Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ xã Đắk Sắk, Huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông bằng phần mềm Microstation, Famis

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Công Nghệ Tin Học Và Máy Toàn Đạc Điện Tử Thành Lập Mảnh Bản Đồ Địa Chính Số 61 (Trang 60 - 81)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Công tác thành lập bản đồ địa chính xã Đắk Sắk, Huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông

4.2.3. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ xã Đắk Sắk, Huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông bằng phần mềm Microstation, Famis

4.2.3.1 Đo vẽ chi tiết

Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết.

Xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.

Từ cột mốc địa chính, điểm lưới kinh vĩ vừa xây dựng được, tiến hành đặt máy đo các điểm chi tiết.

Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được và sổ đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ.

Sau khi xác định ranh giới hành chính, ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy TOPCON GTS- 225N để đo vẽ chi tiết ranh giới các thửa đất các công trình xây dựng trên đất.

+ Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng, mép đường.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn: Ghi chú dòng chảy của hệ thống.

+ Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện, cột điện, hướng đường dây.

+ Đo vẽ các vật cố định: cầu, cống.

+ Kết hợp quá trình đo vẽ, ta lấy thông tin thửa đất, tên địa danh, tên riêng địa vật,… và được ghi trực tiếp lên bản sơ họa.

Sau đây là một số điểm đo chi tiết được đo trên địa bàn xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông được thể hiện qua bảng sau:

Kết quả đo một số điểm chi tiết

Điểm đứng máy: 18D Người đo: Ly Mí Sình Điểm định hướng: GPS-I-13 Chiều cao máy: 1.5m

52

Bảng 4.3: Điểm đo chi tiết từ máy toàn đạc TOPCON GTS 225N

Số Tên Tọa độ Độ cao

TT điểm X(m) Y(m) h(m)

1 2412 1391004.920 427173.376 399.107

2 2418 1384313.931 430402.821 367.141

3 2427 1379966.197 404600.146 653.182

4 2429 1376219.319 402060.776 747.368

5 2431 1374022.314 405206.490 713.873

6 2435 1369007.611 420959.612 523.115

7 2437 1367995.745 406442.528 766.844

8 2439 1377719.054 406704.965 738.533

9 2440 1371314.844 403447.846 747.814

10 2442 1384293.561 423855.315 421.035

11 2448 1384071.215 413310.063 623.076

12 3225 1378829.634 410529.617 736.373

13 D001 1390188.897 420534.095 415.061

14 D002 1390170.323 421132.770 431.729

15 D003 1389703.649 426063.474 434.724

16 D004 1389603.203 426836.040 428.259

17 D005 1388849.315 426312.130 433.401

18 D006 1388827.989 425774.819 426.092

19 D007 1389063.855 422127.640 420.107

20 D008 1389015.173 421154.545 412.947

21 D009 1388082.163 421741.163 424.913

22 D010 1388495.287 422711.845 458.624

23 D011 1387961.439 423842.354 428.738

24 D012 1387385.418 425223.200 442.034

25 D013 1388392.156 426977.456 382.367

26 D014 1387701.842 427605.471 346.073

27 D015 1387028.436 426705.101 431.379

28 D016 1387184.307 424336.446 443.310

29 D017 1387373.752 423504.119 458.432

30 D018 1387771.868 422052.490 464.051

31 D019 1387423.242 421228.828 421.401

53

32 D020 1387346.494 421971.043 485.324

33 D021 1386811.268 421986.107 482.050

34 D022 1385751.780 420685.870 475.142

35 D023 1386430.937 421644.358 488.097

36 D024 1385869.650 424793.134 434.944

37 D025 1386940.246 425475.594 412.911

38 D026 1386339.397 426821.835 455.372

39 D027 1386286.905 427723.281 413.833

40 D028 1386003.643 428216.797 411.505

4.2.3.2. Trút số liệu đo từ máy Toàn đạc điện tử sang máy tính

Sau khi đã hoàn thành công tác đo vẽ ngoài thực địa, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation và Famis để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau:

A. Trút số liệu

Sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo điện tử TOP2ASC.EXE

Hình 4.2. Giao diện phần mềm trút điểm TOP2ASC.EXE

Sau khi trút số liệu xong thì cấu trúc File dữ liệu từ máy đo điện tử như sau:

Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo trạm phụ ta phải ghi vào sổ đo. Cấu trúc của file có dạng như sau:

54

Hình 4.3. Cấu trúc file dữ liệu sau khi được trút có đuôi. Tcm

Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCON GTS- 225N. Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu.

Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo ta phải ghi vào sổ đo. Cấu trúc của file dữ liệu đuôi “.ASC” có dạng như sau:

Hình 4.4: Cấu trúc file dữ liệu từ máy toàn đạc điện tử 4.2.3.3. Xử lý số liệu

55

Sau khi số liệu được trút từ sổ đo điện tử sang máy tính file số liệu có dạng như hình vừa nêu trên.

Để xuất được ra bản vẽ ta phải chuyển đổi file “.ASC” thành file “.TCM”

bằng cách xử lý qua phần mềm hỗ trợ.

Hình 4.5: Phần mềm đổi định dạng file số liệu sang “.TCM”

Sau khi qua phần mềm hỗ trợ chuyển đổi file số liệu có cấu trúc dạng như sau:

56

Hình 4.6: File số liệu sau khi được xử lý

4.2.3.4. Nhập số liệu đo

Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi .txt ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Microstation, tạo file bản vẽ mới chọn ( Select ) file chuẩn có đầy đủ các thông số cài đặt.

Khởi động Famis -> Cơ sở dữ liệu trị đo -> Nhập số liệu -> Import → Tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển lên bản vẽ:

- Làm việc với ( cơ sở dữ liệu trị đo ) : Nhập số liệu Import -> tìm đường dẫn đến ổ, thư mục, file chứa số liệu cần triển điểm lên bản vẽ :

57

Hình 4.7. Khởi động Famis và kết nối cơ sở dữ liệu

Tìm đến đường dẫn chứa file số liệu chi tiết có đuôi .txt ta được một file bản vẽ chứa các tâm điểm chi tiết, đây chính là vị trí các điểm cần xác định ở ngoài thực địa và đã được tính tọa độ và độ cao theo hệ thống tọa độ VN2000. Để biết được thứ tự các điểm nối với nhau thành các hình thửa đất đúng như ngoài thực địa ta làm như bước sau:

58

Hình 4.8. Phun điểm chi tiết lên bản vẽ 4.2.3.5. Hiển thị sửa chữa số liệu đo

*Hiển thị trị đo

Cơ sở dữ liệu trị đo Hiển thị  Toạ mô tả trị đo  chọn các thông số hiển thị

DX = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục X = 0 DY = 0 ( Tức tâm số thứ tự cách tâm điểm chi tiết theo trục Y = 0

Chọn kích thước chữ bằng 2 hoặc lớn hơn tuỳ theo để thụân tiện cho việc nối các điểm chi tiết với nhau cho rõ nét rễ nhìn các số thứ tự điểm.

Chọn màu chữ số thứ tự điểm sao cho chữ số nổi so với màu nền Microstation, ví dụ như trên màu nền của Microstation là màu đen ta lên chọn màu chữ số thứ tự điểm chi tiêt là màu trắng chọn xong ta ấn chấp nhận.

59

Hình 4.9. Tạo nhãn trị đo

Vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau:

Hình 4.10. Một số điểm đo chi tiết.

4.2.3.6. Nối các điểm đo chi tiết

Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation để nối các điểm đo chi tiết.

Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ khu vực xã Đắk Sắk, ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ. Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật đặc trưng của khu đo.

60

Hình 4.11. Nối điểm đo chi tiết 4.2.3.7. Kết quả sửa lỗi.

Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa.

Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau.

Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diên tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa.

Sửa lỗi cho mảnh bản đồ vừa tạo: Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Famis cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Tính năng này gồm 2 công cụ MRFClean và MRF Flag Editor.

Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Tự động tìm sửa lỗi ( CLEAN ).

61

Hình 4.12. Tự động tìm, sửa lỗi Clean

Vào Parameters đặt thông số cần thiết cho chức năng MRFClean để tự sửa lỗi. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như : Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây :

Hình 4.13. Một số lỗi thường gặp

Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng MRF Flag Editor để sửa. Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ / Tạo Topology / Sửa lỗi.

