Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập, bồi dưỡng ngữ văn 6 1 (Trang 34 - 42)

khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công (Thần trụ trời -Sơn tinh ) Gióng vươn vai thể hiện sự phi thường ấy

- Sức mạnh cấp bách của việc cứu nước làm thay đổi con người Gióng  thay đổi tầm vóc dân tộc.

Câu 6: Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như

Thánh Giong. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết, xem ngài khuyên em như thế nào?

* Gợi ý:

a. Mở bài: Giới thiệu về cuộc gặp gỡ với Thánh Giong.

b. Thân bài

- Tưởng tượng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi được học, được đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy, khi đi tham quan ở Đền Gióng có khung cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật...).

- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra hoặc liên quan nhân vật).

+ Hỏi thăm Thánh Gióng, sức khỏe của ngài, tại sao ngài có thể đánh thắng giặc bằng vũ khí đơn sơ...

+ Thánh Giong trả lời, dạy em cách rèn luyện sức khỏe, khuyên em cố gắng, chăm chỉ học tập...

+ Thánh Giong nhờ em truyền đạt điều nay cho các bạn, mong các em thi đua học tập, rèn luyện...

c. Kết bài: Sau khi tỉnh dậy, em nhớ lời Thánh Gióng và sẽ cố gắng thực hiện lời ngài khuyên.

Hướng dẫn viết:

* VD đoạn mở bài: Khi nghe tiếng đồng hồ reng reng, tôi giật mình thức dậy.

Bỗng tôi sực nhớ đến giấc mơ tối qua. Tôi mơ được gặp Thánh Giong nhân vật trong truyền thuyết Thánh Giong mà tôi mới được học. Người anh hùng Thánh Gióng đó khuyên tôi nhiều điều bổ ích.

* VD đoạn viết về hoàn cảnh gặp gỡ: Đêm qua, khi học bài xong, mệt quá, tôi gục xuống bàn thiu thiu ngủ. Bỗng tôi nghe có tiếng vó ngựa phi mỗi lúc một

gần rồi một chàng trai khôi ngô, tuấn tú xuất hiện. Chàng mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, ngồi uy nghi trên lưng ngựa...

Câu 7: Em hãy chỉ ra ra và phát biểu cảm nghĩ về ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong truyền thuyết “Thánh Gióng”:

* Gợi ý:

a. Mở bài:

- Khái quát về thể loại truyện truyền thuyết và vai trò của yếu tố kỳ ảo trong truyền thuyết.

- Giới thiệu truyện Thánh Gióng- tác phẩm tiêu biểu của thể loại truyền thuyết- có nhiều yếu tố kì ảo và giàu ý nghĩa.

b. Thân bài:

- Khái niệm về yếu tố kỳ ảo trong truyền thuyết.

- Tóm tắt truyền thuyết Thánh Gióng.

- Những yếu tố kì ảo trong truyện và ý nghĩa của chúng.

- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.

c. Kết bài: khẳng định vai trò của yếu tố thần kì trong truyền thuyết nói chung và trong truyện Thánh Gióng nói riêng.

Bài làm:

a. Mở bài:

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, để qua đó thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Trong truyền thuyết, yếu tố kì ảo đóng vai trò khá quan trọng. Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong truyện truyền thuyết Thánh Gióng đã thể hiện điều đó.

b. Thân bài:

- Các chi tiết thần thoại, kỳ ảo vốn là đặc trưng của thần thoại được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng huyền thoại hóa các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sung, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết.

- Truyền thuyết Thánh Gióng kể về Thánh Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước ta. Nghe tiếng loa của sứ giả cần tìm người tài giỏi đánh giặc, cậu bé ba tuổi mà không biết nói biết cười ở làng Gióng bỗng ngồi dậy, gọi sứ giả vào và bảo ông ta về tâu vua sắm ngựa sắt, giáp sắt và roi sắt cho Gióng đi đánh giặc. Nhận được ngựa sắt, giáp sắt và roi sắt, Gióng biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt ra trận đánh tan giặc. Đến chân núi Sóc, Gióng bỏ lại áo giáp sắt rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

- Hình tượng Thánh Gióng với nhiều chi tiết thần kỳ là biểu tượng của ý thức tinh thần và sức mạnh bảo vệ đất nước trước họa ngoại xâm. Hình tượng đó cũng thể hiện niềm mong ước của nhân dân ta từ xa xưa về người anh hùng cứu nước.

+ Chi tiết thần kỳ đầu đầu tiên là sự ra đời của Gióng: chàng được sinh ra một cách kỳ lạ từ một bà mẹ nông dân. Bà ra đồng làm ruộng, ướm bàn chân mình trên một vết chân to và về nhà thu thai Gióng. Điều đó khẳng định rằng sức mạnh của dân tộc nằm ở nhân dân, do nhân dân tạo ra.

