NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I- KIẾN THỨC CƠ BẢN
3. Hình tượng nhân vật Chí
a. Trước khi ở tù.
- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có, đi ở hết nhà này đến nhà khác. Cày thuê cuốc mướn để kiếm sống.
- Từng mơ ước: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn…→ Chí Phèo là một người lương thiện.
- Năm 20 tuổi: đi ở cho nhà cụ Bá Kiến. Bị bà ba Bá Kiến gọi lên dấm lưng, bóp chân…Chí cảm thấy nhục chứ yêu đương gì→ biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa. Là người có ý thức về nhân phẩm.
=> Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác.
b Sau khi ở tù.
- Nguyên nhân: vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.
- Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và quái dị. Chí trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
- Hậu quả của những ngày ở tù:
+ Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm..”
→ Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.
+ Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến.
→ Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
=> Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bị biến chất từ một người lương thiện thành con quỉ dữ. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí.
c. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở:
- Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở- người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn, lại dở hơi ấy đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.
- Chí Phèo đã thức tỉnh.
+ Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
+ Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc đối với Chí Phèo “cô độc còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
+ Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa:
+ Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.
→ Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh, Chí đang đứng trước tình huống có lối thoát là con đường trở về với cuộc sống của một con người. Cái nhìn đầy chiều sâu nhân đạo của nhà văn.
d. Bi kịch bị cự tuyệt:
- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo -> định kiến của xã hội.
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: ngẩn người, nắm lấy tay Thị Nở, bị xô ngã, Chí thấy hơi cháo hành nhưng lại tuyệt vọng Chí uống rượu và khóc “rưng rứt”, xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự xác.
- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự xác của Chí:
+ Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống.
+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
* Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
* Ý nghĩa văn bản:
“ Chí Phèo” tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình lẫn nhân tính của người nông dan lương thiện đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi học đã biến thành quỷ dữ.
VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài - Kiến thức cơ bản
1. Tác giả
- Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về con người và phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
- Văn Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động trên cơ sở vốn sống, vốn từ vựng giàu có.
2. Tác phẩm a. Xuất xứ
- Truyện Vợ chồng A Phủ in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952), đánh dấu độ chín của phong cách nghệ thuật Tô Hoài.
- Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. Mị là nhân vật chính.
b. Nội dung Nhân vật Mị:
* Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần
+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ làm ăn, yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình.
+ Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh.
+ Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.
+ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
* Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
+ Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong ngày hội xuân ở Hồng Ngài:
- Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị.
- Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ.
- Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.
- Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi.
+ Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ:
- Từ vô cảm đến đồng cảm: những đêm trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị.
- Nhận ra sự độc ác và bất công của giai cấp phong kiến miền núi: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy chúng nó thật độc ác, thấy người kia việc gì mà phải chết.
- Hành động cứu người: Mị nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ tự trốn thoát. Nghĩ thế Mị … cũng không thấy sợ. Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói cứu A Phủ.
- Tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy Mị cũng hốt hoảng…; lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.
c. Nghệ thuật
- Bút pháp hiện thực sắc sảo; tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.
- Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.
- Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.
VỢ NHẶT - Kim Lân- KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Kiến thức về tác giả
- Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Quê xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Năm 1944, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó
tiếp tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và CM.
- KL là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về người nông dân làng quê VN - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Ông viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.
- Năm 2001, KL được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Kiến thức về tác phẩm a. Xuất xứ
Vợ nhặt có tiền thân từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau CM tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo trong kháng chiến. Sau hòa bình lập lại (1954), KL dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí.
b. Nội dung
* Nhân vật Tràng:
- Ngoại hình: xấu, thô.
- Tính tình: có phần không bình thường, ăn nói cộc cằn, thô lỗ, nhưng tốt bụng và cởi mở…
- Gia cảnh: nhà nghèo, dân ngụ cư, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già.
* Nhân vật người vợ nhặt:
- Là nạn nhân của nạn đói.
- Là 1 người vô danh, không tên tuổi, không có công ăn việc làm.
- Tính khí chua ngoa, đanh đá, táo bạo, không khách khí khi ăn liền 1 lúc 4 bát bánh đúc.
- Về làm vợ Tràng:. Từ 1 con người chao chát, chỏng lỏn, cong cớn, thị trở thành rụt rè, dịu dàng, đúng mực.
