Phân tích 2.Những con người ở Sapa

Một phần của tài liệu các bước xây dựng một chủ đề dạy học tích hợp httpsbitly2wz70q7 (Trang 23 - 29)

Lý 8 Bài 43: Bắc trung bộ, Nam trung bộ)

II. Phân tích 2.Những con người ở Sapa

a. Nhân vật anh thanh niên:

Sau khi phân tích những vẻ đẹp của anh thanh niên, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

? Điều gì đã giúp anh thanh niên vượt qua những khó khăn gian khổ ấy? Tìm những chi tiết chứng tỏ điều ấy?

HS: Trước hết, đó là ý thức về công việc, lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa của công việc mình làm với mọi người. Anh đã có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc: công việc là bạn.

GV: Hình tượng của anh thanh niên có lý tưởng sống tiêu biểu cho những vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam những năm đầu miền Bắc nước ta vừa sản xuất và chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.

? Cùng là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ thanh niên sống có lý tưởng, cách thể hiện của nhân vật anh thanh và hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đã học trong tiết trước có gì khác nhau?

HS: Nếu người chiến sĩ lái xe đại diện cho lớp lớp thanh niên cầm súng ra chiến trường chiến đấu giải phóng đất nước trong thời kháng chiến chống Mỹ thì nhân vật anh thanh lại sống cống hiến bằng cách âm thầm lao động phục vụ ở hậu phương.

GV giải thích thêm: sống đẹp, sống có lý tưởng, thực hiện nghĩa vụ với tổ quốc không chỉ trên mặt trận, trong chiến đấu mà còn là ngay trong chính trong cuộc sống lao động hằng ngày của mỗi chúng ta.(Lý tưởng sống của thanh niên)

?Nhân vật anh thanh niên gợi cho em những suy nghĩ tình cảm gì?

HS: sự ngưỡng mộ khâm phục, sự yêu quý, là tấm gương noi theo…

? Đối bản thân em, em sẽ làm gì để sống có lý tưởng và sống có ích như nhân vật anh thanh niên?

HS liên hệ và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.

? Tìm những tấm gương lao động sáng tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Giáo viên giới thiệu một số tấm gương sống có lý tưởng trong thời kháng chiến cũng như trong thời bình.

Vị trí tích hợp: Luyện tập Giáo viên giao bài tập về nhà :

Câu 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về lối sống của thế hệ trẻ hiện nay.

Câu 2: Tập sáng tác thơ 8 chữ về chủ đề : Lý tưởng sống và lối sống của thanh niên hiện nay.

Câu 3: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

*Văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” – Ngữ Văn 9 – Tập 2 (GDCD 9: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên, Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc;GDCD 7: Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa ).

Vị trí tích hợp : II. Phân tích

3.Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ:

HS đọc khổ thơ 4-5-6 HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật Các mảnh ghép – 5 phút

+ Nhóm 1,2: Trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ ước nguyện điều gì? Những hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống?

+ Nhóm 3,4: Tác giả thay đổi ngôi xưng hô từ “tôi” (ở khổ 1) sang từ “ta” (ở khổ 4) có ý nghĩa gì?

HS: thảo luận theo các nhóm.

GV bình và chốt ý và ghi bảng

(Viễn Phương khi ra thăm lăng Bác ở miền Nam cũng đã từng viết: “Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác. Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Còn Thanh Hải muốn được làm những điều giản dị nhất, gần gũi với cuộc sống, tiếng chim hót đem lại niềm vui cho cuộc đời, bông hoa đẹp tỏa hương thơm tô thắm thêm vẻ đẹp cuộc sống, nốt nhạc trầm bỗng tượng trưng cho tài trí của con người Việt Nam…Tất cả cùng hòa vào bản nhạc của mùa xuân đất nước.)

GV bình: “Tôi” là đại từ ngôi thứ nhất số ít, thể hiện niềm riêng, chỉ tác giả, ở khổ 4 tác giả xưng “ta” vừa ở số ít và số nhiều, vừa là niềm riêng, vừa là cái chung, niềm riêng của tác giả đã hòa nhập vào cái chung của mọi người. Thể hiện khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống chung của đất nước

GV nhận xét, chốt ý và ghi bảng

GV: Nghệ thuật đặc sắc của khổ 4,5? Em có nhận xét gì về quan niệm cống hiến của nhà thơ?

