Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Nước Ao Cá Rô Phi Giống Tại Trung Tâm Đào Tạo, Nghiên Cứu (Trang 21 - 27)

- Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa 13, kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.

- Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012.

- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 Luật này đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật Thủy sản 2003 gồm 10 chương và 62 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004.

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 332/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: ngày 03/3/2011 phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

- Quyết định số 5204/QĐ-BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 05/12 /2014 phê duyệt dự án quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

- QCVN 01-80:2011/BNNPTNT - Cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - điều kiện vệ sinh thú y

- QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống – Điều kiện vệ sinh thú y

- QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

- TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu

- TCVN 6663-1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu.

- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.

Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

2.5. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản và các phương pháp xử lý

2.5.1. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản

Môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản có thể bị ô nhiễm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tác động chính là do hoạt động của con người gây ra:

- Váng dầu và chất thải sinh hoạt từ cảng.

- Chất thải sinh hoạt từ những vùng dân cư đô thị.

- Kim loại nặng, hóa chất từ các vùng công nghiệp.

- Chất thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch giải trí dọc bờ biển.

- Vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng như cát, đá…

- Chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ ao nuôi thủy sản.

- Thuốc trừ sâu và các chất dinh dưỡng từ hoạt động nông nghiệp.

- Chất thải hữu cơ và hóa chất từ chăn nuôi.

- Vật chất lơ lửng trong ao nuôi nhuyễn thể hay từ lồng bè…[9]

Ngoài các nguyên nhân nhân tạo, còn có các nguyên nhân do tự nhiên gây ra như ô nhiễm nước do mưa, lũ lụt, bão gió… hoặc các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước nuôi thủy sản và sức khỏe của các loại nuôi.

2.5.2. Một số giải pháp xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản 2.5.2.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật

Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ

vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ nuôi trồng thủy

sản. Quá trình phân hủy này được gọi là quá trình phân hủy oxy hóa sinh hóa.

Có thể phân phương pháp này thành hai loại:

- Phương pháp hiếu khí: Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Ðể đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho chúng và duy trì ở nhiệt độ khoảng 20 - 40o C.

- Phương pháp yếm khí: Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí. Trong xử lý nước thải công nghiệp, phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng rộng rãi [11].

2.5.2.2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Thông thường người ta sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng là nitơ và photpho, cacbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và các loài thực vật ngập mặn khác. Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc 1 động vật ăn thực vật. Ðiển hình của các động vật bậc 1 ở vùng nước ven biển là các loại ngao, vẹm, hầu các loài này có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các nghiên cứu của Jones (2001), cho thấy loài sò đá Sydney có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, Nitơ tổng số, Phospho tổng số, Chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số trong nước thải từ các ao nuôi thâm canh.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng có thể giảm được 49%, số lượng vi khuẩn giảm 58%, Nito tổng số giảm đến 80% và photpho tổng số giảm 67%, Chlorophyll- a giảm được 8%. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải.

2.5.2.3. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là bước rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng môi trường nước khi đưa chế phẩm sinh học vào nước ao, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi, phát triển nhanh chóng, việc này sẽ có tác dụng:

- Phân hủy các chất hữu cơ trong nước.

- Giảm các chất độc trong nước (khí NH3 , H2S .. ) làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm, cá phát triển tốt.

- Nâng cao khả năng miễn dịch cho tôm, cá - Ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại.

- Giúp ổn định độ pH nước, ổn định màu nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản như: Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tôm, cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi Tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất tôm, cá Giảm chi phí thay nước Giảm chi phí sử dụng kháng sinh, hóa chất. Do đó việc sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước và phòng bệnh cho tôm, cá là một việc thiết thực cần được áp dụng thường xuyên nhằm giúp cho các sản phẩm thủy sản đạt được tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm khi đưa ra thị trường phục vụ cho người tiêu dùng.

2.5.2.4. Xử lý nước mưa chảy tràn sau mỗi trận mưa

Sau mỗi trận mưa thì cá có hiện tượng nổi đầu, kém ăn dễ phát sinh dịch bệnh. Để khác phục hiện tượng này người dân cần làm tốt các biện pháp xử lý môi trường nuôi như sau:

Định kỳ sau các trận mưa nên bón vôi cho các ao nuôi theo liều lượng quy định. Đây được coi là yếu tố kỹ thuật bắt buộc, nhằm điều chỉnh độ pH và vệ sinh môi trường ao nuôi.

- Định kỳ 1 tháng thay nước ao nuôi 1 lần (khoảng 1/3 lượng nước ao), thay bằng nguồn nước sạch, có độ pH bảo đảm.

- Định kỳ 1,5 tháng xử lý chế phẩm EM thứ cấp 1 lần, liều lượng 5 lít/1 sào ao, ngoài ra còn xử lý đột xuất khi ao có hiện tượng ô nhiễm, cá nổi đầu.

Biện pháp xử lý:

+ Cách 1: Dùng bạt phủ kín quanh bờ ao và từ đáy ao lên mặt bờ ngăn không cho nước mưa thấm qua bờ tràn xuống ao.

+ Cách 2: Đào rãnh quanh bờ hoặc đắp con trạch trên mặt bờ ao để ngăn nước mưa chảy trực tiếp xuống ao. Thường xuyên dùng hộp giấy chỉ thị màu đo pH. Độ pH thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là từ 6,5 – 8, nếu ngoài ngưỡng cho phép thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.(sửa lại một số từ ngư cho hợp lý)

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trường Nước Ao Cá Rô Phi Giống Tại Trung Tâm Đào Tạo, Nghiên Cứu (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)