. Công tác nội nghiệp

- Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổ

đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas để thành lập bản đồ địa chính.

- Quá trình được tiến hành như sau.

Quá trình trút số liệu từ máy RTK ComNav T300 vào máy tính:

Sổ tay máy RTKđược kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB.

tìm đến file đo, tim ngay đo và copy file (ngày hôm đó do) vào file số liệu đo Xử lý số liệu copy số liệu (ngay hôm đo đó) có đuôi “.dat” vào file xử lý số liệu.

Đưa số liệu đo vào phần mềm Excel xử lý rồi trút lên bản đồ của xã.

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Máy RTK Trong Thành Lập Bản Đồ Địa Chính Tờ Số 106 Tỷ Lệ 1 Chia 1000 Thị Trấn Nông Trường (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)