+ Đủ ngày đủ tháng, GIóng được sinh ra, sau 3 năm không nói không cười vậy mà tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Thật kỳ lạ! Chưa hề biết nói biết cười mà ngay lần nói đầu tiên chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước.

+ Sau khi mời được sứ giả vào Gióng xin ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Chú không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Điều này khẳng định rất rõ ràng Gióng sinh ra đã là một anh hung. Và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Đánh giặc là sự nghiệp chung của cả nước.

+ Gióng lên tiếng xin đi đánh giặc, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Như vậy, Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng dạy dỗ.

Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh tthần đồng sức đồng lòng.

+ Chi tiết kỳ ảo ấn tượng nhất trong truyện truyền thuyết là chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Hình ảnh ấy thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc: khi hòa bình là những người lao động rất bình thường nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hóa thành sức mạnh bão tố phi thường, vùi chôn quân giặc. Điều đó giống như lời khẳng định của Bác Hồ

“mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy( lòng yêu nước) lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”.

+ Đánh tan giặc, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Chàng cũng như nhân dân luôn mang trong mình khát vọng hòa bình. Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, chỉ có một nhiệm vụ đó là đánh giặc cứu nước. Đó đã trở thành biểu tượng của sức mạnh chiến đấu. Khi giặc đã tan, Gióng bay về trời cũng là thể hiện ước mơ hòa bình. Cũng có thể hiểu rằng, Gióng nói riêng và nhân dân nói chung đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban danh lợi.

c. Kết bài: Truyền thuyết Thánh Gióng sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo độc đáo. Những chi tiết thần kỳ ấy là biểu tượng của ý thức tinh thần và sức mạnh bảo vệ đất nước trước giặc ngoại xâm. Hình tượng Thánh Gióng cũng thể hiện niềm mong ước của nhân dân ta từ xa xưa về người anh hùng cứu nước.

C. PHIẾU BÀI TẬP:

Phiếu bài tập số 1:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con.

Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng

chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

(SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 19) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2: Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”

Câu 3: Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

Câu 4: Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượn đó.

Phiếu bài tập số 2:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.

(SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 19) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn ?

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là ai ?

Câu 3 : Cho biết ý nghĩa của chi tiết : “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc ” ?

Câu 4 : Tìm cụm danh từ trong câu : “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”

Câu 5 : Hội thi trong nhà trường thường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”. Hãy lí giải vì sao?

Phiếu bài tập số 3:

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa

lúc đó. sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt.

Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.”

(SGK Ngữ văn 6 tập 1, trang 20) Câu 1: Tóm tắt sự việc nêu trong đoạn văn bằng một câu văn?

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 3: Tìm các cụm danh từ trong đoạn văn trên?

Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì: “ Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Phiếu bài tập số 4:

Cho đoạn văn:

" Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác thường nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người xưa. " Phù Đổng Thiên Vương gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế "

Phù Đổng Thiên Vương vẫn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, ngồi dựa vào một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn mà chết."

Câu 1: Cho biết nhân vật “Phù Đổng Thiên Vương” trong đoạn trích trên là ai ? Câu 2: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật này trong truyện ?

Câu 3: Thay thế các từ đồng nghĩa với từ " Phù đổng Thiên Vương" trong đoạn văn trên?

Hướng dẫn:

Phiếu bài tập số 1:

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích từ văn bản Thánh Gióng

- Văn bản ấy thuộc thể loại truyện truyền thuyết - PTBĐ chính: Tự sự

Câu 2:

Tục truyền/ đời /Hùng Vương/ thứ sáu/, ở/ làng Gióng/ có /hai /vợ chồng/ ông lão/ chăm chỉ /làm ăn /và /có /tiếng /là /phúc đức”

Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức

Từ láy: chăm chỉ

Từ đơn: đời, ở, có, hai, và, là Câu 3:

Đoạn văn kể về sự ra đời vừa bình thường, vừa kì lạ của Thánh Gióng Câu 4:

Từ mượn: tục truyền, Hùng Vương, phúc đức, thụ thai, khôi ngô, Nguồn gốc: Từ mượn tiếng Hán

Phiếu bài tập số 2:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : tự sự Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng.

Câu 3 : Ý nghĩa của chi tiết : “Tiếng nói đầu tiên của chú bé là tiếng nói đòi đi đánh giặc ” :

- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.

- Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động khác thường, thần kì.

- Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi bình thường thì âm thầm, lặng lẽ. Nhưng khi nước nhà có giặc ngoại xâm thì họ vùng lên cứu nước.

Câu 4 : Cụm danh từ : một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt, lũ giặc này.

Câu 5 :

- Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên học sinh, lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn tập, bồi dưỡng ngữ văn 6 1 (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w