* Bà cụ Tứ:
- Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con - Tâm trạng: buồn vui, mừng lo lẫn lộn.
- Một người phụ nữ VN nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha.
- Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.
=> Các thành viên của gia đình tủi hờn khi bữa cơm đầu tiên chỉ có niêu cháo loãng và chè cám, nhưng nghĩ đến Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc chia cho dân nghèo, lòng họ nhen nhóm nhiều hi vọng.
c. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí.
- Ngôn ngữ văn xuôi nhuần nhị, giản dị mà tinh tế.
RỪNG XÀ NU
- Nguyễn Trung Thành- Kiến thức cơ bản
1.Kiến thức về tác giả
- Nguyễn Trung Thành ( bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu
- Ông sinh năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Năm 1950 , Nguyễn Trung Thành gia nhập quân đội, sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V.
- Sau hiệp định Giơ- ne-vơ , ông tập kết ra Bắc.
- Năm 1962 ông trở lại chiến trường miền Nam chiến đấu, làm chủ tịch chi hội văn nghệ Giải phóng miền Trung Trung Bộ, đồng thời phụ trách tạp chí văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ.
- Sau kháng chiến chống Mỹ ông tiếp tục hoạt động văn nghệ, ông từng làm Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, tổng biên tập báo Văn nghệ.
2.Kiến thức về tác phẩm a.Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn Rừng xà nu được viết vào mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam nước ta.
- Tác phẩm in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ (số 2- 1965). Sau in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).
b. Nội dung
- Rừng xà nu là câu chuyện kể về làng Xô Man theo Đảng, theo cách mạng. Nhân vật trong truyện kể về làng Xô Man thuộc nhiều thế hệ: cụ mết, Tnú,, Dít, Heng...trong giai đoạn hung hãn tột cùng của kẻ thù họ đã nổi dậy.
- Truyện có hai câu chuyện đan cài vào nhau: chuyện về cuộc đời Tnú, và chuyện kể về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, trong đó câu chuyện về cuộc đời Tnú, là tình tiết chính, cốt lõi của câu chuyện kể về cuộc nổi dậy của làng Xô Man.
- Hình tượng cây xà nu:
+ Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man.
+ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng.
- Hình tượng nhân vật Tnú
+ Tnú là người gan góc, dũng cảm, mưu trí.
+ Tnú có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Tnú có tình yêu thương và sục sôi căm thù.
+ Cuộc đời bi tráng của Tnú và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lý:
phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tự giải phóng.
- Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau.
c. Nhan đề Rừng xà nu
- Nhan đề là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này.
- Rừng xà nu là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng, gắn bó mật thiết với cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân Tây Nguyên, biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên: sức sống mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, khao khát tự do. - Nhan đề còn gợi chủ đề, cảm hứng sử thi cho truyện ngắn.
d. Nghệ thuật
- Nghệ thuật trần thuật: trong truyện Rừng xà nu có hai lớp thời gian: thời gian kể chuyện( chỉ trong một buổi chiều và đêm Tnú về thăm làng Xô Man) và thời gian các sự kiện được kể rất dài ( các sự kiện về cuộc đời Tnú).
- Điểm nhìn trần thuật : ngôi thứ ba giấu mặt và cụ Mết.
- Tính sử thi:
+ Hướng tới vấn đề mang tính cộng đồng, ý nghĩa toàn dân tộc, thời đại.
+ Phản ánh cuộc kháng chiến của nhân dân làng Xô Man, người dân Tây Nguyên + Các nhân vật mang tính sử thi( Tnú, cụ Mết) tiêu biểu cho dân làng Xô Man, tính cách điển hình của người dân Tây Nguyên.
+ Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp sử thi lớn lao, kỳ vĩ, có sự kết hợp giữa hiện thực và biểu tượng lãng mạn.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật trang trọng, hào hùng, tráng lệ.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH - Nguyễn Thi –
Kiến thức cơ bản
1. Tác giả: Nguyễn Thi (1928-1968)
- Gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ, là nhà văn của nhân dân Nam Bộ thời kỳ chống Mỹ
- Nhân vật tiêu biểu: Người nông dân Nam Bộ có lòng cảm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thuỷ chung son sắc với quê hương và cách mạng.
- Cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
- Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.
2. Tác phẩm: "Những đứa con trong gia đình".
- Truyện ngắn xuất sắc - ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
* Đọc, hiểu văn bản: