3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất thải tại trang trại chăn nuôi lợn.
Công tác thu gom, xử lý chất thải tại trại lợn.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực trang trại chăn nuôi lợn ông Vũ Ngọc Toàn xã Hòa Mạc - Văn Bàn – Lào Cai .
Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn ông Vũ Ngọc Toàn xã Hòa Mạc - Văn Bàn – Lào Cai .
Thời gian: Từ tháng 7/2018 đến tháng 11/2018.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Giới thiệu chung về trang trại
- Quá trình hình thành và phát triển của trang trại.
- Cơ cấu tổ chức.
- Tình hình sản xuất tại Trang trại heo nái ông Vũ Ngọc Toàn.
3.2.2. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại Vũ Ngọc Toàn - Quy mô chăn nuôi của trang trại.
- Tình hình sử dụng thức ăn, nước uống cho lợn tại trang trại.
- An toàn lao động và các công tác phòng dịch.
- Công tác quản lý chất thải tại trang trại.
- Đánh giá hiện trạng các biện pháp xử lý chất thải đang được áp dụng tại trang trại.
3.2.3. Đánh giá chất lượng nước thải và tình hình xử lý chất thải, nước thải tại trang trại Vũ Ngọc Toàn
- Đánh giá chất lượng nước thải của trang trại chăn nuôi lợn Vũ Ngọc Toàn.
- Đánh giá chất lượng nước mặt.
- Lượng chất thải rắn được tạo ra của từng loại lợn.
- Hiện trạng hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại trang trại trên địa bàn.
- Hiện trạng chất lượng môi trường do ảnh hưởng của chất thải trang trại chăn nuôi.
3.2.4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho trang trại 3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp kế thừa
Tham khảo các tài liệu có, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn chủ trang trại về quy mô và số lượng đàn lợn, diện tích đất đai, các mô hình chăn nuôi và phương pháp xử lý:
1 phiếu.
Phỏng vấn các công nhân trong trang trại.
Phỏng vấn các hộ dân xung quanh.
Chất thải trong chăn nuôi lợn của trang trại tại trang trại.
Khảo sát thực tế các quy trình xử lý nước thải tại trang trại chăn nuôi lợn ông Vũ Ngọc Toàn xã Hòa Mạc –Văn Bàn - Lào Cai.
3.3.3. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quan đến công tác quản lý chất thải chăn nuôi.
Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, mạng internet, bài viết, sách các báo cáo và các văn bản đã được công bố, thư viện của khoa/trường, các tạp chí khoa học, từ thông tin thu thập được từ thầy cô và bạn bè, địa phương về các vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài.
Quan sát thực địa bằng mắt thường, sử dụng máy ảnh, sổ nhật ký 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý, thống kê trên máy tính bằng Word và Excel .
- Từ kết quả phân tích mẫu kết hợp với khảo sát thực tế để đưa ra kết luận về các thành phần môi trường. So sánh với QCVN để đưa ra những kết luận về chất lượng môi trường nước khu vực xung quanh trang trại chăn nuôi lợn ông Vũ Ngọc Toàn.
3.3.5. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá
Thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu khảo sát được. Xử lý các số liệu và đánh giá vấn đề dựa trên các khía cạnh về môi trường và kinh tế. Từ đó đề xuất những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại trang Trại chăn nuôi lợn tạ xã Hòa Mạc – Văn Bàn – Lào Cai.
3.3.6. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu
Địa điểm vị trí lấy mẫu
- Mẫu 1: Nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý.
Vị trí: Được lấy từ đường dẫn đằng sau chuồng lợn.
- Mẫu 2: Nước thải sau khi đã qua xử lý hầm biogas.
Vị trí: Sau bể biogas.
- Mẫu 3: Nước thải sau khi xử lý
Vị trí: Nước được lấy từ ao sinh học tại trang trại
Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải chăn nuôi được thực hiện theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải chăn nuôi được quy định tại phụ lục 3.
Các mẫu nước được lấy từ ao nuôi cá và mẫu nước thải tại trang trại để phân tích.
Các mẫu nước mặt được lấy ở độ sâu 20 cm bằng dụng cụ lấy mẫu nước mặt chuyên dụng. Các chỉ tiêu điều tra được tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm Viện chuyển .
Các giá trị pH, hàm lượng oxy hòa tan (DO) được đo bằng máy pH/DO/Metter điện cực thủy tinh. Nhu cầu oxy hóa học (COD) được phân
tích theo phương chuẩn độ K2Cr2O7 với muối Mohn. NO3- được phân tích theo phương pháp Cataldo, sử dụng máy so màu UV/VIS tại bước sóng 420nm. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) được phân tích theo công thức:
BOD5 (ml) = COD.80%
Chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước được xác định bằng phương pháp trực tiếp: Lọc 100 ml mẫu nước qua giấy lọc cellulose acetate có đường kính của lỗ lọc 0,45m đã biết trước trọng lượng. Sau đó mang giấy lọc sấy khô ở 1050C cho đến khi trọng lượng giấy không đổi, lấy giấy để nguội trong bình hút ẩm, sau đó đem cân.
Tính kết quả: SS (mg/l) = (Ws – Wd) * 1000/V Trong đó:
Wd: Trọng lượng ban đầu của giấy lọc (mg).
Ws: Trọng lượng giấy lọc và mẫu trên giấy lọc sau khi sấy 1050C (mg).
V: Thể tích mẫu nước đem lọc (ml).
1000: Hệ số ml đổi ra lít.
Phương pháp bảo quản mẫu
Bảng 3.1. Phương pháp bảo quản mẫu STT Chỉ tiêu Phương pháp bảo
quản Dụng cụ đựng mẫu
01 pH Giữ ở 40C Chai thủy tinh
02 BOD Cho H2SO4 để pH = 2 Chai thủy tinh 03 COD Xác định tại chỗ Chai thủy tinh
04 DO X Chai thủy tinh tránh ánh sáng
05 Coliform Giữ ở 4oC Chai polime 06 Tổng N Cho H2SO4 để pH =< 2 Chai polime 07 Tổng P Cho H2SO4 để pH < 2 Chai polime 08 Pb Cho H2SO4 để pH < 2 Chai polime 09 Cd Cho H2SO4 để pH < 2 Chai polime
10 As Giữ ở 40C Chai thủy tinh
PHẦN 4