HS: suy nghĩ trả lời

Ước nguyện cống hiến chân thành, đây là cách nói khiêm nhường, âm thầm, lặng lẽ, là lẽ sống đẹp, cao cả bởi lẽ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đồng thời thể hiện khát vọng hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Chứng tỏ nhà thơ rất lạc quan, tin yêu và quý trọng từng giây, từng phút của cuộc sống này. Thơ hay là ở cảm xúc chân thành, với Nhạc sĩ Trương Quốc Thắng, ông đã để lại cho đời bài hát “Ước nguyện” sống mãi với thời gian : “Nếu là chim, tôi

sẽ làm loài bồ câu trắng. Nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa hoa thơm. Nếu là mây, tôi sẽ làm một vầng mây ấm. Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương” và Thanh Hải trước lúc từ giã cuộc đời cũng tâm niệm cống hiến một mùa xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời và đây là một bài thơ đặc sắc.

?Chúng ta đã từng bắt gặp lẽ sống đẹp của nhà thơ Thanh Hải ở nhân vật và tác phẩm nào đã học rồi?

HS: Nhân vật anh thanh niện và một số nhân vật khác ở Sap trong tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.

GV : Quan niệm sống cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải cũng là một lẽ sống đẹp, một lý tưởng sống hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người đặc biệt đối với thế hệ trẻ những người chủ nhân tương lai của đất nước.(Lý tưởng sống của thanh niên)

Khi phân tích đoạn thơ cuối GV đặt câu hỏi:

? Ở khổ cuối nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện điều gì khi nhắc đến hai khúc Nam Ai, Nam Bình là làn điệu dân ca độc đáo của xứ Huế?

HS: thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và lòng tự hào về vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, của quê hương.

GV: Xứ Huế có dòng Hương êm đềm và thơ mộng, làm bất kỳ ai khi đặt chân tới đây cũng bị cuốn hút, mê mẩn. Du khách say lòng không chỉ vẻ đẹp tự nhiên của Hương giang, mà còn bởi những điệu Nam Ai, Nam Bình vọng lên từ trong mênh mang sóng nước. Đây là một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của xứ Huế nói riêng và của dân tộc nói chung, vì vậy cần được giữ gìn và truyền bá rộng rãi.( GDCD 7: Bảo vệ di sản văn hóa)

*Văn bản : Những ngôi sao xa xôi – Ngữ Văn 9 – Tập 2. (-GDCD 9: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên, Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. GDCD 6 Bài: Lòng biết ơn).

Vị trí tích hợp : II. Phân tích:

2.Nhân vật Phương Định

Khi phân tích nhân vật Phương Định GV cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi:

? Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật Phương Định trong một lần phá bom. Tâm trạng ấy đã cho thấy được phẩm chất gì của nhân vật?

HS trình bày: “Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không?” Điều này cho thấy ý thức trách nhiệm rất cao trong công việc; tinh thần dũng cảm bất chấp hi sinh gian khổ.

?Theo các em mục đích cuối cùng lớn nhất mà Phương Định cũng như những anh chiến sĩ lái xe muốn hướng đến là gì ?

HS: đó chính là mong muốn thống nhất đất nước.

GV: Phương Định cũng như rất nhiều những nhân vật tiêu biểu của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ mà chúng ta đã tìm hiểu trong một số tác phẩm đã học, họ là những thanh niên có sống có lý tưởng.( Lý tưởng sống của thanh niên)

Giáo viên cho học sinh xem Clip về các cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc.

?Qua đoạn phim các em cảm xúc như thế nào đối với các cô gái nữ thanh niên xung phong trong thời kháng chiến chống Mỹ?

HS bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc.

GV chốt: đó là những con người tiêu biểu đã không tiếc hi sinh máu xương vì sự nghiệp giải phóng dân tộc cho chúng ta cuộc sống hòa bình, ấm no hôm nay. (Giáo dục lòng biết ơn, Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc)

5.3.6. Ngữ văn kết hợp Mĩ Thuật

Việc tích hợp kiến thức Mỹ thuật vào giảng dạy Ngữ văn giúp học sinh rèn kỹ năng hội họa và năng lực tưởng tượng.

Trong chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên” có những nội dung trong các văn bản sau có tham gia của liên môn Mỹ thuật.

*Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Ngữ Văn 9 – Tập 1 Vị trí tích hợp : IV. Luyện tập

Sau khi học xong bài, thầy cô giao cho học sinh về nhà vẽ tranh về đề tài người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ qua sự cảm nhận của em sau khi học bài thơ. (Mỹ thuật 6 : chủ đề bộ đội)

*Văn bản: Lặng lẽ Sapa – Ngữ Văn 9 – Tập 1

Vị trí tích hợp : Trong phần dặn dò chuẩn bị bài giao từ trước, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ tác phẩm, cảm nhận và thử vào vai ông họa sĩ để ký họa chân dung nhân vật anh thanh niên. (Mỹ thuật 7 bài 18: Kí họa.)

