Chúng tôi đã tham gia chẩn đoán một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con theo mẹ cụ thể như sau:
4.4.1. Bệnh xảy ra ở lợn nái 4.4.1.1. Bệnh viêm tử cung
Bệnh xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường nhiều nhất vào thời gian sau đẻ 1 - 3 ngày và sau khi phối giống.
- Nguyên nhân:
Do lúc sinh đẻ, cổ tử cung hẹp, âm hộ bị rách, nhiễm trùng kế phát gây viêm.
Do thao tác kỹ thuật lúc đỡ đẻ không hợp vệ sinh hoặc làm sây sát niêm mạc tử cung gây viêm.
Do trường hợp sót nhau, nhau bị thối rữa gây viêm.
- Triệu chứng:
Sau khi đẻ 1 - 2 ngày nái ít ăn, sốt cao, thường sốt vào buổi chiều lúc 15 - 17 giờ, ở âm hộ chảy nước đục mùi hôi tanh.
- Điều trị:
+ Điều trị cục bộ: bơm rửa tử cung ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít nước sôi để nguội pha với thuốc tím 9% hoặc nước muối (1 g thuốc tím trong 1 lít nước, 9 g muối trong 1 lít nước).
+ Điều trị toàn thân: Tiêm thuốc vetrimoxin (tiêm 1 ml/8 kg thể trọng).
Thuốc hạ sốt anagin C (15 ml/nái).
Điều trị trong 1 - 3 ngày.
4.4.1.2. Bệnh bại liệt - Triệu chứng:
+ Lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn, về sau không đứng lên được mà nằm bẹp 1 chỗ.
+ Bệnh thường kế phát với 1 số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp như: chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp.
+ Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng.
+ Sau 3 - 4 tuần con vật gầy dần và chết.
- Điều trị:
+ Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng nhất là canxi và photpho.
+ Dùng các loại dầu nóng xoa bóp mạnh 2 chân cho heo mẹ.
+ Tiêm gluconat canxi, kết hợp với vitamin B1, strychnin.
4.4.1.3. Bệnh viêm vú
- Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.
Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,50C - 420C kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.
Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.
Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.
- Điều trị:
Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5 %, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.
Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng nor 100 1 ml/10 kgTT.
Toàn thân:
Tiêm analgin: 1 ml/10 kgTT/1 lần/ ngày.
Tiêm vetrimoxin LA: 1 ml/10 kgTT/1 lần/2 ngày.
4.4.2. Bệnh xảy ra ở lợn con 4.4.2.1. Bệnh viêm phổi
- Triệu chứng: Lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, khi thở hóp bụng lại.
Bình thường nghỉ ngơi lợn không ho, chỉ khi xua quấy rầy lợn mới ho (ho vào lúc sáng sớm hay chiều tối), nhiệt độ cơ thể bình thường hay tăng nhẹ.
- Điều trị:
Tylogenta: 1,5 ml/con. Tiêm bắp ngày/lần Vetrimoxin: 1,5 ml/con. Tiêm bắp 2 ngày/lần.
Điều trị liên tục trong 3 - 6 ngày.
4.4.2.2. Bệnh viêm khớp
- Triệu chứng: Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.
Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.
- Điều trị:
Phác đồ: Tiêm vetrimoxin 1 ml/10 kgTT/1 lần/2 ngày.
Hoặc tiêm pendistrep L.A. 1 ml/10 kg TT/1 ngày/1 lần Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
4.4.2.3. Bệnh phân trắng lợn con
Là bệnh lợn con trong trại lợn hay mắc, thường mắc bệnh vào thời gian 3 - 21 ngày tuổi, đặc biệt từ sau một tuần lợn con mắc nặng nhất.
- Nguyên nhân: có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng lợn con như:
+ Do khẩu phần của lợn mẹ tăng đột ngột hoặc trong khẩu phần của lợn mẹ không đủ dinh dưỡng, hay thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
+ Do thời tiết thay đổi đột ngột, vệ sinh chuồng trại kém, để nước đọng lại trên nền chuồng…
+ Do lợn mẹ mắc một số bệnh như: viêm vú, viêm tử cung, hay máng ăn lợn mẹ vệ sinh kém dẫn đến lợn mẹ tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, làm lợn con bú dễ mắc bệnh.
- Triệu chứng:
Lợn con phân lỏng màu vàng, trắng xám sau đó màu xanh, mùi rất hôi tanh. Lợn con ỉa nhiều lần, phân bết dính ở hậu môn, lợn con mắc bệnh gầy sút rất nhanh, ăn kém, lông xù, đi lại không vững, niêm mạc miệng nhợt nhạt, về sau dẫn đến chết. Bệnh thường kéo dài 3 - 7 ngày.
- Điều trị:
Tiêm nor 100: 1 ml/8 - 10 kg thể trọng, hoặc ceftiofur: 1 ml/con. Tiêm dưới da gốc tai.
Điều trị trong 3 - 5 ngày liên tục.
Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn Tên bệnh Số lợn theo
dõi (con)
Số lợn mắc bệnh (con)
Tỷ lệ (%)
Viêm tử cung 118 7 5,93
Bại liệt 118 5 4,24
Viêm vú 118 5 4,24
Viêm phổi 1322 126 9,53
Viêm khớp 1322 18 1,36
Phân trắng lợn con 1322 319 22,54
Qua bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy:
+ Đối với bệnh lợn nái: Trong tổng số 118 con theo dõi có 7 con mắc bệnh viêm tử cung, 5 con mắc bệnh bại liệt, 5 con mắc bệnh viêm vú. Chiếm cao nhất là bệnh viêm tử cung với tỷ lệ 5,93%, bệnh bại liệt và bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ bằng nhau 4,24%.
+ Đối với bệnh lợn con: Trong 1322 con theo dõi có 126 con mắc bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 9,53%, 18 con mắc bệnh viêm khớp chiếm tỷ lệ 1,36%, và 319 con mắc bệnh phân trắng chiếm tỷ lệ 22,54%.