Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh Giá Công Tác Kê Khai Đăng Ký QSD Đất Tại Xã Thanh Văn, Huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội Năm 2018 (Trang 40 - 49)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Thu nhập bình quân đầu người của xã là 36,2 triệu đồng/người/năm.

- Người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp: trong đó chăn nuôi chiếm 77% thu nhập, số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã luôn đúng top đầu của huyện: lợn 22.000 con, gia cầm 88.000 con, cao điểm đàn lợn 30.000 con, gia cầm 1,4 triệu con.

Ngành trồng trọt: Chủ yếu là trồng lúa: Diện tích lúa của xã 450 ha, những năm gần đây diện tích lúa bị thu hẹp do thi công dự án sông Tích và nhân dân tự chuyển đổi sang trồng trọt, chăn nuôi.

Hoa màu: Chủ yếu trồng các loại rau, sắn (gần 30ha), lạc (20ha).

Ngành trồng cây ăn quả: Đây là lợi thế của xã khi thổ nhưỡng, khí hậu cho các loại quả ngon hơn thị trường như bưởi, ổi… Diện tích cây ăn quả của xã gần 200 ha, trong đó bưởi 40 ha, ổi 15 ha, ngoài ra còn có mít, táo, dứa…

Địa phương còn giữ được diện tích cây dâu tằm cho thu quả (khoảng 7 ha) tuy nhiên đang bị thu hẹp diện tích do giá trị thấp.

Ngành trồng chè: Diện tích chè của xã 36 ha, diện tích có xu hướng giảm do giá cả bếp bênh, cần nhiều lao động.

Xã có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

Các ngành sản xuất kinh doanh: Trong xã không có khu công nghiệp, không có làng nghề, các ngành sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ.

Toàn xã có gần 800 cơ sở sản xuất kinh doanh (Điều tra kinh tế 2017).

4.1.2.2. Xã hội

- Dân số năm 2017, tổng số có 2854hộ; 10.342 nhân khẩu.

- Năm 2019 toàn xã còn 61 hộ nghèo, cận nghèo 112 hộ, tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế chưa đạt chỉ tiêu được giao, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội thấp.

- Số hộ công nghiệp-thương mại,dịch vụ hộ khác: 648 hộ, chiếm 22,71%. Mật độ dân số: 389 người/km2; quy mô hộ bình quân 4 - 5 người/hộ.

- Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 0.71%.

- Thành phần dân tộc: Dân tộc Kinh: 7.715 người chiếm 74,6 % dân số.

Dân tộc khác: 2627 người chiếm 25.4 % dân số.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông:

Hệ thống đường bộ trên toàn xã đã và đang được hoàn thiện và đồng bộ, hơn nữa đã có đường bê tông vào đến tận nhà dân, đường xá đi lại thuận lợi với các xã xung quanh giúp thúc đẩy kinh tế phát triển.

* Điện

Hiện trạng xã có 11 trạm biến áp, có 2602 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn.

* Thông tin và truyền thông:

- Trên địa bàn xã có 1 bưu điện và 01 điểm dịch vụ về internet.

- Số lượng điểm phục vụ bưu chính viễn thông: 06 trạm phát sóng đạt tiêu chuẩn.

- Xã có đài truyền thanh và 100% xóm có hệ thống loa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành.

4.1.2.3. Y tế và giáo dục

* Y tế:

Toàn xã có 01 trạm y tế nằm ở trung tâm xã với đầy đủ trang thiêt bị y tế, đội ngũ y bác sỹ có tay nghề và chuyên môn cao, mỗi thôn bản đều có y tế thôn bản góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ bà con trong xã.

* Giáo dục:

Hiện nay ắ trường học đó đạt chuẩn quốc gia mức độ I ( Mầm non, 02 trường Tiểu học), còn Trung học cơ sở chưa đạt. Tuy vậy các trường vẫn còn thiếu cơ sở vầt chất cho dạy và học cụ thể:

- Trường tiểu học 1+2:

+ Cơ sở vật chất còn thiếu khác: 01 nhà làm việc + Số phòng học đã có 20 , (số phòng thiếu 2 ) + Số phòng chức năng đã có 09 , số còn thiếu 03

- Trường Trung học cơ sở:

+ Số phòng học đã có 12 nền phòng học của 07 lớp đã xuống cấp + Số phòng chức năng đã có 05 , (số còn thiếu 03)

+ Số diện tích sân chơi đã có 981 m2, số còn thiếu 0 m2.

