Bản đồ số địa chính

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Công Nghệ Tin Học Và Máy Toàn Đạc Điện Tử Thực Hiện Công Tác Đo Đạc Chỉnh Lý Tờ Số 41 (Trang 24 - 28)

2.1 Tổng quan về bản đồ, bản đồ địa chính

2.1.10. Bản đồ số địa chính

Theo truyền thống, bản đồ được vẽ trên giấy, các thông tin được thể hiện nhờ các đường nét, màu sắc hệ thống ký hiệu và ghi chú.

Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành điện tử – tin học, các máy tính số ngày càng mạnh, các thiết bị đo, ghi tự động, các loại máy in, máy vẽ kỹ thuật số có chất lượng cao không ngừng được hoàn thiện, trên cơ sở đó người tự xây dựng hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thông tin đất đai mà phần quan trọng của nó là cơ sở dữ liệu bản đồ gồm bản đồ địa hình và bản đồ địa chính.

Các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ dựa trên cơ sở mô hình hoá toán học trong không gian hai chiều hoặc ba chiều thế giới thực được thu nhỏ, các đối tượng được chia làm các nhóm, tổng hợp các nhóm lại ta được nội dung bản đồ.

Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đo bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

Bản đồ số được tổ chức và lưu trữ gọn nhẹ, khác với bản đồ truyền thống ở chỗ.

Bản đồ số chỉ là các file dữ liệu ghi trong bộ nhớ máy tính và có thể thể hiện ở dạng hình ảnh giống như bản đồ truyền thống trên màn hình máy tính. Nếu sử dụng các máy vẽ thì ta có thể in được bản đồ trên giấy giống như bản đồ thông thường .

Bản đồ số địa hình là cơ sở dữ liệu không gian cho hệ thống thông tin địa lý (GiS), còn bản đồ số địa chính là cơ sở dữ liệu không gian cho hệ thống thông tin đất đai(LiS).

Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả năng tổng hợp, cập nhật phân tích thông tin và sử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên bản đồ số được ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn rất nhiều so với bản đồ giấy truyền thống.

2.1.10.2. Cơ sở dữ liệu bản đồ số địa chính

Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính là một tập hợp số liệu được lựa chọn và phân chia bởi người sử dụng. Đó là một nhóm các bản ghi và các file số liệu được lưu trữ trong một tổ chức có cấu trúc. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính gồm hai phần:

Cơ sở dữ liệu không gian: là tập hợp các thông tin về không gian, vị trí, kích thước của các đối tượng và quan hệ giữa các yếu tố trong không gian thực qua mô tả hình học, mô tả bản đồ và mô tả quan hệ không gian (topology).

Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: lưu trữ các thông tin về hồ sơ địa chính cho từng thửa đất như: số hiệu tờ bản đồ địa chính, số hiệu thửa đất, diện tích thửa, loại đất, tên chủ sử dụng đất, địa chỉ, các thông tin pháp lý, kinh tế đất…

Dữ liệu bản đồ số nói chung có thể lưu trữ ở hai dạng, đó là vector và raster.

Mỗi dạng dữ liệu có những đặc trưng riêng và có ưu thế sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Các đối tượng trong không gian bản đồ số địa chính được thể hiện bằng dạng dữ liệu vector thông qua số hiệu và tọa độ các điểm ngoặt, điểm nút, các cạnh, các vùng cùng quan hệ giữa chúng với nhau.

2.1.10.3. Quy định về phân nhóm, lớp bản đồ số

+ Các thông tin không gian trên bản đồ địa chính khá phong phú. Các đối tượng bản đồ được thể hiện qua các kiểu đặc trưng như điểm, đường, đường gấp khúc và vùng. Các đối tượng được tổ chức thành nhiều lớp thông tin, mỗi lớp thể

hiện một đối tượng bản đồ. Mỗi lớp thông tin sử dụng một kiểu điểm, một kiểu đường, một kiểu chữ và một màu nhất định để hiển thị.

+ Các lớp thông tin được định vị trong cùng một hệ quy chiếu nên khi chồng xếp các lớp thông tin lên nhau, chúng ta được cơ sở dữ liệu không gian có hình ảnh giống như một tờ bản đồ hoàn chỉnh.

+ Việc phân lớp thông tin bản đồ địa chính phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Phân lớp thông tin dựa trên cơ sở phân loại đối tượng bản đồ.

