Phương pháp thay thế liên hoàn

Một phần của tài liệu luận văn phân tích hiệu quả kinh doanh công ty tnhh tư vấn và xây dựng tvt (Trang 27 - 29)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

2.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn: * Khái niệm:

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

* Đặc điểm:

- Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi, còn các nhân tố khác được cố định lại.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, chất lượng sau.

- Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích.

Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c. Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng 1 phương trình kinh tế như sau:

Q = a x b x c Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 x b1 x c1. Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0. Số tương đối hoàn

thành kế hoạch =

Số thực tế Số kế hoạch Tỷ lệ năm sau so

với năm trước trước

=

Số năm sau – Số năm trước

 Q1 – Q0 = Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích.

Q =Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0 Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

● Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1b0c0 – a0b0c0 ● Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1b1c0 – a1b0c0 ● Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1b1c1 – a1b1c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a + b + c = (a1b0c0 – a0b0c0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0) = a1b1c1 – a0b0c0 = Q: đối tượng phân tích

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT

Một phần của tài liệu luận văn phân tích hiệu quả kinh doanh công ty tnhh tư vấn và xây dựng tvt (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)