PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát tình hình cơ bản của xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý
Việt Thuận là một xã thuộc huyện Vũ Thư, nằm sát Sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Châu Thổ Sông Hồng cách thành phố Thái Bình khoảng 6km. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 841,96 ha, với dân số 9.237 khẩu, mật độ dân số là 1.097 người/km2 và được chia thành 12 xóm. Có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp với xã Vũ Vân và xã Vũ Vinh.
- Phía Tây giáp xã Vũ Đoài.
- Phía Nam giáp sông Hồng bên kia sông là xã Xuân Châu-huyện Xuân Trường-tỉnh Nam Định.
- Phía Bắc giáp xã Vũ Hội 4.1.1.2. Khí hậu
* Khí hậu: Là một xã nằm ở phía bắc huyện Vũ Thư , chịu ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Trong năm khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt nên rất thuận lợi cho xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, bền vững.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình về mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau khoảng 20oC, thời điểm lạnh nhất là tháng 1, 2 có nhiệt độ khoảng từ 8oC – 13oC, đặc biệt có thời điểm rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống đến 3oC. Từ tháng 4 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình khoảng 20oC, tháng 6 – 7 có nhiệt độ trung bình từ 28oC – 29oC.
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa hằng năm khoảng 1642mm, phân bố không đồng đều được chia thành 2 mùa:
+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 05 – 10, chiếm 83,5% tổng lượng mưa cả năm.
+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 – 04 năm sau, chiếm 16,8% tổng lượng mưa cả năm.
+ Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình 84,83%, độ ẩm trung bình cao nhất 90% vào tháng 05, độ ẩm trung bình thấp nhất 30% - 60% vào tháng 12.
+ Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là gió mùa đông bắc vào mùa đông và gió nam các mùa còn lại.
4.1.1.3. Thủy văn
Địa bàn xã bị chia cắt bởi hệ thống các khe suối quanh co, với đặc điểm là nước cạn về mùa đông, sẵn nước về mùa hè nhưng do địa hình hẹp nên dễ gây ra lũ nhanh có cường độ lớn.
Hệ thống sông ngòi dày đặc nên đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới tiêu của người dân cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.4. Đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng
- Địa hình: Việt Thuận là một xã có địa bàn đa dạng, địa hình bằng phẳng với độ cao 9m so với mặt nước biển
- Thổ nhưỡng: Nhìn chung đất đai phù hợp với nhiều loại cây ngắn ngày và dài ngày (lúa, ngô, khoai, sắn, ….)
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
- Là một xã có địa hình bằng phẳng và độ dốc thấp cộng với tính chất khí hậu, độ ẩm cao, mưa nhiều tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Hiện nay, trên địa bàn xã có 580,90 ha chiếm 68,99% tổng diện tích tự nhiên.
4.1.1.6. Tài nguyên đất đai
- Diện tích tự nhiên của xã là 841,96 ha trong đó:
+ Đất nông nghiệp : 580,90 ha
+ Đất phi nông nghiệp : 261,06 ha + Đất ở tại nông thôn : 82,80ha + Đất chưa sử dụng: 0 ha
4.1.1.7. Đánh giá thuận lợi và khó khăn từ điều kiện tự nhiên của xã
Thuận lợi: xã Việt Thuận có thuận lợi về điều kiện tự nhiên giúp người dân có thể phát triển về kinh tế nông nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ và nghành nghề để nâng cao đời sống kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Khó khăn: trình độ dân trí trong dân nhìn chung còn chưa đồng đều, vì vậy còn có nhiều khó khăn cho việc nâng cao tốc độ phát triển kinh tế và hiệu quả công tác , cần phải thực hiện đồng bộ chính xác hơn nữa để tăng cường hiệu quả của việc đầu tư các dự án, chính sách góp phần ổn định đời sống cho nhân dân.
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 4.1.2.1. Dân số, lao động
Toàn xã có 9.237 khẩu
Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 89%, sản xuất kinh doanh chiếm 8%, dịch vụ chiếm 3%.
Lực lượng lao động của xã hằng năm vẫn đang được bổ sung thêm có nghĩa là gánh nặng trong giải quyết việc làm cho người lao động xã tăng lên.
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
* Cơ sở hạ tầng.
- Về xây dựng cơ bản: Các công trình xây dựng cơ bản như trường học, trạm xá, các công trình phụ được xây dựng đáp ứng được yêu cầu của người dân.
- Trường học bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đã được xây dựng khang trang
- Trạm y tế xã đã đạt tiêu chuẩn quốc gia về nông thôn mới.
* Hệ thống giao thông.
Nhìn chung hệ thống giao thông cơ bản ổn định
* Hệ thống thông tin liên lạc.
Do xã hội ngày càng phát triển nên hệ thống thông tin liên lạc là một phần không thể thiếu được của bà con nhân dân trong xã. Nhờ hệ thống thông tin thông suốt từ xã đến thôn đã thực hiện công tác tuyên truyền những đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương đến tận người dân. Từ đó, góp phần nâng cao dân trí và phục vụ kịp thời cho các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn, cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức kiểm tra, xét công nhận gia đình văn hóa.
* Hệ thống thủy lợi.
Xã có kênh mương đã được kiên cố hóa 3,5Km, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu, các hoạt động sản xuất của bà con
* Mạng lưới điện.
Toàn xã có 9 trạm biến áp, Mỗi trạm 100KVA. Hiện nay toàn xã mới có 100% hộ sử dụng điện
4.2.2.3. Văn hóa, giáo dục, y tế
* Văn hóa.
Nhà văn hóa được xây dựng 9/9 thôn
* Giáo dục.
Trường học bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đã được xây dựng khang trang, nhưng về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu.
*Y tế.
