CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP KÍCH CẦU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Cầu lao động và các giải pháp kích cầu ở Việt Nam (Trang 25 - 29)

Ở VIỆT NAM

1.Hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy sản xuất phát triển:

Nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách luật pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản xuất như: luật doanh nghiệp, luật đất đai, luật đầu tư,….

Nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước cần được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Theo đó, việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc làm, đào tạo nghề và các vấn đề liên quan đến thị trường lao động sẽ được phổ biến sâu rộng tới người lao động. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động cũng được đẩy mạnh. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tiền lương, tiền công trên thị trường lao động nhằm thúc đẩy các giao dịch trên cơ sở đó hình thành giá cả thị trường sức lao động, đồng thời điều tiết giám sát tiền lương, tiền công để hạn chế tính tự phát. Công đoàn và các tổ chức đoàn thể cần có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường lao động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Các doanh nghiệp Nhà nước sẽ nhanh chóng được xắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa, tập trung theo hướng công nghệ sâu hiện đại hóa thiết bị công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển và thu hút lao động.

Tập trung phát triển các lĩnh vực tạo nhiều việc làm và thu hút lao động: Phát triển kinh tế nhiều thành phần, các khu công nghiệp tập trung, phát triển dịch vụ, nhất là thương mại- du lịch, mở rộng và hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ lớn, chú trọng phát triển du lịch sinh

thái, du lịch lịch sử, văn hoá làng nghề; kinh tế trang trại, kinh tế vườn rừng, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi, cây trồng và xây dựng cơ sở hạ tầng. Biên giới và các xã đặc biệt khó khăn tham gia xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội và giải quyết việc làm, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ lại lao động và dân cư, xây dựng mô hình kinh tế hộ phát triển bền vững, phát triển sản xuất hàng hoá...

2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ, khôi phục và phát triển các làng nghề, phố nghề trên cơ sở tính truyền thống và thế mạnh về nguyên liệu của từng vùng, làm hạt nhân cho phát triển ngành nghề; trước mắt, xây dựng từ 1 đến 2 làng nghề cho mỗi nhóm hàng có thế mạnh và có truyền thống, đồng thời, mở thêm các ngành nghề mới có thế mạnh về nguyên, vật liệu và có triển vọng về thị trường. Đặc biệt, chú trọng phát triển mạnh quan hệ kinh tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức để tạo nguồn xuất khẩu lao động tại chỗ, tăng đầu tư khai thác, mở rộng xuất khẩu lao động sang các khu vực, thị trường truyền thống và một số thị trường mới; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, ưu tiên vốn vay cho các doanh nghiệp thu hút, sử dụng nhiều lao động.

Xây dựng các làng nghề trên cơ sở tính truyền thống và thế mạnh về nguyên liệu của từng vùng, làm hạt nhân cho phát triển ngành nghề; trước mắt, xây dựng từ 1 đến 2 làng nghề cho mỗi nhóm hàng có thế mạnh và có truyền thống, đồng thời, mở thêm các ngành nghề mới mà Bình Dương có thế mạnh về nguyên, vật liệu và có triển vọng về thị trường.

Nâng cao chất lượng lao động là một giải pháp cần được đặc biệt chú trọng. Với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho 20 năm và những kế hoạch đào tạo ngắn hơn, trong 5 năm hay 10 năm, cần tập trung phát triển mạnh hệ thống trung học chuyên nghiệp, dạy nghề theo hướng đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như năng lượng, vi điện tử, tự động hóa, công nghệ sinh học... Đồng thời cũng có các chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ giáo viên, cơ chế ưu đãi để khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân tham gia vào công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho người lao động.

4.Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động

Để khắc phục hình thức giao dịch nhỏ lẻ của thị trường lao động hiện nay, cần đầu tư xây dựng các trung tâm giao dịch lao động đạt tiêu chuẩn khu vực với trang thiết bị hiện đại. Đây sẽ là đầu mối cung cấp các thông tin đầy đủ nhất về cung - cầu lao động trên thị trường. Ngoài ra, một hệ thống thông tin bao gồm hướng nghiệp dạy nghề; dịch vụ việc làm; thống kê thị trường lao động... cũng sẽ được thiết lập từ tỉnh đến từng quận, huyện và xã, phường. Cùng với việc củng cố, tổ chức lại các trung tâm giới thiệu việc làm hiện nay, cần xây dựng thêm các điểm giới thiệu việc làm tạm thời miễn phí cho lao động nhập cư. Đồng thời phát triển các hình thức như hội chợ việc làm, hướng nghiệp cho học sinh,…

5.Kích cầu tiêu dùng

Do cầu lao động là cầu dẫn xuất nên khi kích cầu tiêu dùng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng, phát triển sản xuất từ đó làm tăng cầu lao động. Các biện pháp kích cầu tiêu dùng thường được áp dụng như: tuần lễ giảm giá, tháng giảm giá ở các siêu thị, nhà hàng, cửa hiệu vừa nhằm quảng bá sản phẩm thương hiệu vừa tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng lương cho người lao động, cải tiến chất lượng mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm,…

6.Phát triển hệ thống thị trường vốn

Phát triển đồng bộ thị trường vốn: hệ thống ngân hàng Nhà nước và ngoài Nhà nước, quỹ tín dụng ưu đãi, thành lập sàn giao dịch chứng khoán, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi ODA, ….

Nâng cao việc sử dụng vốn huy động qua kênh tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng cần mở rộng đối tượng cho vay để đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội; đổi mới thiết bị công nghệ; di dời nhà xưởng vào Khu công nghiệp; chương trình đưa vốn về nông thôn; đầu tư vào khu công nghiệp-khu chế xuất.

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Trung ương, chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời ổn định tình hình, không để kéo dài, lây lan trong hệ thống tín dụng và ảnh hưởng trong xã hội.

7.Phát triển sản xuất, kinh doanh khu vực kinh tế theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường

Liên tục đầu tư và chuyển hướng đầu tư phát triển sản phẩm đáp ứng nhu, dịch vụ trong mọi thành phần kinh tế,

cầu thị trường. Phát huy tối đa công suất thiết bị, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, áp dụng các đề tài tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước áp dụng cơ khí hóa, tự động hóa sản xuất. Tăng cường quản lý mọi mặt: tăng cường quản lý kỷ luật, sắp xếp lại tổ chức và lao động, rà soát định biên các dây chuyền sản xuất, đào tạo lại nghề và phân công lao động hợp lý để tăng năng suất lao động. Củng cố và mở rộng thị trường, tăng cường quảng bá thương hiệu sản phẩm, tiếp tục phát triển các kênh phân phổi, mở rộng thị trường, hệ thống các kho trung chuyển, duy trì và phát triển các kênh phân phối, các đại lý, áp dụng linh hoạt các cơ chế bán hàng và biện pháp kích cầu, điều chỉnh giá bán để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời đẩy mạnh công tác giới thiệu sản

phẩm, tổ chức các mô hình sản phẩm trình diễn, khảo nghiệm, hội nghị đầu bờ để hướng dẫn kỹ thuật sử dụng sản phẩm và giới thiệu sản phẩm mới. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, quan tâm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Một phần của tài liệu Cầu lao động và các giải pháp kích cầu ở Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w