2.7.1. Đặc điểm và chức năng của máy RTK 2.7.1.1. đặc điểm
Máy toàn RTK KOLIDA K9 - T do Trung Quốc sản xuất, máy RTK KOLIDA K9 – T cho phép đo góc, đo cạnh, đo tọa độ các điểm và sử dụng các phần mềm được cài đặt trong máy để thực hiện một loạt những tiện ích của công tác đo đạc trắc địa.
- Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động) không lớn hơn 15 km.
- Bộ nhớ trong có thể lưu được 2000 điểm khi đo góc cạnh, hoặc 4000 điểm khi đo tọa độ.
- Máy sử dụng nguồn điện từ 10V 16V.
- Trọng lượng máy 1,2 kg.
- Máy có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -200c 500c . 2.7.1.2. chức năng
Bộ máy RTK gồm 01 máy tĩnh (BASE) đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER) đặt tại điểm cần xác định toạ độ. Cả hai loại máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ toạ độ WGS-84 và hệ toạ độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định về hệ VN-2000.
Trên màn hình cửa sổ điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bấm OK để lưu kết quả vào sổ.
Hình 2.28: Máy chủ và angten phát tín hiệu (đang đứng ở mốc sân trường tiểu học)
Hình 2.29: Máy con(ROVER) đứng ở vị trí cần đo vẽ
Hình 2.30: Máy chủ phát tín hiệu cho các máy con(ROVER) 2.7.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi
Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi bằng máy RTK KOLIDA K9 - T số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại.
Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy RTK KOLIDA K9 – T.
- Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 06-07,) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy.
- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chiều cao máy.
- Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm đo, cân bằng máy, đo chiều cao máy.
- Sau mỗi làn bấm nút đo máy xẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy.
- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.
2.7.3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã bằng công nghệ GNSS-RTK - Điểm khởi đo (trạm tĩnh) của lưới phải có độ chính xác từ ĐC trở lên.
(Nên chọn điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, thuận tiện cho việc đặt máy).
- Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động) không lớn hơn 15 km.
- Khi xác định toạ độ cho các điểm chi tiết máy phải được cài đặt các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000.
- Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ GPS-RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết.
QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS-RTK
Nguồn: Thông tư 25 Hình 2.31: Quy trình thành lập bản đồ địa chính
Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu
Bước 1: Xây dựng thiết kế kỹ
thuật
Bước 2: Công tác chuẩn bị
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp
Bước 4: Biên tập tổng hợp
Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất, mốc giới thửa đất
Xử lý số liệu đo đạc, biên tập theo điểm đo chi tiết
Biên tập gán nhãn thửa đất( loại đất, chủ sử dụng, đối tượng sử dụng,..)
Tiến hành phân mảnh bản đồ theo các tỷ lệ, tiếp biên các mảnh tiếp giáp
Biên tập BĐĐC, hoàn thiện các tờ địa chính theo quy phạm
Bước 5: Hoàn
thiện bản đồ Trích xuất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ theo quy định
Báo cáo thuyết minh
Nguồn dữ liệu do các cấp cung cấp Đánh giá, phân loại tài liệu
Thiết kế thu mục lưu trữ Các tệp chuẩn cho bản đồ
Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS- RTK
Xác định khu vực khu vực đo vẽ
Bản đồ địa chính
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU