Các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu Hiện Trạng Môi Trường Không Khí Tại Nhà Máy Thủy Điện Nậm Nhùn 2, Xã Phú Nhuận, Huyện Bảo Thắng (Trang 20 - 24)

2.5.1.1. Lọc túi

* Nguyên tắc:

Thiết bị được cấu tạo từ nhiều túi vải dệt từ các loại sợi như len, bông, vải, sợi thuỷ tinh, sợi tổng hợp,… lồng vào khung lưới thép để bảo vệ.

Khi hỗn hợp khí chứa bụi đi qua các túi này, ban đầu bụi lắng trên lớp vải tạo thành một lớp lọc mới, môi trường lọc mới này cho hiệu suất tách bụi cao hơn.

Khi lớp bụi dày phải tái sinh lớp vải bằng một cơ cấu rung rũ bụi. Bụi bong ra nhưng vẫn còn một phần ở các sợi tạo màng lọc đảm bảo cho hiệu suất lọc cao [7].

2.5.1.2. Phương pháp ly tâm (Cyclon)

* Nguyên lý:

Là phương pháp làm tách bụi ra khỏi dòng khí chứa bụi nhờ tác dụng của lực ly tâm. Khi dòng khí và bụi chuyển động theo một quỹ đạo tròn (dòng xoáy)

thì các hạt bụi có khối lượng lớn sẽ chịu tác dụng của lực ly tâm văng ra phía xa trục hơn, phần gần trục xoáy lượng bụi sẽ rất nhỏ.

Nếu giới hạn dòng xoáy trong một vỏ hình trụ thì bụi sẽ va vào thành vỏ và rơi xuống đáy. Nghĩa là dòng khí được đưa vào theo phương tiếp tuyến với thân hình trụ của thiết bị nên sẽ chuyển động xoáy ốc bên trong thiết bị từ trên xuống. Do chuyển động xoáy, các hạt bụi chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho chúng bị văng về phía thành hình trụ của Cyclon rồi chạm vào đó được tách ra khỏi dòng khí. Dưới tác dụng của trọng lực, các hạt bụi này sẽ rơi xuống đáy phễu thu bụi ở phía dưới của Cyclon. Khi ta đạt ở tâm dòng xoáy một ống dẫn khí ra, ta sẽ thu được khí không có bụi hoặc lượng bụi giảm đi đáng kể [7].

2.5.1.3. Phương pháp lọc tĩnh điện

* Nguyên lý:

Trong một điện trường đều, có sự phóng điện từ từ cực âm sang cực dương. Trên đường đi nó có thể va vào các phân tử khí và ion hóa chúng hoặc có thể gặp các hạt bụi làm cho chúng tích điện âm và chúng sẽ chuyển động về phía cực dương. Tại đây chúng được trung hoà về điện tích và nằm lại đó. Lợi dung nguyên lý này mà người ta tác được bụi ra khỏi dòng khí và khí đi qua sạch bụi.

- Như vậy dưới tác dụng của lực điện trường, các hạt bụi tích điện và sẽ chuyển động đến gần và lắng ở bản cực.

- Ứng dụng: Tách bụi có kích thước nhỏ, độ ẩm cao, lưu lượng khí thải lớn [7].

2.5.2. Các phương pháp xử lý khí 2.5.2.1. Phương pháp hấp thụ.

* Nguyên lý:

Cơ sở của phương pháp này là dựa trên sự tương tác giữa các chất cần hấp thụ (khí, hơi) với chất lượng hấp thụ (thường là lỏng – nước hoặc dung dịch vô cơ, hữu cơ loãng) hoặc dựa vào khả năng hòa tan khác nhau của các chất trong

chất lỏng để tách. Kết quả khí hay hơi ô nhiễm được tách khỏi hỗn hợp khí cần xử lý [7].

2.5.2.2. Phương pháp hấp phụ.

* Nguyên lý:

Chất ô nhiễm được tách khỏi dòng khí do bị giữ lại trên bề mặt của chất rắn. Chất rắn này gọi là chất hấp phụ. Khí ô nhiễm được hấp phụ gọi là chất bị hấp phụ.

- Nếu ta chọn được các chất hấp phụ chọn lọc thì ta có thể loại bỏ được các chất độc hại mà khoonh ảnh hưởng đến thành phần của các chất khí không độc hại [7].

2.5.2.3. Phương pháp thiêu hủy.

* Nguyên tắc: Dưới tác dụng của nhiệt và sự có mặt của ô xi trong không khí. Các chất ô nhiễm được ô xi hóa thành những chất không độc hại (CO2, H2O) hoặc dễ xử lý hơn bằng các phương pháp khác so với chất ô nhiễm ban đầu.

* Ứng dụng: Xử lý khói của nhà máy rang cà phê, khí thải khu vực chế biến rác, hơi các dung môi và các khí hơi hữu cơ [7].

2.5.2.3. Phương pháp ngưng tụ.

* Nguyên lý: phương pháp này được sử dụng để thu hồi các dung môi hữu cơ bay hơi như xăng dầu, axeton, axit etylen, toluen. Phương pháp ngưng tụ phổ biến nhất là phương pháp giảm nhiệt độ (làm lạnh). Thường hơi dung môi có nồng độ cao người ta dùng phương pháp này để thu lại dung môi bay hơi. Còn ở nồng độ thấp ta nên sử dụng phương pháp hấp phụ hay hấp thụ [7].

2.5.2.4. Phương pháp thụ sinh học

* Nguyên lý: Dòng khí ô nhiễm dưới tác dụng của vi sinh vật bị phân hủy

chất ít hoặc không độc hại

Khí ô nhiễm phải hòa tan trong nước (được hấp thụ) sau đó được vi sinh vật xử lý.

Nhiệt độ dòng khí giới hạn trong 15-16°C, tốt nhất là 30-40°C

Sau khi hấp thụ khí ô nhiễm dung dịch xử lý có pH = 5-8, không chứa khí gây độc hại cho vi sinh vật [7].

2.5.2.5. Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp này xuất hiện trong những năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới. Ionit (chất trao đổi ion) là những chất rắn không hòa tan trong nước, là các vật chất polyme có tính axit, kiềm, muối. Công thức hóa học của chúng là:

HR, ROH (R- biểu thị trạng thái polyme của vật chất).

* Ứng dụng

+ Quá trình khử NOx diễn ra khi tiếp xúc với khí khử trên bề mặt xúc tác.

+ Chất xúc tác có thể là kim loại nhóm platin (paladi, rutenit, rodi…) hoặc niken, crom, đồng, kẽm.

+ Để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, phủ lên các chất XT các vất liệu xốp như xứ, oxit nhôm, siliagen…vv [7].

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Hiện Trạng Môi Trường Không Khí Tại Nhà Máy Thủy Điện Nậm Nhùn 2, Xã Phú Nhuận, Huyện Bảo Thắng (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)