Toàn xã có 1 trạm y tế với đội ngũ cán bộ y tế, cộng tác viên được tăng cường, đến nay trạm được xây dựng kiên cố, khang trang.
4.1.3 Tình hình quản lý đất đai của xã Việt Thuận 4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai của xã
* Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành
Sau khi Luật đất đai 2013 và các văn bản dưới luật có hiệu lực, UBND tổ chức triển khai mở các lớp tập huấn cho cán bộ và tuyên truyền cho nhân dân dưới nhiều hình thức như tổ chức các buổi phát thanh qua hệ thống loa truyền thanh liên xóm, thông báo cá điều kiện và thủ tục và giấy tờ trên bảng thông báo tại văn phòng UBND xã và tại nhà văn hóa các thôn, dần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.
Tổ chức và quản lý có hiệu quả tủ sách pháp luật, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân trong xã, trong đó có việc tìm hiểu pháp luật về đất đai.
4.1.3.2.Xác định địa giới hành chính, phối hợp lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT của Chủ tích Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) xã đã phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Thư hoàn thành việc hoạch định địa giới hành chính. Hồ sơ, kết quả được lưu trữ quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật.
4.2.1.3.Công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Đây là nội dung rất quan trọng việc xét, cấp GCNQSD đất. Hiện tại, xã đã thành lập xong bản đồ địa chính tỷ lệ 1/5000. Qua các kỳ kiểm kê đất đai (2005, 2010) xã đã lập xong bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/5000 làm cơ sở cho việc quản lý cũng như định hướng sử dụng đất tại địa phương.
4.2.1.4.Công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất đã được lập cho năm 2010, là cơ sở và hành lang pháp lý quan trọng trong công tác quản lý đất đai, lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử
dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và theo pháp luật. Tuy nhiên, do như cầu phát triển kinh tế - xã hội nên quy hoạch cũ đã không còn phù hợp nữa, đòi hỏi phải có quy hoạch sử dụng đất mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương..
4.2.1.5.Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Công tác giao đất theo Nghị định 64/NĐ – CP của Chính phủ đã được triển khai trên địa bàn xã theo đúng trình tự và thủ tục quy định, tiến hành giao đất ổn định cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tạo điều kiện cho người dân yên tâm đầu tư sả xuất, kinh doanh.
4.2.1.6. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng đang sử dụng đất. Căn cứ vào đơn đăng ký, xã đã lập Hội đồng xét duyệt và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp,lâm nghiệp và đất ở.
4.2.1.7.Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Được sử chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, công tác thống kê, kiểm kê đất đai của xã trong thời gian qua được thực hiện khá tốt, làm cơ sở đánh giá tình hình biến động, quản lý, sử dụng đất đai của địa phương trong từng năm và giai đoạn.
4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai tại xã Việt Thuận
Theo số liệu kiểm kê đất đai hàng năm 2018 tại xã Việt Thuận, diện tích đất đai toàn xã là 841,96 ha, cơ cấu diện tích các loại đất được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Việt Thuận năm 2018
STT Loại Đất
Mã
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 841,96 100
1 Đất Nông Nghiệp NNP 580,90 68,99
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 436,35 51,83 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 369,95 43,94
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 326,30 38,75
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 46,64 5,19
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 66,40 7,89
1.2. Đất nuôi trồng thủy sản NTS 136,85 16,25
1.3 Đất nông nghiệp khác NKH 7,70 0,91
2 Đất phi nông nghiệp PNN 261,06 31,01
2.1 Đất ở OCT 82,80 9,83
2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 82,80 9,83
2.2 Đất chuyên dùng CDG 128,63 15,28
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 1,78 0,21
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 3,03 0,36
2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK 6,89 0,82
2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 116,93 13,89
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 4,98 0,59
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 1,87 0,22
2.5 Đất làm nghĩa trang NTD 13,60 1,62
2.6 Đất sông ngòi kênh rạch SON 28,68 3,41
2.7 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,51 0,06
3 Đất chưa sử dụng CSD 0 0
(Nguồn: UBND Việt Thuận).[8]
Qua bảng 4.1 cho thấy:
Tổng diện tích đất tự nhiên cúa xã Việt Thuận là 841,96 ha, được phân bổ cho các mục đích sử dụng đất sau:
* Đất nông nghiệp: 580,90 ha chiếm 68,99% diện tích đất tự nhiên - Đất sản xuất nông nghiệp: 436,35 ha chiếm 51,83%
+ Đất trồng cây hàng năm: 369,95 ha chiếm 43,94%
+ Đất trồng cây lâu năm: 66,40 ha chiếm 5,19%
- Đất nuôi trồng thủy sản: 136,85 ha chiếm 16,25%
- Đất nông nghiệp khác: 7,70 ha chiếm 0,09%
* Đất phi nông nghiệp: 261,06 ha chiếm 31,01 % diện tích đất tự nhiên - Đất ở: 82,80 ha chiếm 9,83%
- Đất chuyện dùng: 128,63 ha chiếm 15,28%
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 1,78 ha chiếm 0,21%
+ Đất quốc phòng: 3,03 ha chiếm 0,36%
+ Đất sx, kinh doanh phi nông nghiệp: 6,89 ha chiếm 0,82%
+ Đất có mục đích công cộng: 116,93 ha chiếm 13,89%
- Đất cơ sở tôn giáo: 4,98 ha chiếm 0,59%
- Đất cơ sở tín ngưỡng: 1,87 ha chiếm 0,22%
- Đất làm nghĩa trang: 13,60 ha chiếm 1,62%
- Đất sông ngòi, kênh rạch: 28,68 ha chiếm 3,41%
- Đất phi nông nghiệp khác: 0,51 ha chiếm 0,065