Kết quả thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Nam Dần

Một phần của tài liệu Áp Dụng Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Cho Đàn Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Trại Lợn Nam Dần (Trang 47 - 55)

Phần 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN

4.4. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn Nam Dần

4.4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn nái.

Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng là một trong những khâu rất quan trọng, làm tốt công tác này thì đàn gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như: quét dọn chuồng trại hàng ngày, khơi thông cống rãnh, phun thuốc sát trùng bề mặt chuồng trại, làm cỏ, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi lại giữa các dãy chuồng.

Công nhân đi làm hay kỹ sư, khách tham quan đều phải sát trùng kỹ trước khi vào khu vực chuồng nuôi. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng định kỳ, pha với tỷ lệ 1/400.

Bảng 4.7. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Công việc Lần/tuần Số tuần Kết quả (lần)

Phun sát trùng 7 22 154

Rắc vôi chuồng 2 22 44

Quét mạng nhện 1 22 22

Vệ sinh hố, bể sát trùng 1 22 22

Từ kết quả bảng 4.7 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng, phun sát trùng, rắc vôi chuồng, quét mạng nhện, vệ sinh hố, bể sát trùng sẽ được thực hiện đinh kì theo các tuần và trong thời gian thực tập tại trại em đã thực hiện được. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại, được phun định kỳ 7 lần/tuần, rắc vôi chuồng đinh kì 2 lần/tuần, vệ sinh hố, bể sát trùng và

quét mạng nhện 1 lần trên/tuần. Nếu trại có tình hình nhiễm dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng lên hàng ngày. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.4.2. Thực hiện biệp pháp phòng bệnh bằng vắc xin

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì công việc tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn gia súc phải được thực hiện một cách tích cực. Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác, các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt.

Quy trình tiêm phòng vắc xin, phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho trại lợn nái được trình bày ở bảng 4.8 em thấy.

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn con.

Tiêm phòng vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin chỉ có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn ở trạng thái lợn khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mãn tính khác, tạo được miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Bảng 4.8. Kết quả phòng vắc xin cho trại lợn nái

Loại

lợn Thời điểm Phòng bệnh

Vắc xin/

thuốc/chế phẩm

Đường đưa thuốc

Liều lượng (ml/con)

Số lượng

(con)

Kết quả (An toàn) Số

lượng (con)

Tỷ lệ (%)

Lợn con

2 ngày Thiếu sắt Iron –

dextran 20% Tiêm 1 1733 1733 100 3 ngày Cầu

trùng Toltrazuril Uống 1 1733 1733 100

Lợn hậu bị

24 tuần tuổi Tai xanh PRRS Tiêm

bắp 2 50 50 100

25, 29 tuần

tuổi Khô thai Parvo Tiêm

bắp 2 50 50 100

26 tuần tuổi Dịch tả Coglapest Tiêm

bắp 2 50 50 100

27, 30 tuần

tuổi Giả dại Begonia Tiêm

bắp 2 50 50 100

28 tuần tuổi LMLM CAVac FMD

Tiêm

bắp 2 50 50 100

Lợn nái sinh

sản

10 tuần chửa Dịch tả Coglapest Tiêm

bắp 2 150 150 100

12 tuần chửa LMLM CAVac FMD

Tiêm

bắp 2 150 150 100

Kết quả bảng 4.8 em thấy:

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn con.

Tiêm phòng vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin chỉ có hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn

ở trạng thái lợn khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mãn tính khác, tạo được miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

4.4.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại cơ sở thực tập Để đánh giá tình hình mắc các bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại, em theo dõi trên tổng số 90 nái. Kết quả theo dõi trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.9. Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại STT Tên bệnh

Số nái theo dõi

(con)

Số nái mắc (con)

Tỷ lệ mắc (%) 1 Viêm tử cung

153

08 5,22

2 Viêm vú 02 1,3

3 Hội chứng khó đẻ 05 3,3

4 Bại liệt sau khi đẻ 04 2,61

Tổng 153 19 12,4 Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Đàn lợn nái của trại thường mắc một số bệnh như: Viêm tử cung, viêm vú, khó đẻ. Trong đó bệnh viêm tử cung là cao nhất.

