Vai trò của tiếng động trong phát thanh 4.2. Vai trò của âm nhạc trong phát thanh Khảo sát công chúng

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ sử dụng trong báo phát thanh (Trang 31 - 40)

Chương 1. Cơ sở lý luận của báo phát thanh và ngôn ngữ trong báo phát thanh

4.1. Vai trò của tiếng động trong phát thanh 4.2. Vai trò của âm nhạc trong phát thanh Khảo sát công chúng

4.1.1.Khái niệm tiếng động

Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được phát ra trong quá trình vận động và phát triển của con người và vạn vật hoặc là những âm thanh mô phỏng tiếng động tự nhiên được nhà báo ghi âm sử dụng trong tác phẩm phát thanh làm tăng hiệu quả thông tin của mỗi một tác phẩm,chương trình phát thanh.

4.1.2.Phân loại

4.1.2.1. Dạng tiếng động phân chia theo nguồn gốc, xuất xứ

Dựa theo tiêu chí về nguồn gốc,xuất xứ có thể phân chia thành tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo:

- Tiếng động tự nhiên: gồm tiếng xe cộ, tiếng sóng, tiếng máy chạy, tiếng gió mưa, tiếng động vật, tiếng chợ búa ồn ào, tiếng vỗ tay, tiếng reo hò, tiếng bước chân người qua lại, công trường…Tiếng động tự nhiên thường được thu kèm ý kiến phát biểu của các nhân chứng hoặc lời dẫn của phóng viên, biên tập viên thực hiện tại hiện trường.

- Tiếng động nhân tạo: là tiếng động do con người tạo ra bằng cách mô phỏng tiếng động tự nhiên

Ví dụ như huýt sáo để tạo tiếng chim hót,tạo tiếng vó ngựa bằng cách lấy hai gáo dừa khô gõ vào nhau hay lấy ống nước thổi vào thau nước để mô tả tiếng nước sôi…

4.1.2.2. Dạng tiếng động được phân chia theo cách thức sử dụng tiếng động

của nhà báo

Theo tiêu chí này,tiếng động được phân chia thành hai dạng tiếng động đồng thời và tiếng động độc lập:

-Tiếng động đồng thời là dạng tiếng động được xuất hiện đồng thời cùng với các thành tố âm thanh khác như lời nói của phóng viên,lời nói của nhân vật hoặc xuất hiện đồng thời với âm nhạc.

Ví dụ : trong chuyên mục phát thanh “ Giờ cao điểm ”, xuyên suốt chương trình lời của của các nhân vật trò chuyện với nhau trên nền tiếng động đường phố, tiếng động cơ xe máy, tiếng còi xe, …

- Tiếng động độc lập là tiếng động xuất hiện trong tác phẩm một cách riêng biệt, không đi liền với bất kỳ một thành tố âm thanh nào khác.

4.1.3. Khảo sát thực trạng sử dụng tiếng động trong ba chương trình phát thanh

Trong ba chương trình phát thanh được khảo sát, cả ba chương trình không sử dụng tiếng động xuất hiện đầu chương trình mà xuất hiện từ giữa chương trình dưới hình thức trải dài theo lời dẫn của phóng viên và lời nói của nhân chứng và chỉ có 1 chương trình sử dụng tiếng động ngay từ đầu tác phẩm.

Chúng ta có thể nhận thấy rõ tiếng động thường xuất hiện nhiều ở phần giữa nội dung của tác phẩm,giúp cho người nghe dễ dàng cảm nhận được nội dung,cũng như dòng chảy của câu chuyện mà mỗi một tác giả muốn truyền đạt thông qua tác phẩm của mình.Tuy nhiên có thể thấy được rằng,tác giả của mỗi một chương trình phát thanh nêu trên đã thực sự sử dụng tiếng động một cách tinh tế và hợp lý phù hợp với nội dung của mỗi một tác phẩm.Tiếng động cũng được sử dụng một cách sinh động từ đó không gây nhàm chán cho người nghe.

4.1.4. Vai trò của tiếng động của các chương trình phát thanh

Như chúng ta đã biết, đặc trưng cơ bản, đồng thời cũng là phương thức tác động duy nhất của phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói. tiếng động, âm nhạc) tác dụng vào thính giác của đối tượng tiếp nhận.

Nói cách khác lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc, tiếng động phong phú là những phương tiện phát thanh tạo ra hơi thở và nhịp điệu của cuộc sống. Tiếng động trong các chương trình phát thanh tạo ra hơi thở và nhịp điệu của cuộc

sống. Tiếng động còn có giá trị thông tin làm tăng tính chân thật, xác thực để thông qua đó, người nghe có thể xác định được không gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự kiện.