Trong phần Luyện tập giáo viên cũng có thể cho học sinh về nhà vẽ cảnh Sapa (Mỹ thuật 7 Bài 4 :Vẽ tranh phong cảnh)

5.3.7. Tích hợp với một số môn học khác:

Trong chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên” ngoài tích hợp với các môn học đã phân tích ở trên, chủ đề này còn có thể tích hợp với những môn học sau:

*Môn Toán trong văn bản “Lặng lẽ Sapa” : Trong phần phân tích nhân vật anh thanh niên, khi tìm hiểu về công việc làm khí tượng của nhân vật, giáo viên cho học sinh làm một bài tính đo mưa cụ thể như sau:

Ví dụ: Tính lượng mưa trong ngày 30/4/2012

Trận mưa lúc 2 giờ lượng mưa đo được là 50 mm, lúc 7 giờ lượng mưa đo được là 20mm, lúc 12 giờ10mm, lúc 19 giờ30 mm.

Giải:Lượng mưa trong ngày = (50 + 20 +10 +30)mm = 110mm (Liên môn Toán +Địa lý)

*Môn Công nghệ trong văn bản “Lặng lẽ Sapa”: Trong hoạt động phân tích nhân vật anh thanh niên, khi tìm hiểu về cách sắp xếp cuộc sống riêng, anh thanh niên là một người rất gọn gàng ngăn nắp “Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm.

Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại….”, anh còn trồng hoa, nuôi gà.. (Công nghệ 6:Chương II : Trang trí nhà ở)

*Môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh) + Tin học trong văn bản “Lặng lẽ Sapa”: Kết thúc tiết 1 sau phần tìm hiểu về cảnh sắc thiên nhiên ở Sapa, giáo viên cho học sinh hóa thân thành những hướng dẫn viên du lịch . Phần này giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị trước đó.Học sinh tiến hành thu thập thông tin, hình ảnh về vùng đất Sapa rồi tiến hành thuyết minh trước lớp kèm với phần trình chiếu hình ảnh (Tin học 9 Bài Trình chiếu). Học sinh dịch bài thuyết minh sang tiếng Anh để giới thiệu như một hướng dẫn viên đang giới thiệu cho khách nước ngoài.

THUYẾT MINH NGẮN GỌN VỀ SAPA

*Tiếng Việt

Sapa ngày đủ bốn mùa Trăm hoa đua nở bên hồ liễu xanh

Chiều buông điện tỏa lung linh

Ngỡ trời Âu quê mình Sapa

Qua bốn câu thơ trên, ta có thể cảm nhận được một bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên nơi Sapa.

Sapa là một huyện niềm núi thuộc tỉnh Lào Cai, nằm ở phía tây của nước ta có diện tích khoảng 67.864 ha. Thị trấn sapa nằm ở độ ca o 1.600 m so với mực nước biển. Dân cư ở đây tập trung đông đúc, có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống nhưng chủ yếu gồm 6 dân tộc chính là Kinh, H'mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã phó. Các dân tộc này góp phần tạo nên một bản sắc văn hóa rất đa dạng cho Sapa nơi có địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp nằm ở phía đông của dãy Hoàng Liên Sơn. Lẽ ra mang khí hậu cân nhiệt đới nhưng do nằm gần chí tuyến và địa hình cao cho nên Sapa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Điều đặc biệt chỉ riêng Sapa mới mang đến cho con người là một ngày trong năm hội tụ đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Do dân cư gồm nhiều dân tộc khác nhau vì vậy lễ hội ở Sapa là một nét đặc trưng mang nhiều thú vị. Các lễ hội thường xuyên diễn ra như hội roong pọc của người Giáy, hội sản sán (đạp núi) của người H'mông hay lễ tết nhảy của dân tộc Dao. Hơn hết, Sapa còn có những phiên chợ vào tối thứ bảy kéo dài đến ngày chủ nhật hàng tuần, để giao thương buôn bán.

Người ta còn gọi đó là "Chợ tình Sapa". Còn một điều ít ai biết đến đó là nguồn gốc tên gọi Sapa xuất phát từ tiếng Quan Thoại phát âm là Sapar hay Sapa tức là "bãi cát''. Do người tây xâm chiếm vào Sapa, phát âm không dấu trở thành "Cha Pa", về sau từ này được thống nhất gọi là Sapa.

Hiện nay Sapa là một điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đó là do nơi đây sở hữu phong cảnh đẹp và nhiểu địa điểm nổi tiếng như: đỉnh Phanxipang, núi Hàm Rồng, thung lũng mường hoa... và đặc biệt nơi đây còn có tuyết rơi. Không chỉ nhu thế Sapa còn có nhiều loại đặc sản, trái cây nởi tiếng như đào, mận đỏ, táo mèo, mầm đá, cuốn sủi, thắng cổ... Hãy thử đến Sapa và trải nghiệm!