+ Cơ sở vật chất còn thiếu khác (Phòng họp tổ bộ môn, phòng truyền thống, hoạt động Đoàn, Đội).

Đến năm 2020 nâng cấp, tu sửa các cơ sở vật chất còn thiếu trong các nhà trường, từng bước sửa chữa, nâng cấp trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Bảng 4.1. Kết quả thực hiện của dự án

KẾT QUẢ KKĐK GCN 2 XÃ THANH VĂN –THANH OAI-HA NOI VA XÃ THANH MAI –THANH OAI-HA NOI

STT Đơn vị hành chính

Tuần 4 (từ ngày 18 đến ngày 24) Tháng 2 Số

hộ

Giao

đất Đăng ký

Số hồ sơ đvị đã lập

Số HS cần lập

Hồ sơ bàn giao xã Hồ sơ bàn giao huyện Số

lượng Số thửa

Ngày bàn giao

Hồ sơ đã xét

Kết quả xét đủ đk

Chưa đủ đk

Số

lượng Ngày bàn giao

I Xã Thanh Mai 1995 1813 1446 1446 1446 2923 1446 653 793 653 Nông nghiệp 961 xong 899 508 508 508 1985 508 361 147 361

1 Phú Quý 396 xong 374 198 198 198 760 31/10/2016 198 63 135 63 23/05/2018 2 Khang Ninh 279 xong 256 173 173 173 685 31/10/2016 173 165 8 165 27/08/2017 3 Phúc Lộc 286 xong 269 137 137 137 540 31/10/2016 137 133 4 133 20/12/2018

Đất ở 1034 914 938 938 938 938 938 292 646 292

1 Phú Quý 419 xong 386 361 361 361 361 31/10/2016 361 125 236 125 23/05/2018 2 Khang Ninh 305 xong 259 305 305 305 305 31/10/2016 305 87 218 87 23/05/2018 3 Phúc Lộc 310 xong 269 272 272 272 272 31/10/2016 272 80 192 80 23/05/

2018

II Xã Thanh Thùy 2034 1898 1807 1807 1807 5087 152 104 48

Nông nghiệp 1017 949 820 820 820 4100 70 41 29

1 Xãm 01 137 xong 136 105 105 105 525 15/08/2017 28/05/2018

2 Xãm 02 88 xong 82 64 64 64 320 15/08/2017 28/05/2018

3 Xãm 03 91 xong 88 67 67 67 335 15/08/2017 28/05/2018

4 Xãm 04 128 xong 124 109 109 109 545 15/08/2017

5 Xãm 05 79 xong 75 70 70 70 350 15/08/2017 70 41 29 28/05/2018

6 Xãm 06 91 xong 81 70 70 70 350 15/08/2017

7 Xãm 07 30 xong 28 26 26 26 130 15/08/2017

8 Xãm 08 149 xong 131 117 117 117 585 15/08/2017

9 Xãm 09 102 xong 94 84 84 84 420 15/08/2017

10 Xãm 10 122 xong 110 108 108 108 540 15/08/2017

Đất ở 1017 949 987 987 987 987

1 Xãm 01 137 xong 136 123 123 123 123 15/08/2017 100 100 23 28/05/2018

2 Xãm 02 88 xong 82 86 86 86 86 15/08/2017 80 80 6 28/05/2018

3 Xãm 03 91 xong 88 97 97 97 97 15/08/2017 88 88 9 28/05/2018

4 Xãm 04 128 xong 124 123 123 123 123 15/08/2017 105 105 18 28/05/2018

5 Xãm 05 79 xong 75 82 82 82 82 15/08/2017 63 63 19 28/05/2018

6 Xãm 06 91 xong 81 91 91 91 91 15/08/2017 78 78 13 28/05/2018

7 Xãm 07 30 xong 28 33 33 33 33 15/08/2017 33 33 0 28/05/2018

8 Xãm 08 149 xong 131 142 142 142 142 15/08/2017

9 Xãm 09 102 xong 94 98 98 98 98 15/08/2017

10 Xãm 10 122 xong 110 112 112 112 112 15/08/2017

Nguồn: Công ty cổ phần Tài nguyên – Môi trường biển

Các phương pháp và những giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng khi thi công - Công tác chuẩn bị:

Liên hệ triển khai công tác cấp GCNQSD đất tới UBND xã, phối hợp cùng địa phương tuyên truyền phổ biến kế hoạch cấp mới, cấp lại GCN của nhà nước nhằm giúp cho người sử dụng đất thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, tạo cơ sở pháp lý cho họ yên tâm quản lý và sử dụng đất.