Ví dụ: Trong khi phát thanh thông tin về tin tức giao thông trong chuyên mục “ Giờ cao điểm ”,mặc dù khán giả không trực tiếp được chứng kiến, tham dự hoạt động giao thông đang diễn ra nhưng nghe tiếng động từ hiện trường như tiếng xe cộ qua lại, tiếng người nói, đã có thể thông báo cho thính giả biết về không khí, bối cảnh của sự kiện đang diễn ra. Đồng thời, tiếng động được ghi kèm với những phát biểu của các nhân chứng đã làm tăng tính khách quan, chân thật, xác thực đối với bạn nghe đài về sự kiện giao thông đang xảy ra.

Trong các chương trình phát thanh, tiếng động tự nhiên thường được sử dụng nhiều hơn tiếng động nhân tạo. Vì khi thực hiện một bản tin, một bài viết hay một phỏng vấn thu thanh, những biểu hiện của tiếng động tự nhiên thường được thu kèm theo ý kiến phát biểu của lãnh đạo hoặc đại diện một ngành, đoàn thể hay một người dân bình thường nào đó. Ưu điểm của kiểu tiếng động này là mang giá trị thông tin trực tiếp, tăng tính chân thật, xác thực để thông qua đó người nghe có thể xác định được không gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sự việc. Đồng thời, tiếng động cũng giúp thính giả nhận biết, mở rộng phạm vi quan sát, tăng cường hiểu biết.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, tiếng động tự nhiên cũng có những hạn chế nhất định nếu phóng viên không biết sử dụng một cách chính xác sẽ khiến cho chương trình bị hẫng. Tiếng gió, mưa, tiếng chợ búa ồn ào hay tiếng máy chạy, tiếng bước chân đi kèm với lời phát biểu của nhân chứng hay lời dẫn của phóng viên nếu để quá to hoặc thời lượng ghi kèm dài sẽ làm cho chương trình bị rối, giảm hiệu quả, người nghe khó tiếp nhận thông tin. Thính giả sẽ khó xác định được người đang nói là ai và họ đang nói về vấn đề gì.

Phát thanh luôn cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới mẻ nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Đài phát thanh đã đưa tin ngay trong ngày hoặc chậm lắm là “ ngày hôm qua” diễn ra sự kiện. Trong đó tiếng động được sử dụng hợp lý trong các bản tin hoặc bài viết sẽ làm tăng hiệu quả chất lượng thông tin mà phát thanh truyền tải tới công chúng ở thời điểm phát ngay sau đó. Với những chương trình phát thanh trực tiếp, ngoài lời nói của phát thanh viên hoặc biên tập viên, tiếng động

được ghi kèm với những phát biểu của các nhân chứng, các vị lãnh đạo đã tạo cho thính giả tâm lí nghe mà thấy, tưởng tượng ra sự kiện một cách chân thực và sinh động nhất, họ có cảm giác như đang được chứng kiến sự kiện. Với các sự kiện, hiện tượng xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội, tâm lí của khán giả không chỉ muốn biết sự kiện đó diễn ra ở đâu, khi nào mà cái họ cần là sự khách quan, chân thật của sự kiện do phát thanh truyền tải, nhờ có sử dụng tiếng động hiện trường.

Việc sử dụng tiếng động trong các chương trình phát thanh được phát hàng ngày, hàng giờ trên sóng phát thanh đã thực sự hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều thính giả. Cùng với việc kết hợp sử dụng tiếng động từ hiện trường như tiếng tàu xe, tiếng xào xạc của lá cây…người nghe được tham gia phát biểu, nêu lên những quan điểm chính kiến của mình về cuộc sống thực. Điều đó đã thổi vào đời sống phát thanh một luồng sinh khí mới đầy sức sống, khách quan, chân thực và quan trọng nhất là đã tạo ra quan niệm mới về phát thanh hiện đại.

Như vậy, tiếng động được sử dụng trong các chương trình phát thanh là tương đối phù hợp với tâm lý tiếp nhận của người nghe. Khác với báo in và truyền hình , báo phát thanh, thính giả không có khả năng nhìn được bằng mắt và tiếp nhận thông tin qua thính giác. Do đó phát thanh ngoài sự thể hiện một loại hình báo chí có khả năng thông tin thời sự nhanh nhất, nhạy bén nhất, còn nhờ có tiếng động đã giúp cho thính giả có cảm giác “nghe” mà “thấy” Sự sinh động, kì diệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói được truyền qua làn sóng phát thanh đã từng được thính giả toàn thế giới đón nhận một cách nồng nhiệt.

Tóm lại việc sử dụng tiếng động trong các chương trình phát thanh có thể đem lại cảm giác gần gũi, thân mật, đáp ứng nhu cầu mong tìm được sự mới mẻ, chính xác, đa dạng của thông tin đối với thính giả.