+ Các đối tượng trong một lớp thông tin thuộc một loại đối tượng hình học như điểm, đường hoặc vùng.

+ Yếu tố cơ bản của thông tin bản đồ là loại đối tượng (object) các đối tượng có cùng một số đặc tính được gộp lại thành lớp đối tượng (objectclass) các lớp đối tượng được gộp lại thành nhóm đối tượng (category)

Các loại đối tượng, các lớp và các nhóm đối tượng được gán mã duy nhất đảm bảo đánh số theo thứ tự liên tục đối với các loại trong lớp các lớp trong nhóm.

Các loại đối tượng, các lớp đối tượng, các nhóm đối tượng được đặt tên theo kiểu viết tắt sao cho dễ dàng nhận biết loại thông tin.

Trong cơ sở dữ liệu không gian bản đồ địa chính có 10 nhóm đối tượng:

Điểm khống chế trắc địa gồm 2 lớp là khống chế nhà nước và khống chế đo vẽ với 7 loại đối tượng.

+ Thửa đất gồm 1 lớp với 4 loại đối tượng như đường ranh giới thửa đất, điểm ghi nhãn thửa đất gồm số hiệu thửa, loại đất, diện tích, ghi chú độ rộng, ghi chú thửa.

+ Nhà gồm 1 lớp với 3 loại đối tượng.

+ Điểm quan trọng có tính chất kinh tế văn hoá, xã hội gồm 3 loại đối tượng.

+ Đường giao thông gồm 2 lớp là giao thông đường sắt và giao thông đường bộ với 7 loại đối tượng.

+ Thuỷ hệ gốm 2 lớp đối tượng với 9 loại đối tượng.

+ Quy hoạch gồm 1 lớp với 2 loại đối tượng.

+ Phân vùng đặc biệt gồm 1 lớp với 3 loại đối tượng.

+ Cơ sở hạ tầng gồm 1 lớp với 4 loại đối tượng.

2.1.10.4. Quy định các chuẩn bản đồ

Để thành lập một bản đồ số cần xây dựng các chuẩn, là những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo chặt chẽ về mô tả và lưu trữ nội dung thông tin của bản đồ trong hệ thống máy tính.

Chuẩn bản đồ bao gồm:

+ Chuẩn dữ liệu

+ Chuẩn về tổ chức dữ liệu

+ Chuẩn về thể hiện đối tượng bản đồ.

+ Chuẩn dữ liệu

Trong tin học các dạng thông tin lưu trong máy tính (hoặc các thiết bị ghi của máy tính) được gọi là dữ liệu (DATA) do đó mọi thông tin về bản đồ số chuẩn dữ liệu bản đồ số gồm các thành phần:

+ Định nghĩa và tham chiếu.

+ Chuyển đổi dữ liệu không gian.

+ Chất lượng dữ liệu địa lý số.

+ Yếu tố (đối tượng) bản đồ chuẩn về tổ chức dữ liệu gồm 2 thành phần.

+ Chuẩn về phần lớp thông tin và nội dung bản đồ.

+ Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu.

+ Chuẩn về lớp thông tin.

Lớp thông tin là sự phân loại logic các đối tượng của bản đồ số dựa trên các tính chất thuộc tính đối tượng bản đồ. Các đối tượng bản đồ được phân loại trong cùng 1 lớp là những đối tượng có chung 1 số tính chất nào đó. Việc phân lớp thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến nhận biết các loại đối tượng trong bản đồ.

+ Chuẩn về khuôn dạng dữ liệu (format).

Format dữ liệu là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi thông tin giữa các người dùng khác nhau trong cùng hệ thống và giữa các hệ thống với nhau.

+ Chuẩn về thể hiện đối tượng bản đồ.

Theo quan điểm cấu trúc file đồ hoạ, các đối tượng bản đồ cũng được phân biệt ra thành 3 kiểu đối tượng và ký tự tương ứng với: Các ký hiệu kiểu điểm, các ký hiệu kiểu đường, các ký hiệu kiểu vùng các ký hiệu kiểu Text.

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Công Nghệ Tin Học Và Máy Toàn Đạc Điện Tử Thực Hiện Công Tác Đo Đạc Chỉnh Lý Tờ Số 41 (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)