*Tiếng Anh

Sapa ngày đủ bốn mùa Trăm hoa đua nở bên hồ liễu xanh

Chiều buông điện tỏa lung linh Ngỡ trời Âu quê mình Sapa

Through four verses above, we can feel a panorama of nature where Sapa.

Sapa is a mountainous district of Lao Cai province sentiment, located in the western part of our country has an area of about 67 864 ha. Sapa town located at 1,600 meters above ca o sea level. Population heavily concentrated here, there are many different ethnic groups live together, but mainly includes 6 main ethnic Kinh, H'mong, Dao, Tay, Giay, Xa deal. These peoples

contributed phaagn creating a cultural identity for Sapa diverse terrain where, dissected complex located east of the Hoang Lien Son range. Would bring balanced tropical climate but due to its location near the tropics and higher terrain Sapa climate so humid subtropical, temperate, cool air all year round. What is particularly new Sapa alone gives people a day in five meets four seasons: spring, summer, autumn and winter. By inhabitants of many different ethnic groups in Sapa festival so characteristic with a lot of fun. The festival takes place regularly as of the Giay POC forests Assembly, the Assembly fluke (mountain bike) of Hmong or holidays Dao ethnic dance. Above all, there are other markets Sapa on Saturday night last until Sunday, to trade trafficking. They also called it "the Sapa market." And one thing that's obscure origins Sapa

name derives from the Mandarin pronunciation “Sapa” ie “Sapa” or "the sand ''. Because the west invaded in Sapa, pronounce unsigned became" Cha Pa ", the following words are uniformly called Sapa.

Currently, Sapa is a tourist attraction and abroad. That's because this place possesses beautiful scenery and famous locations such as the top Phan xi pang, Ham Rong Mountain, Muong Hoa valley ... and especially where there is snow. Not only that Sapa has many

specialties, such as the famous fruit peach, red plum, apple cat, germ stones, rolling Alder, neck win... Try to Sapa and experience!

6.4. Các bước tiến hành giảng dạy tích hợp liên môn trong chủ đề “Lý tưởng sống của thanh niên”:

Bước1: Xây dựng chủ đề: bước này giáo viên phải bàn luận thống nhất với các thành viên trong tổ chuyên môn xác định nội dung của chủ đề, thời lượng của chủ chủ đề và trình tự dạy các nội dung trong chủ đề.( Mục 6.1)

Bước 2 : Giáo viên xác định các liên môn học được tích hợp trong chủ đề; vị trí tích hợp;

cách thức tích hợp; phương pháp kiểm tra đánh giá (Mục 6.2)

Bước 3: Chuẩn bị: Giáo viên xây dựng giáo án cụ thể cho từng bài dạy, các trang thiết bị cần thiết ở mỗi tiết học, đối tượng giảng dạy… Quan trọng nhất ở bước chuẩn bị này chính là phần giao nhiệm vụ để học sinh tự tìm hiểu, thu thập kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

Trong chủ đề này tôi xây dựng hệ thống nhiệm vụ theo phương pháp dạy học dự án có vận dụng kiến thức liên môn cho học sinh cần chuẩn bị như sau:

*Văn bản: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

Môn học Nội dung tìm hiểu chuẩn bị Cách thức thực hiện nhiệm vụ Ngữ Văn Tác giả Phạm Tiến Duật

Hình ảnh những chiếc xe không kính Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe Nghệ thuật bài thơ

Nghiên cứu SGK cùng các tài liệu tham khảo.

Lịch sử Bối cảnh lịch sử ra đời bài thơ

Lịch sử ra đời và ý nghĩa con đường huyền thoại

Tra cứu thông tin lịch sử, Lịch sử lớp 9 Chương IV: Việt Nam từ năm 1954 – 1975 Địa lý Vị trí địa lý con đường Trường Sơn xưa và con

đường Hồ Chí Minh; Đặc điểm khí hậu, đất đai của khu vực Bắc trung bộ và Nam trung bộ.

Tham khảo thu thập tài liệu internet và Địa Lý 8: Bài 36:

Đặc điểm chung của đất : Bài 43: Bắc trung bộ, Nam trung bộ.

GDCD Lý tưởng của người chiến sĩ lái xe là gì? Bài thơ

đọng lại lại cho em bài học gì -GDCD 9: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên, Bài 17:

Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

GDCD 6: Lòng biết ơn

Âm nhạc – Mỹ thuật

Sưu tầm một số bài hát về người lính và thanh niên xung phong trên con đường Trường Sơn.

Vẽ tranh chủ đề: bộ đội

- Âm Nhạc : Bài về người lính và thanh niên xung phong trên con đường Trường Sơn- Mỹ Thuật 6 : vẽ chủ đề bộ

Một phần của tài liệu các bước xây dựng một chủ đề dạy học tích hợp httpsbitly2wz70q7 (Trang 23 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)