Kích chuột vào nút Next để hiển thị các lỗi mà chức năng MRF Flag báo màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng. . . Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi MRF Flag báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi.

62

Hình 4.14. Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất

Hình 4.15. Các thửa đất sau khi được sửa lỗi

63

4.3. Chia mảnh bản đồ

Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ

- Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo Bản đồ địa chính.

Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh.

Hình 4.16. Bản đồ sau khi phân mảnh 4.4. Kết quả tạo vùng

Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ → Tạo Topology → Tạo vùng. Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất.

Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ → quản lý bản đồ → kết nối với cơ sở dữ liệu

64

Hình 4.17. Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa

Tờ bản đồ số 55 có 339 topology được tạo và nó tương ứng với 339 thửa đất của tờ bản đồ.

Lưu ý quá trình tạo topology: Các thửa đất đã được sửa lỗi , các thửa đất phải khép kín.

4.5. Kết quả đánh số thửa

Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → bản đồ địa chính → đánh số thửa tự động hộp thoại đánh số thửa tự dộng sẽ hiện ra :

Hình 4.18. Đánh số thửa tự động

Tại mục bắt đằu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh Đánh tất cả Chon kiểu đánh zích zắc, kích vào hộp thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

65

Hình 4.19. Các thửa đất sau khi được đánh số thửa tự động 4.6.Gán dữ liệu từ nhãn

Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chinh, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính.

Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa.

Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn xẽ tiên hành gán nhãn bằng lớp đó: Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Gán thông tin địa chính ban đầu → Gán dữ liệu từ nhãn.

66

Hình 4.20. Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn Bảng 4.7. Gắn thông tin từ nhãn

STT Trường số liệu Level

1 Loại đất 2

2 Tên CSD 25

3 Địa chỉ 25

4 Diện tích PL 4

5 SH thửa tạm 4

6 Xứ đồng 28

4.7. Vẽ nhãn thửa

Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu.

Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa trong Emap, khởi động Emap bằng cách Utilities → MDL Appliations → Browse → Tìm đến đường dẫn chứa emap.ma

Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Xử lý bản đồ → Vẽ nhãn thửa

67

Hình 4.21. Vẽ nhãn thửa

Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh.

4.8. Sửa bảng nhãn thửa

Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhan thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa.

Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thộng tin vào bản nhãn.

Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa

68

Hình 4.22. Sửa bảng nhãn thửa

Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ.

4.9. Tạo khung bản đồ địa chính

Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong pham vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT ban hành.

Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo khung bản đồ.

69

Hình 4.23. Tạo khung bản đồ địa chính

Hình 4.24. Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh

Khi ta ấn vào nút ‘ Chọn bản đồ ‘ và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiên lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết.

70

4.10. Kiểm tra kết quả đo

Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, đối soát quy chủ, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Lựa chon những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật.

4.11. In bản đồ

Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này

- Cuối cùng, kiểm tra lại toàn bộ các chi tiết của bản đồ, đối chiếu với TT25- 2014 ngày 30/12/2013 quy định về thành lập BĐĐC của Bộ TNMT cho chuẩn quy phạm bản đồ địa chính.

Khi ta chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên.

Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Famis, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. Như vậy ta đã thành lập được mảnh bản đồ số 55 với tỷ lệ 1:1000

(Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh được thể hiện tại phụ lục 03) - Kiểm tra kết quả đo

Sau khi hoàn chỉnh, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Như vậy độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật.

71

- In bản đồ

Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này.

- Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu

Khi xem xét các tài liệu đạt chuẩn trong quy phạm bản đồ và luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình, tiến hành đóng gói và giao nộp tài liệu:

- Các loại sổ đo.

- Các loại bảng biểu.

- Biên bản kiểm tra.

- Biên bản bàn giao kết quả đo đạc và bản đồ địa chính.

- File ghi số liệu.

- Bản đồ địa chính.

Thêm bảng thổng kê diện tích các loại đất (bảng tổng hợp) của tờ bản đồ đo đạc và phân tích số liệu

THÊM PHẦN ĐÁNH GIÁ CHUNG (THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, GIẢI PHÁP..

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Công Nghệ Tin Học Và Máy Toàn Đạc Điện Tử Thành Lập Mảnh Bản Đồ Địa Chính Số 61 (Trang 60 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)