Trong tổng số 153 nái thì có 08 con mắc bệnh chiếm 5,22%.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [16], tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái nuôi tại vùng đồng bằng Bắc bộ là nhỏ hơn 2%. Như vậy, so với kết quả này, thì kết quả theo dõi của em có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao hơn kết quả thông báo của tác giả. Theo em sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt thời tiết không thuận lợi. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái.

Mặt khác, tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung tại trại cao là do trong các trường hợp lợn đẻ khó, cán bộ kỹ thuật áp dụng dùng biện pháp can thiệp bằng

tay, không đúng kỹ thuật gây tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung tăng lên.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm vú chiếm 1,3% theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.

Lợn mắc hội chứng khó đẻ với tỷ lệ 3,3% trong tổng số 153 nái theo dõi.

Do điều kiện nuôi dưỡng, thể trạng con mẹ quá gầy hoắc quá béo, do thai ngược và do kế phát từ trong quá trình mang thai mà sử dụng một số loại kháng sinh không an toàn với lợn nái có chửa dẫn tới hiện tượng đẻ khó.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh bại liệt chiếm 2,61% theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh là do dinh dưỡng trong quá trình mang thai chưa cung cấp đủ, cơ thể lợn mẹ gầy yếu thiếu hụt lượng canxi trong cơ thế dẫn đến bại liệt sau khi đẻ.

4.4.4. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại cơ sở thực tập

Trong quá trình thực tập em đã tham gia chẩn đoán và điều trị một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại trại được thể hiện qua bảng 4.10.

Kết quả bảng 4.10 cho thấy kết quả điều trị bệnh đường sinh sản của phác đồ điều trị bệnh là khá cao.

Bệnh viêm tử cung

Điều trị 08 con lợn mắc bệnh thì có 07 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 5 - 7 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 87,5%.

Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ra mủ, không có mùi thối, lên giống trở lại.

Qua bảng trên ta thấy sử dụng thuốc Amoxisol LA để điều trị bệnh viêm tử cung của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao.

Bảng 4.10. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở thực tập Tên

bệnh Tên thuốc, liều lượng sử dụng

Số nái điều

trị (Con)

Số nái khỏi (Con)

Tỷ lệ (%)

Thời gian điều trị (ngày)

Viêm tử cung

- Thụt rửa tử cung bằng

dung dịch iod 1,5 ml/1 lít nước sạch, ngày 1 lần.

- Amoxisol- La: 1 ml/10 kg TT. Tiêm bắp, cách ngày tiêm 1 lần.

- Anagin-C: 1 ml/10 kgTT/ngày. Tiêm bắp.

- Oxytoxin: 2 ml/con/ngày

-Butavit 100: 2,5-10 ml/con/ngày. Tiêm bắp ngày 1 lần.

08 07 87,5 5 -7

Viêm vú

- V250(bactan): 1 ml/12-17 kg TT. Tiêm bắp cách 2 ngày tiêm 1lần.

- Anagin-C: 1 ml/10 kgTT/ngày. Tiêm bắp.

-Butavit: 2,5-10ml/con/ngày. Tiêm bắp ngày 1 lần.

02 02 100 3 – 5

Hội chứng đẻ khó

- Oxytocin: 2 ml/con

- can thiệp, thụt rửa bằng iod 1,5 ml/ 1 lít nước sạch.

- Amoxisol LA: 1 ml/10 kg TT. Tiêm bắp cách 1 ngày tiêm 1 lần.

-Có thể can thiệp thêm biện pháp ngoại khoa

05 05 100 2 – 5

Bại liệt sau khi đẻ

- Chống bại liệt kết hợp với ade khoáng trộn vào thức ăn 1kg/200kg thức ăn.

- Amoxisol-LA: 1 ml/10 kg TT. Tiêm bắp cách 1 ngày tiêm 1 lần chống kế phát.

- Calphon-Forte: 20-30ml/50-100kgTT.