Đối với người nghe, cụ thể là thính giả nhờ có sử dụng tiếng động trong các chương trình phát thanh mà giá trị thông tin đối với họ được tăng lên rất nhiều. Cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động có thể gợi lên ở thính giả những tình cảm vui, buồn, xúc động, thương cảm hay phẫn nộ trước những sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống.

4.2. Vai trò của âm nhạc trong phát thanh

Đặc trưng của báo phát thanh chính là việc công chúng tiếp nhận sản

phẩm báo chí bằng thính giác. Đây là phương thức tiếp cận công chúng duy nhất của phát thành vì vậy bên cạnh những lợi thế nó cũng trở thành hạn chế của loại hình báo chí này. Nếu người nghe phải nghe những thông tin liên tiếp, được bố trí dày đặc sẽ dễ tạo ra sự mệt mỏi, ức chế. Như thế, có nghĩa là hiệu quả tiếp nhận thông tin sẽ bị giảm. Trong quá trình tiếp nhận, thính giả cần phải được giải trí một cách hợp lý, đúng lúc để tạo cảm giác thư thái, thoải mái. Khai thác được lợi thế của âm nhạc trong các chương trình của phát thanh sẽ giúp phát thanh thu hút được công chúng đến với mình nhiều hơn. Điều này cũng chứng to vì sao trong các chương trình phát thành, âm nhạc lại có một vai trò đặc biệt quan trọng. Âm nhạc làm dịu bớt đi những căng thẳng hàng ngày, âm nhạc mang lại cho con người sự hưng phấn, tác động mạnh mẽ vào tâm lý tạo sự thư giãn để tiếp nhận thông tin nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Âm nhạc không chỉ có chức năng giải trí đơn thuần, không chỉ là cách mà các nhà làm phát thanh giúp độc giả thư giãn mà nó còn có thể tạo ra không khí thông tin và được coi là yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả thông tin. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi âm nhạc là thế mạnh thứ hai trong phát thanh sau tin tức ( Phát thanh = tin tức + âm nhạc). Hiện nay, khi áp lực công việc ngày càng nặng nề, nhiều nước trên thế giới trong chương trình phát thanh đã dành nhiều dung lượng âm nhạc hơn sau đó mới đến lời nói.

Âm nhạc trên sóng phát thanh không chỉ là những chương trình ca nhạc, nhạc không lời còn được sử dụng dưới các dạng sau:

+ Nhạc hiệu: Ngay những phút đầu tiên khi chương trình mới bắt đầu, chỉ cần nghe những khúc nhạc hiệu dạo đầu nhạc chương trình, người nghe đài sẽ phân biệt được chương trình này với chương trình khác, Đài này với Đài khác, tạo nên thói quen tiếp nhận thông tin cho công chúng. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, trên thế giới có hàng ngàn đài phát thanh với hàng vạn chương trình, nhạc hiệu càng trở nên cần thiết. Nó được sử dụng như một thông báo chính thức và nhạc hiệu được lựa chọn phù hợp với nội dung mỗi chương trình, dễ nghe dễ nhớ, gây ấn tượng mạnh và ngắn để tạo nên tâm lý thoải mái tích cực trong quá trình nghe, cảm nhận thông tin của công chúng.

Ví dụ: 17h hàng ngày trước khi bắt đầu chương trình “ Giờ cao điểm”, tiếng nhạc nền đặc trưng của chương trình cùng với lời xướng : Chương trình

“Giờ cao điểm” phát trên kênh VOV Giao thông, 91Mhz như một thông báo

chính thức, giúp thính giả nhận biết được chương trình nào sẽ diễn ra.

+ Nhạc xen, nhạc cắt: thực hiện chức năng phân cách chương trình thành các phần độc lập với chức năng giống như những đường kẻ trên mặt báo in. Mặt khác, nhạc xen, nhạc cắt còn có ý nghĩa tạo ra một sự nghỉ ngơi tích cực đối với người nghe đài.

Ví dụ: Trong chương trình “ Giờ cao điểm ”, tiếng nhạc xen sẽ phân cách “ Bản tin 91” với chuyên mục “ VOV Giao thông ” và “ Bản tin chuyển động chính sách ”.

Bên cạnh đó, xuyên suốt các bản tin, đó là tiếng nhạc quảng cáo tạo sự thư giãn nghỉ ngơi tích cực đối với người nghe đài khi phải tiếp nhận thông tin liên tục.

+ Nhạc nền: là những bản nhạc không lời có chủ đề liên quan tới nội dung tác phẩm. Nhạc nền có tác dụng hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng của bài viết.

Ví dụ: Trong chương trình “ Hẹn hò radio ”, tiếng nhạc không lời nhẹ nhàng, du dương trải dài suốt cuộc trò chuyện của phát thanh viên và thính giả , giúp những câu chuyện cảm xúc hơn.

