PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố
4.3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường không khí
a) Đối với bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng và phế liệu
Đối với các phương tiện xe vận chuyển cần có phương án che chắn , đảm bảo bụi không gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh.
b) Đối với bụi phát sinh từ việc tập kết, bốc xếp nguyên liệu vật liệu xây dựng
- Các bãi chứa đất cát có khả năng phát sinh bụi lớn sẽ được quây quanh để tránh phát tán bụi:
+ Tấm quây được làm bằng vải nylon dầy và hướng về ác đối tượng là khu dân cư gần nhất trong khu vực
+ Chiều cao tấm quây lướn hơn chiều dài mặt bằng vải khoảng 30cm + Tấm quây được gia cố định bằng cọc cắm sâu xuống đất ít nhất 20cm để khỏi đổ.
- Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp , hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm.
- Khi bốc xếp vật liệu xây dựng, công nhân sẽ được trang bị bảo hộ lao động cá nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe.
c) Đối với khí thải phát sinh từ việc vận hành các máy móc thiết bị thi công
- Các sà lan, xe máy chuyên chở nguyên vật liệu phải thực hiện đúng các quy định giao thông chung: có thùng, bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá.
- Các phương tiện thi công chỉ được phép di chuyển trong phạm vi thi công theo quy định ( phạm vi khu vực xây dựng nhà hát )
- Hạn chế vận hành đồng thời cùng lúc nhiều máy móc thi công trên công trường.
- Bố trí khu vực rửa xe để loại bỏ bùn đất bám dính trên bánh xe và thân xe, từ đó giảm thiểu lượng bụi phát sinh trên tuyến đường vận chuyển.
d) Tiến hành quan trắc môi trường không khí xung quanh trong quá trình thi công xây dựng nhà hát
Nếu quá trình quan trắc thấy nồng độ bụi và khí thải vượt QCVN sẽ thực hiện các biện pháp bổ sung bao gồm: xem xét mức độ phát tán bụi của từng hoạt động, tăng cường các biện pháp kiểm soát từ các hoạt động gây bụi và khí thải lớn nhất cho đến khi nồng độ bụi và khí đạt giới hạn cho phép.
e) Trang bị thiết bị bảo hộ cho công nhân xây dựng
- Đối với khí thải phát sinh từ công đoạn hàn, sơn khi hoàn thiện, để giảm thiểu tác động của khí thải loại này bằng cách trang bị bảo hộ lao động cho các công nhân thi công tại công trường nhưn : mũ hàn, quần áo, găng tay, khẩu trang,..
- Đối với bụi phát sinh do các hoạt động cắt gạch đá, gỗ, vách ngăn, để giảm thiểu tác động của loại bụi này cần trang bị bảo hộ lao động cho các công nhân thi công tại công trường như: khẩu trang, mũ, quần áo bảo hộ,…
f) Đánh giá hiệu quả của biện pháp
Các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động tới chất lượng môi trường không khí trong quá trình xây dựng có tính khả thi cao bởi những đòi hỏi phải thực hiện phù hợp với năng lực và nguồn lực của nhà thầu.
4.3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường nước a) Đối với nước thải sinh hoạt trên công trường
Trong quá trình xây dựng đơn vị thi công sẽ sử dụng nhà vệ sinh lưu động để thu gom nước thải sinh hoạt và sẽ hợp đồng thuê đơn vị có chức năng đến hút chất thải mang đi xử lý.
b) Đối với nước mưa chảy tràn
Mặt bằng công trường sẽ được thiết kế để đảm bảo thu gom nước mưa trên bề mặt công trường, không chảy qua khu vực có bề mặt có chất gây ô nhiễm như kho xăng dầu và không gây úng ngập. Hệ thống thoát nước mưa trên công trường bao gồm hệ thống các rãnh thu nước và hố ga.
c) Đối với nước thải xây dựng
- Sử dụng vật liệu xây dựng ( cát, đá) sạch để không phát sinh nước thải từ hoạt động rửa vật liệu.
- Sử dụng vừa đủ nước dùng trong bảo dưỡng bê tông để hạn chế tối đa nước thải xây dựng phát sinh
- Xử lý nước lỗ khoan:
Bơm nước trong quá trình thi công lỗ khoan lên sà lan vào các bể lắng để lắng đọng chất rắn lơ lửng trước khi chảy ra ngoài môi trường
Lắp đặt hệ thống xử lý tuần hoàn nước thải chứa dung dịch bentonite Để hạn chế sự ứ đọng phải đưa ra các giải pháp và hạn chế như sau:
+ Tiến hành che chắn nguyên vậ liệu tập kết trên sà lan và tại công trường để hạn chế nước mưa cuốn trôi các tạp chất bẩn xuống biển;
+ Cử công nhân thu dọn các chất thải rắn , phế liệu sau mỗi ngày làm việc
+ Không để tạo trên mặt bằng các thùng vũng đọng nước
+ Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa
+ Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát thải
+ Thường xuyên kiểm tra, nạo vét , khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn
+ Kiểm tra giám sát kỹ quá trình thi công của công nhân, ngăn chặn mọi hành vi xả thải xuống mặt nước biển khu vực thi công.
d) Vị trí và thời gian thực hiện
- Vị trí: Tại công trường thi công xây dựng nhà hát - Thời gian thực hiện 72 tháng thi công
e) Đánh giá hiệu quả của biện pháp
Các biện pháp giảm thiểu là khả thi với điều kiện thực tế và phù hợp với năng lực của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp đề xuất phụ thuộc vào ý thức thực hiện của lực lượng thi công.
4.3.3. Các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động khác 4.3.3.1. Giảm thiểu tiếng ồn
a) Biện pháp giảm thiểu
- Đối với quá trình thi công cọc móng công trình là quá trình có khả năng gây tiếng ồn lớn, áp dụng biện pháp sau: sử dụng phương pháp ép cọc bê tông dự ứng lực
- Bố trí các máy móc phương tiện phát sinh ồn ở một vi trí có khoảng cách phù hợp sao cho tiếng ồn lan truyền đến khu dân cư không lớn hơn 70dBA.
- Ưu tiên sử dụng máy móc phương tiện có phát thải âm nguồn thấp khi thi công gần đối tượng nhạy cảm với tiếng ồn,
- Không sử dụng cùng lúc trên công trường nhiều phương tiện giao thông và máy móc thiết bị thi công có độ gây ồn lớn để tránh tác động cộng hưởng của tiếng ồn
- Yêu cầu nhà thầu xây dựng nhắc nhở và nghiêm cấm các hành vi gây ồn không đáng có đối với các tài xế taxi
b) Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu
Với mức độ phát sinh tiếng ồn ở mức độ thấp, các biện pháp giảm thiểu đưa ra hoàn toàn hợp lý, đơn giản và phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo mức ồn nằm trong giới hạn cho phép so với quy chuẩn
4.3.3.2. Giảm thiểu tác động tiêu cực giao thông khu vực a) Biện pháp giảm thiểu
- Yêu cầu các nhà thầu, đơn vị thi công lập kế hoạch vận chuyển vật liệu hợp lý, hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm gây ách tắc giao thông khu vực, khí thải từ nhiều xe tham gia giao thông thải cùng lúc ra môi trường gây ô nhiễm không khí nặng.
- Tại khu vực công trường và phía tiếp đường Trần Quốc Nghĩa sẽ được đặt hệ thống biển báo quy định tốc độ của các phương tiện.
b) Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu
Các biện pháp giảm thiểu là khả thi với điều kiện thực tế và phù hợp với năng lực của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp đề xuất phụ thuộc vào ý thức thực hiện của lực lượng thi công.
PHẦN V