Tiêm bắp, dưới da hay tĩnh mạch

- Anagin-C: 1 ml/10 kgTT/ngày. Tiêm bắp.

04 03 75,0 10 -15

Bệnh viêm vú

Điều trị 2 con lợn mắc bệnh thì có 2 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 3 - 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, vú không sưng, chảy máu, cho con bú bình thường.

Qua bảng trên ta thấy sử dụng thuốc V250 (bactam) để điều trị bệnh viêm vú của lợn cho hiệu quả điều trị bệnh cao là loại kháng sinh thế hệ mới rất an toàn với lợn nái.

Hội chứng khó đẻ

Điều trị 5 con lợn mắc bệnh thì có 5 con khỏi bệnh sau thời gian điều trị là 2 – 5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

- Ở hội chứng đẻ khó: dùng thuốc Oxytocin, trường hợp không có kết quả can thiệp bằng tay để lấy thai ra. Sau khi can thiệp xong, cần thụt rửa âm đạo bằng Biodine, tiêm Amoxisol LA và thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C, ADE - B complex, Catosal… cho tỷ lệ khỏi bệnh 100%, thời gian điều trị 2 ngày.

Do phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, dùng thuốc kháng sinh phổ rộng cùng với công tác chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chính vì vậy kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái đạt tỷ lệ tương đối cao, an toàn, không ảnh hưởng đến khả sinh trưởng cũng như sinh sản của lợn ở các lứa tiếp theo.

Bệnh bại liệt sau khi đẻ tỷ lệ điều trị khỏi 75,0%.

Dựa trên kết quả điều trị em khuyến cáo nên dùng thuốc Amoxisol LA và V250 điều trị cho lợn mắc bệnh sinh sản sẽ cho hiệu lực điều trị cao.

4.4.5. Kết quả thực hiện một số công tác khác trong thời gian thực tập tại cơ sở Trong thời gian thực tập tại cơ sở việc theo dõi chăm sóc nuôi dưỡng, chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nái sinh sản. Em còn tham gia một số công tác khác kết quả được trình bài ở bảng 4.11.

Kết quả bảng 4.11 có thể thấy trong thời gian thực tập ngoài việc tập trung thực hiện chuyên đề còn tham gia vào các công tác khác phục vụ kỹ thuật tại trại. Chẩn đoán và điều trị hội cứng tiêu chảy ở lợn con tỷ lệ khỏi đạt 95%, bệnh viêm đường hô hấp điều trị tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100% và bệnh viêm khớp điều trị

tỷ lệ khỏi đạt 28,57%. Ngoài ra tôi còn tham gia các hoạt động đỡ đẻ cho lợn 98%, tiêm Iron – dextran 20% cho lợn con, thiến lợn đực con, phối giống và sử lý lợn héc ni kết quả thực hiền trong suốt quá trình thực tập kết quả thực hiện đạt an toàn 100%.

Bảng 4.11. Kết quả thực hiện một số công việc khác trong thời gian thực tập

STT Nội dung công việc

Số lượng

(con)

Kết quả (an toàn/khỏi) Số lượng

(con) Tỷ lệ (%)

1. Điều trị bệnh Khỏi

1.1. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con 100 95 95

1.2. Bệnh viêm đường hô hấp 10 10 100

1.3 Bệnh viêm khớp 7 2 28,57

2. Chăm sóc lợn An toàn

2.1. Đỡ đẻ cho lợn 1736 1699 97,8

2.2. Tiêm iron – dextran 20% cho lợn con 800 800 100

2.3. Xử lý lợn héc ni 5 5 100

2.4. Thiến lợn đực con 570 570 100

2.5. Phối giống 40 37 9,25

Qua những công việc trên đã giúp em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc lợn con cũng như nâng cao tay nghề về các thao tác kỹ thuật trên lợn con, đồng thời giúp em mạnh dạn hơn, tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành tốt công việc được giao.

Phần 5

Một phần của tài liệu Áp Dụng Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Cho Đàn Lợn Nái Sinh Sản Nuôi Tại Trại Lợn Nam Dần (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)