Âm nhạc là một phần không thể thiếu đối với báo chí phát thanh, âm nhạc là một trong ba bộ phận cấu thành nên phương thức tác động duy nhất của báo chí phát thanh là sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói- âm nhạc và tiếng động) tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận.

Khảo sát công chúng :

Mục đích

Khảo sát nhằm nghiên cứu công chúng về ngôn từ của kênh VOV Giao Thông. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển theo hướng phù hợp hơn về việc sử dụng ngôn từ trên báo phát thanh.

Tiến hành khảo sát

Trong kỉ nguyên số hiện nay, sự bùng nổ thông tin và sự đa dạng, phong phú trong phương thức truyền tin đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu tiếp cận thông tin của mỗi cá nhân.

Nhóm đã thực hiện việc nghiên cứu công chúng trong môi trường truyền thông số, nhận diện các vấn đề đặt ra và từ đó đề xuất giải pháp và mô hình phát triển của ngôn từ và cách thức phát triển của kênh VOV Giao Thông để phù hợp và thu hút hơn nhiều đối tượng khán giả

Nội dung khảo sát

- Đối tượng khảo sát:

+ Các nhóm sinh viên bao gồm: năm thứ nhất, năm hai, năm ba, năm tư, sinh viên đã ra trường...trong khu vực Cầu Giấy

+ Các tài xế xe ô tô, taxi, xe máy tại khu vực xung quanh Cầu Giấy

+ Nhân viên văn phòng

+ Shipper giao hàng, giao đồ ăn ( grab, gojek, now, baemin…)

- Địa điểm khảo sát: Dựa trên cơ sở là sự thuận lợi và quen thuộc đối với việc học tập và sinh hoạt của sinh viên, chúng em đưa ra bốn phương án để khảo sát về các địa điểm nghe đài phát thanh là:

+ Tại nhà riêng

+ Tại trường và các câu lạc bộ

+ Trên xe bus và trên đường

+ Quán hàng ( quán ăn, quán cafe, quán quần áo..)

-Kết quả khảo sát: Qua cuộc khảo sát thì so với các kênh khác, VOV Giao thông là kênh thu hút được tỷ lệ lớn lượng thính giả nghe. Điều đó chứng tỏ đây là một kênh phát thanh tin cậy, cả ba nhóm sinh viên năm của trường Học viện báo chí và tuyên truyền địa điểm được đa số sinh viên dùng để nghe các chương trình phát thanh là tại nhà. Cụ thể, sinh viên năm thứ nhất có tỉ lệ 84.5%, sinh viên năm thứ 3 chiếm 84.9%,sinh viên năm thứ 5 chiếm 92%.

Một đặc điểm rất dễ nhận thấy trong bảng thống kê là tỉ lệ nhóm sinh viên nam nghe ít hơn so với tỉ lệ nhóm sinh viên nữ.

- Thời gian nghe: Thời điểm thường nghe thường vào các giờ cao điểm giao thông chiếm tỉ lệ là 65.5 %; 30 % lúc rảnh rỗi; 5 % lúc đợi chờ tàu xe và tham gia giao thông.

- Nhận xét của khán giả về ngôn từ trong chương trình :

+ Anh Huy - một tài xế xe taxi chia sẻ : “ Anh thường xuyên nghe các chương trình của kênh VOV Giao thông, đặc biệt là lúc lái xe. Trong các giờ cao điểm đây là phương tiện không thể thiếu của người dân và tài xế, giúp anh biết được chỗ nào đang tắc để tránh. Anh thấy ngôn từ trên kênh khá là phù hợp, ngắn gọn, xúc tích và chuyên nghiệp, truyền tải đầy đủ và dễ hiểu các thông tin khán giả cần.

+ Bạn Thảo - sinh viên khoa Phát thanh truyền hình, Học viện báo chí: “VOV Giao thông không những là một kênh phát thanh có ngôn từ phù hợp với nhiều đối tượng khán giả với nhiều chương trình khác nhau, mà còn là kênh thông tin hữu hiệu và kịp thời chuyển tải những thông tin về hoạt động của ngành giao thông thành phố, góp phần nâng cao ý thức và tương tác với người dân ngày một tốt hơn. Em thường xuyên nghe các chương trình và các số về chương trình FM Sức khỏe thực sự rất hay”

+ Thảo Ly - nhân viên văn phòng : “ Mình thường theo dõi chương trình Hẹn hò Radio, và mình cũng có đăng kí tham gia làm nhân vật được kết nối. Là một thính giả yêu thích của chương trình VOV Giao thông mình cảm thấy ngôn từ của chương trình khá là gần gũi, thân thiện và vui vẻ, đặc biệt có sự tương tác khá là cao với khán giả nữa”.

+ “Sau khi mình đưa con đi học qua thì thấy có nhịp đèn tín hiệu giao

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ sử dụng trong báo phát thanh (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w