Tiến hành thu thập hồ sơ pháp lý và các giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác kê khai.

Chuẩn bị các tài liệu như bảng thống kê diện tích, bản đồ địa chính, bản đồ cấp giấy...

- Công tác kê khai đăng ký cấp giấy CNQSDĐ:

Tiến hành lập bảng so sánh giữa bản đồ cấp giấy trước đây với bản đồ địa chính. Sau đó tiến hành phân loại hồ sơ cấp mới, cấp đổi và thực hiện công tác hướng dẫn kê khai xuống từng thôn xóm trên phạm vi toàn xã.

Trong quá trình thực hiện hướng dẫn kê khai, đơn vị thi công luôn kết hợp với các cấp chính quyền địa phương. Trước khi thực hiện công tác hướng dẫn kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở mỗi thôn xóm, việc liên hệ triển khai với cán bộ địa phương và với người sử dụng đất luôn được trú trọng. Toàn bộ các thửa đất được các chủ sử dụng tự nhận và xác định một cách chính xác trước sự chứng kiến của cán bộ thôn xóm. Sau khi các chủ sử dụng nhận được hết các thửa đất của mình hiện đang sử dụng. Thì đơn vị thi công mới kết hợp với tài liệu đó đối chiếu theo bản đồ cấp giấy và tiến hành hướng dẫn lập hồ sơ chi tiết đến từng chủ sử dụng.

Đối với từng loại hồ sơ cấp mới, cấp lại, cấp đổi đều được phân loại và hướng dẫn kê khai đầy đủ đúng trình tự theo quy trình cấp giấy.

Giải pháp về kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất:

* Cấp mới GCN

- Cấp mỗi một thửa đất một giấy CN; trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản cùng một xã, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó hoặc theo mục đích sử dụng từng nhóm đất mà cấp mới chung giấy.

* Cấp đổi GCN

- Áp dụng nguyên tắc cấp giấy CN quy định tại điều 3 nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ là cấp giấy CN cho từng thửa đất, như vậy đối với giấy CN đó cấp trước đây một thửa một giấy CN thì nay cấp đổi lại giấy CN theo mẫu quy định mới; đối với giấy CN đó cấp trước đây cấp chung một giấy cho nhiều thửa đất thì nay cấp đổi mỗi thửa một giấy CN theo mẫu mới. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản tại cùng một xã đã được cấp giấy CN mà có yêu cầu thì được cấp đổi thành một giấy CN chung cho các thửa đất đó hoặc theo mục đích sử dụng từng nhóm đất mà cấp đổi chung giấy.

Giải pháp về thực hiện xét duyệt đơn:

- Việc xét duyệt đơn đăng ký quyền sử dụng đất ở cấp xã do Hội đồng đăng ký đất đai xã tổ chức xét duyệt.

- Việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đất đai tại cấp thành phố do Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ thực hiện.

Công đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

- Công tác chuẩn bị (bước 1): Bao gồm Lập kế hoạch thực hiện, Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở

dữ liệu địa chính, Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc.

- Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng (bước 2):

+ Bản đồ địa chính hoặc các loại tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết, sơ đồ, trích đo địa chính);

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

+ Bản lưu Giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập;

+ Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi;

+ Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính;

+ Ưu tiên lựa chọn loại tài liệu có thời gian lập gần nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất;

+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính.

+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địa chính và bản lưu Giấy chứng nhận. Trường hợp bản lưu giấy chứng nhận không có đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi Giấy chứng nhận đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật;

+ Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính bao gồm: Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính);

+ Các loại bản đồ khác, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây thì được xem xét lựa chọn để bổ sung vào kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số.

- Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có (bước 3):

+ Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Công Tác Kê Khai Đăng Ký QSD Đất Tại Xã Thanh Văn, Huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội Năm 2018 (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)