Bài 27. Tiết 109: ĐI BỘ NGAO DU ( Trích Ê-min hay về giáo dục)
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do- không lệ thuộc vào bất cứ ai:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv:
1. Tác giả đã quan niệm như thế nào về vấn đề đi bộ ngao du?
2. Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ? Nhận xét cách lập luận của tác giả ở luận điểm này? Nhận xét ngôi kể ở đoạn này?
3. Các cụm từ : “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục, có ýý nghĩa gì ? Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của người đi bộ?
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hđ cặp đôi - Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS
- Dự kiến sản phẩm
1. Tác giả đã quan niệm: Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa.
2. Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ:
- Đi bộ ngao du ta hoàn toàn tự do “ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng”.
- Quan sát khắp nơi….xem xét tất cả…một dòng sông
….một khu rừng rậm…một hang động…một mỏ đá, các khoáng sản …=> tùy theo ýý thích của mình.
- Không lệ thuộc ai: “ những con ngựa hay những gã phu trạm..”
- Không lệ thuộc bất cứ cái gì: “thời gian, đường sá. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ”.
Nhận xét :
- Dẫn chứng và lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối một cách tự nhiên. Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do cho người đi:
tùy thích, đói ăn, khát uống, đêm nghỉ, ngày đi, đi để chơi, để học, để rèn luyện.
- Kể theo ngôi kể thứ nhất “tôi, ta”. Cách xưng hô “ tôi – ta”
xen kẽ chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Khi xưng “tôi”
là khi tác giả muốn nói về những kinh nghiệm riêng mang
- Xen kẽ ngôi kể
“tôi –ta”.
=> Đem lại cảm giác tự do……
tính chất cá nhân. Khi xưng “ta” là khi lí luận chung =>
Cách xưng hô thay đổi bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung -> gần gũi, thân mật.
3. Các cụm từ : “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục: Nhấn mạnh sự thoả mãn cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du.
Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc đi bộ dem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
*Báo cáo kết quả
HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận (Trình trên bảng phụ)
*Đánh giá kết quả
HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
1. Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu hoạt động của nhóm 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv:
1. Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì?
2. Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của cách lập luận ấy?
3. Tại sao tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như:
Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go?
4. Để nói về sự hơn hẳn của các kiến thức thu được khi đi bộ
2. Đi bộ ngao du trau dồi vốn kiến thức, hiểu biết:
- Nêu dẫn chứng bằng cách so sánh, kết hợp lời bình luận.
ngao du, tác giả đã dụng so sánh kèm theo lời bình luận nào?
5. Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hđ cặp đôi - Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS
- Dự kiến sản phẩm - Gv:
1. Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức
- Xem xét tài nguyên phong phú trên miền đất.
- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng.
- Sưu tầm các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên…
2. Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả:
- Nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng các kiểu câu khác nhau.
- So sánh kiến thức linh tinh trong các phòng sưu tập, thậm chí của vua chúa với sự phong phú trong phòng tập của người đi bộ ngao du.
- Xen kẽ các lời bình luận (nêu cảm xúc) của tác giả.
=> Đề cao kiến thức của thực tế khách quan. Xem thường kiến thức sách vở giáo điều.
3. Tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go vì:
+ Ta-let, Pla-tông, Pi-ta-go là những nhà triết học và toán học nổi tiếng. Họ luôn quan sát, nghiền ngẫm khi đi dạo chơi.
=> Đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế. Đồng thời khích lệ mọi ngưòi hãy đi bộ để mở mang kiến thức.
4. Để nói về sự hơn hẳn của các kiến thức thu được khi đi bộ ngao du, tác giả sử đã dụng:
- So sánh: Kiến thức linh tinh… trong các phòng sưu tập
=> Mở mang năng lực khám phá đời sống….
(vua chúa) với sự phong phú trong phòng sưu tập của người đi bộ ngao du (là cả trái đất), hơn cả nhà tự nhiên học Đô - Băng – Tông .
5. Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du giúp mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng vốn hiểu biết và làm giàu trí tuệ.
*Báo cáo kết quả
HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận
*Đánh giá kết quả
HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
1. Mục tiêu: Học sinh thấy được tác dụng của việc đi bộ ngao du.
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của Hs 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv:
1. Cách chứng minh luận điểm thứ ba này có gì đặc sắc?
2. Việc sử dụng các câu cảm thán ở đây có tác dụng gì?
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hđ cặp đôi - Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS
- Dự kiến sản phẩm - Gv:
1. Cách chứng minh: So sánh hai trạng thái tinh thần khác nhau: người đi bộ ngao du (vui vẻ, hân hoan, khoan khoái).
người ngồi trên xe ngựa (mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau
3. Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ tinh thần con người.
- So sánh hai trạng thái tinh thần khác nhau.
=> Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du…