Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thiết Kế Mô Hình Thu Sương Làm Nước Sạch Từ Các Sợi Tự Nhiên (Trang 30 - 35)

PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu, các nghiên cứu trong và ngoài nước về công nghệ lưới thu sương.

- Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát.

- Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu. Thông tin thứ cấp có thể được thu thập từ:

- Trên báo trong và ngoài nước về công nghệ lưới thu sương đã và đang được sử dụng.

2.4.2. Phương pháp thiết kế thí nghiệm

* Dụng cụ:

- Các loại sợi tự nhiên.

- Dao, kéo, cốc.

- Máy phun sương tạo ẩm.

- Máy đo nhiệt độ, độ ẩm.

- Tủ BOD.

- Tủ lạnh.

* Quy trình đan lưới:

Hình 2.5. Quy trình đan lưới từ các sợi cây (Đay, gai, xơ dừa) - Bước 1: Cây ( Đay, gai, xơ dừa) sau khi thu về được rửa sạch.

- Bước 2: Tước thành sợi rồi phơi khô.

- Bước 3: Đan thành các mảnh lưới nhỏ có kích thước bằng nhau sau đó đem tiến hành làm thí nghiệm.

*Phương pháp đan lưới:

- Để thu được những tấm lưới từ sợi tự nhiên ta cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 Bước 3 Bước 4

Bước 5 Bước 6 Bước 7

Cây (Đay, gai, xơ dừa)

Rửa sạch Tước sợi

Phơi khô Đan thành

lưới Tiến hành

thí nghiệm

Bước 8 Bước 9 Bước 10

Bước 1: Đầu tiên cắt một đoạn dây đúng bằng chiều dài của chiếc lưới muốn đan.

Bước 2: Cắt các sợi dây bằng nhau để đan lưới.

Bước 3: Gập đôi một sợi vừa cắt và đưa ra sau sợi dây được đóng trên đinh.

Bước 4: Xỏ ngón giữa tay trái vào giữa sợi dây và kéo xuống.

Bước 5: Đưa hai đầu dây qua vòng tròn vừa kéo xuống, sau đó kéo hết chiều dài đoạn dây xuống.

Bước 6: Sau khi kéo dây qua xiết chặt dây lại. Làm tương tự với các dây còn lại.

Bước 7: Tiếp theo, lấy hai đoạn dây ở hai cụm dây liền kề và thắt nút thành hình chữ V.

Bước 8: Thắt đoạn dây còn lại của cụm đầu tiên với đoạn dây liền kề.

Bước 9: Tương tự bước 7 lấy đoạn dây còn lại ở cụm dây thứ 2 thắt nút với đoạn liền kề ở cụm thứ 3 thành hình chữ V cân đối.

Làm tương tự với các dây còn lại, ta được hàng mắt lưới đầu tiên.

Bước 10: Làm tương tự với hàng mắt lưới thứ 2. Đến mắt cuối cùng thắt nút tương tự bước 8.

Bước 11: Cứ tiếp tục đan như vậy cho đến khi hoàn thành chiếc lưới mong muốn thì cắt bỏ dây.

* Các bước tiến hành trong phòng thí nghiệm:

- Lắp tấm lưới đã đan được vào mô hình rồi đưa vào trong tủ lạnh.

- Đặt cốc thủy tinh 400ml dưới mô hình để chứa nước thu được.

- Điều chỉnh nút phun sương (hơi) sao cho phù hợp.

- Đặt máy phun sương (hơi) tạo độ ẩm bên dưới tấm lưới và cốc chứa nước rồi phun liên tục trong 24h, theo dõi và bổ sung nước thường xuyên cho máy phun sương.

- Thu nước từ tấm lưới có kích thước tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ 15oC trong tủ lạnh và 20oC trong tủ BOD.

- Độ ẩm từ 90%-98%.

* Nghiên cứu xử lý nước sau thu sương thành nước sạch từ mô hình - Nước thu được từ thí nghiệm sau khi ngưng tụ thành sương (hơi) có độ tinh khiết khá cao nên chỉ cần tiến hành đo một số chỉ tiêu bằng các máy đo nhanh và phương pháp thích hợp trong phòng thí nghiệm để so sánh với QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT.

- Các chỉ tiêu pH, Màu sắc, Mùi vị, Độ đục, TSS, Coliform.

2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

- Phương pháp lấy mẫu: theo TCVN 5995 – 1995.

- Dụng cụ lấy mẫu: bình thủy tinh 400ml - Thời gian lấy mẫu:

Sau đó đem đi phân tích nước, ta có các kết quả của các mô hình xử lý.

- Các chỉ tiêu của nước được lấy mẫu và phân tích như pH, TSS, Độ đục, Coliform, và một số chỉ tiêu có thể nhìn bằng mắt thường như mầu, mùi vị.

- Các phương pháp phân tích:

Bảng 2.1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp phân tích

1 pH - Đo bằng máy theo TCVN 6492:1999

2 TSS mg/l SMEWW 2540D:2012

3 Mầu Mắt thường

4 Độ Đục Đo bằng máy đo độ đục theo TCVN

6184:1996

5 Mùi vị Cảm quan

6 Coliform MPN/100ml TCVN 6187-2:2009

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word, Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được.

- Sử dụng phần mềm SAS để xử lý số liệu.

- Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong nước được so sánh với:.

+ QCVN 01:2009/BYT: chất lượng nước ăn uống.

+ QCVN 02:2009/BYT: chất lượng nước sinh hoạt

PHẦN 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Thiết Kế Mô Hình Thu Sương Làm Nước Sạch Từ Các Sợi Tự Nhiên (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)